Kết quả điều tra vụ rơi trực thăng chở Tổng thống Iran vẫn bỏ ngỏ câu hỏi lớn nhất
Dù loại trừ hành vi phá hoại, các nhà điều tra Iran vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra vụ tai nạn máy bay trực thăng khiến Tổng thống Ebrahim Raisi thiệt mạng.
Lực lượng cứu hộ chuyển thi thể nạn nhân tại hiện trường vụ rơi trực thăng chở Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ở tỉnh Đông Azerbaijan, ngày 20/5/2024. AFP/TTXVN
Đài truyền hình nhà nước Iran IRIB ngày 29/5 đưa tin rằng các nhà điều tra Iran vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra vụ tai nạn máy bay trực thăng khiến Tổng thống Ebrahim Raisi thiệt mạng, dù đã loại trừ hành vi phá hoại.
Chiếc trực thăng Bell 212 do Mỹ sản xuất chở Tổng thống Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amir-Abdollahian đã bị rơi hôm 19/5 tại tỉnh Đông Azerbaijan của Iran, khiến toàn bộ người trên máy bay thiệt mạng. Bộ Tổng tham mưu quân đội Iran đã được giao nhiệm vụ điều tra nguyên nhân.
Tuyên bố của Bộ Tổng tham mưu cho biết: “Một vụ nổ – có thể xảy ra do [hành động] phá hoại trong chuyến bay hoặc vài giây trước khi va chạm với sườn đồi – đã bị loại trừ”.
Video đang HOT
Quân đội Iran cho biết thêm, sau khi kiểm tra các tài liệu và hồ sơ liên quan đến chuyên cơ của tổng thống, “không tìm thấy khiếm khuyết nào có thể ảnh hưởng đến vụ tai nạn về mặt sửa chữa và bảo trì”. Tương tự như vậy, trọng lượng của trực thăng khi cất cánh nằm “trong giới hạn cho phép”.
Theo báo cáo, chiếc trực thăng chở tổng thống đã liên lạc lần cuối với hai máy bay còn lại trong nhóm 69 giây trước khi xảy ra vụ tai nạn và không gửi tín hiệu khẩn cấp. Trục trặc với bộ đàm cũng đã được loại trừ, vì hai chiếc trực thăng còn lại vẫn tiếp tục liên lạc. Ngoài ra, các nhà điều tra cũng “không tìm thấy dấu vết của chiến tranh điện tử” trong những mảnh xác của chiếc máy bay chở tổng thống.
Theo Bộ Tổng tham mưu quân đội Iran, nguyên nhân vụ việc vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, báo cáo của họ lưu ý rằng điều kiện thời tiết dọc đường trở về “cần được điều tra thêm”, dựa trên các tài liệu mới nhất cũng như lời khai của các phi công và người đi trên những chiếc trực thăng hộ tống.
Tổng thống Raisi đã được chôn cất hôm 23/5 tại quê nhà, thành phố linh thiêng Mahshad. Chính phủ Iran thông báo cuộc bầu cử người kế nhiệm ông sẽ được tổ chức vào 28/6. Trong khi đó, Phó Tổng thống Mohammad Mokhber đã lên nắm vị trí quyền tổng thống, với sự ủng hộ của Lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei.
Quá trình đăng ký ứng cử viên sẽ bắt đầu vào ngày 30/5 và kéo dài đến 3/6. Theo báo cáo, những người tranh cử sẽ được Hội đồng Giám hộ, một cơ quan gồm 12 thành viên là các giáo sĩ và luật gia, xem xét. Chiến dịch tranh cử dự kiến diễn ra từ ngày 12/6 đến ngày 27/6.
Trước đó, hôm 24/5, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Iran đã công bố những phát hiện sơ bộ về cuộc điều tra vụ tai nạn máy bay trực thăng khiến Tổng thống Ebrahim Raisi và phái đoàn của ông thiệt mạng. Theo kết quả điều tra sơ bộ, một ủy ban điều tra chuyên môn đã đến hiện trường một ngày sau vụ tai nạn chết người và không tìm thấy dấu hiệu nào về vết đạn hoặc tác nhân tương tự trong đống đổ nát. Các nhà điều tra xác định rằng chiếc máy bay đã bốc cháy sau khi rơi xuống đất.
Báo cáo khẳng định, chiếc trực thăng chở Tổng thống Raisi không đi chệch khỏi đường bay đã chỉ định. Khoảng một phút rưỡi trước khi vụ tai nạn xảy ra, phi công đã liên lạc với hai trực thăng khác trong nhóm trực thăng hộ tống, và cơ quan điều tra không tìm thấy điều gì đáng ngờ trong cuộc trò chuyện giữa tổ bay và người điều phối. Bản báo cáo cũng nói rằng thời tiết bất lợi “sương mù và nhiệt độ thấp” đã gây khó khăn cho các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ.
Trước đó, một ngày sau vụ tai nạn, Hãng thông tấn IRNA của Iran hôm 20/5 đưa tin chiếc trực thăng chở Tổng thống Raisi bị rơi “do trục trặc kỹ thuật”. Tuy nhiên, cơ quan này không nêu rõ thông tin chi tiết về sự cố.
Đông đảo người dân Iran đưa tang Tổng thống Ebrahim Raisi
Ngày 22/5, Lãnh tụ Tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei đã chủ trì tang lễ Tổng thống Ebrahim Raisi cùng đoàn tháp tùng tử nạn trong vụ rơi máy bay trực thăng tại tỉnh Đông Azerbaijan ngày 19/5 vừa qua.
Đông đảo người dân Iran đã đổ ra các tuyến đường ở thủ đô Tehran để tham dự lễ đưa tang nhà lãnh đạo đất nước.
Người dân tại Tehran, Iran thương tiếc cố Tổng thống Ebrahim Raisi và đoàn tháp tùng tử nạn trong vụ rơi máy bay trực thăng. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Cùng với các quan chức hàng đầu, ông Khamenei đã cầu nguyện cho 8 người thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng, trong đó có cả Ngoại trưởng Hossein Amir-Abdollahian. Ông Khamenei bày tỏ tiếc thương cố Tổng thống Raisi - "một nhân cách nổi bật, một người anh em tốt, một quan chức có năng lực, chân thành và nghiêm túc".
Theo hãng thông tấn IRNA, quyền Tổng thống Iran, Mohammad Mokhber, sau đó đã tiếp người đứng đầu và đại diện các nước ở Trung Đông, Bắc Phi, châu Á và châu Âu đến dự tang lễ.
Tổng thống Tunisia Kais Saied và Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad al-Thani đã tham dự lễ tang vào buổi chiều cùng ngày, cùng với đại diện của khoảng 60 quốc gia khác. Đáng chú ý, Ngoại trưởng Ai Cập, Sameh Shoukry, cũng có mặt tại buổi lễ. Ông Sameh Shoukry là Ngoại trưởng Ai Cập đầu tiên đến thăm Tehran kể từ cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979.
Các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) không có đại diện tham dự lễ tang trong khi một số nước không phải thành viên EU như Belarus và Serbia cử đại diện tham dự. Ngoài ra, thủ lĩnh của phong trào Hồi giáo Hamas, Ismail Haniyeh và phó thủ lĩnh của nhóm chiến binh Hezbollah ở Liban, Naim Qassem, cũng đã đến đưa tang nhà lãnh đạo Iran.
Trong diễn biến liên quan, theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, cùng ngày 22/5, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), ông Rafael Grossi, cho biết các cuộc đàm phán giữa cơ quan này và Iran về việc cải thiện hợp tác song phương hiện đang bị gián đoạn. Người đứng đầu IAEA cho hay cơ quan này đã lên kế hoạch tiếp tục các cuộc thảo luận kỹ thuật với Iran nhưng hoạt động này vẫn chưa thể diễn ra sau vụ tai nạn máy bay trực thăng cuối tuần trước khiến Tổng thống và Ngoại trưởng Iran thiệt mạng. Ông Rafael Grossi nêu rõ IAEA tôn trọng thời gian quốc tang 5 ngày tại Iran đồng thời bày tỏ hy vọng tình trạng gián đoạn đàm phán hiện nay sẽ kết thúc trong vài ngày tới.
IAEA đang nỗ lực tăng cường giám sát hoạt động hạt nhân của Iran trong bối cảnh chương trình làm giàu uranium của nước này đang tiến triển. Iran đang làm giàu uranium với mức độ tinh khiết 60%. Uranium được làm giàu với mức độ tinh khiết 90% có thể sử dụng để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Tổng thống Putin nói Nga sẽ làm mọi thứ để phát triển quan hệ với Iran Hôm 21/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu Chủ tịch Duma Quốc gia Vyacheslav Volodin truyền đạt tới giới lãnh đạo Iran rằng ông kỳ vọng mối quan hệ Nga - Iran sẽ tiếp tục phát triển như hiện nay. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP/TTXVN "Về phần mình, chúng ta sẽ làm mọi cách để đảm bảo mối quan...