Kết quả benchmark sơ bộ của GTX Titan
Sau sự ra mắt đình đám của GTX Titan, có vẻ rất nhiều chuyên trang công nghệ hiện đang sốt sắng muốn thử xem “cân lượng” của mẫu VGA này có xứng với ngôi vương dành cho card đơn nhân nhanh nhất. Đồng thời nhiều người cũng muốn kiểm chứng những nhận định cho rằng Titan thừa sức hạ bệ GTX 690. Chỉ 3 ngày sau khi NVIDIA công bố Titan, hàng loạt bài review cùng kết quả benchmark đã được công bố. Trong bài viết này, mời bạn đọc điểm qua những kết quả và đánh giá sơ bộ đến từ Maximumpc.
Nhắc lại một chút về cấu tạo của Titan, NVIDIA đã mượn tên (và một phần công nghệ xử lí) từ siêu máy tính Titan của Mỹ để đặt tên cho VGA mới nhất của mình. Mang trong mình sức mạnh của 2688 core CUDA – 7.1 tỉ transistor và được trang bị băng thông nhớ khủng 384-bit cùng với bộ nhớ VRAM lên đến 6GB GDDR5, hiệu năng của Titan mặc định đứng trong top đầu các sản phẩm trên thị trường vi xử lí đồ họa nói chung, không chỉ gói gọn trong phạm vi các sản phẩm của NVIDIA. Tuy nhiên việc có cùng mức giá 999$ với người anh em GTX 690 khiến nhiều người phân vân không biết dụng ý của NVIDIA là gì. Một số còn cho rằng với những công nghệ đời mới Titan được trang bị, việc có hiệu năng đánh bật được cả GTX 690 – bất chấp việc có ít hơn một nhân xử lí không phải là điều bất khả thi. Điều này có đúng hay không, chỉ có thực nghiệm mới có thể trả lời.
Các đối thủ được đưa vào thử nghiệm bao gồm GTX 680(đã OC tối đa) và 690 đến từ cùng lò NVIDIA. Về phía AMD, do hiện tại AMD vẫn chưa có động thái nào để bứt ra khỏi dòng HD 7000, có vẻ HD 7970 vẫn sẽ là đấu thủ nặng ký nhất của hãng này trong khoảng thời gian tới. Khởi đầu bằng một card 7970 đã OC của ASUS, do gặp một số trục trặc khi benchmark, mẫu VGA của ASUS đã được thay thế bằng một phiên bản với xung mặc định. Để bù đắp lực lượng, maximumpc đã quyết định bổ sung Devil 13, mẫu VGA hàng khủng chứa hai nhân HD 7970 đến từ Powercolor vào danh sách thi đấu. GTX Titan sẽ đấu với các đối thủ của mình theo ba hình thức :
single-card vs single-cardDual-card vs Dual-cardsingle-card Titan vs SLI vs CrossFireXCác bài test được thực hiện trên 3Dmark và một số tựa game nặng đô nhất hiện nay (đáng tiếc là vắng mặt BF3 và TES5:Skyrim?). Cấu hình thử nghiệm bao gồm Intel Core i7 3960X Extreme Edition, motherboard ASUS P9X79, RAM 16GB DDR3 1600 được cấp nguồn từ Thermaltake ToughPower 1050W. Cấu hình các game đều được đặt ở 2560×1600 4XAA (chạy trên Window 7 Ultimate). Và sau đây là kết quả:
Single-card Benchmark
Video đang HOT
Đáng tiếc dù đúng như mong đợi Titan thừa sức vượt mặt các card đơn nhân khác như GTX 680 (đã OC) hay ASUS HD 7970 trong hầu hết các bài test, có vẻ yêu cầu một VGA đơn nhân hạ bệ được các card hai nhân là điều quá khó khăn. Vị trí đứng đầu trong tất cả các kết quả test (in đậm) được chia đều cho GTX 690 và Delvil13. Tuy vậy, Titan không hoàn toàn làm chúng ta thất vọng khi vẫn đủ sức đánh bại được 2 GPU HD7970 của Devil13 trong một số bài test như trên Batmat:Arkham City hay Metro 2033 (Delvil13 gặp trục trặc với 3Dmark FireStrike test, bạn có thể thấy tác giả đánh ký hiệu * tại bài test này).
Dual-card Benchmark
Dù rằng kết quả có vẻ khả qua hơn khá nhiều cho Titan trong thể thức này, khi mà sản phẩm mới của NVIDIA đứng đầu trong khá nhiều trường hợp. Tuy nhiên cũng phải xét đến việc đó là do việc chạy CrossFire 2 card ASUS HD7970 gặp trục trặc trong khá nhiều trường hợp(?). Hơn nữa nhìn vào việc GTX 680 SLI vẫn đủ sức vượt lên trong 4 trường hợp với Heaven 4.0, Crysis 3, Hitman và Batman, nhóm tác giả cho rằng những ai đang sở hữu GTX 680 và có nhu cầu nâng cấp tốt hơn hết nên tiếp tục tậu thêm một chú GTX 680 khác thay vì cân nhắc Titan. Hoặc ít nhất là chờ đến khi bộ driver mới ra lò của Titan được cải thiện, vá lỗi đầy đủ hơn.
Titan vs SLI GTX 680 vs CrossFireX HD 7970
Dĩ nhiên không ai trông đợi vào việc Titan có thể thắng được trong bất kì bài test nào với cách bố trí này. Mục đích của phép thử này, theo như các tác giả cho biết, là để so sánh lợi ích về giá khi sử dụng giải pháp card đơn nhân được cho là nhanh nhất hiện nay như Titan – so với việc chạy song song 2 VGA có phần yếu hơn như GTX 680 và HD 7970 xung mặc định. Nhìn vào bảng so sánh khi mà Titan chỉ cho kết quả gần bằng 2 cấu hình còn lại trong một vài bài test, còn lại đều thua xa, có vẻ kết luận sẽ không được khả quan lắm cho chú khủng long mới nở này.
Tổng kết
Điều đầu tiên cần khẳng định lại là.. ngôi vương của GTX 690 vẫn chưa thể đến lúc đổi chủ, đặc biệt là khó mà rơi vào tay một mẫu card đơn nhân như Titan. Về mặt kỹ thuật, công sức của NVIDIA trong việc đưa kiến trúc GPU GK110 tiên tiến vào chuỗi cung cấp cho người dùng cuối, giúp cộng đồng gaming PC có điều kiện tiếp cận một giới hạn mới của các video card đơn nhân là rất đáng ghi nhận, nhưng chỉ vậy mà thôi. Về thực tế sử dụng, lợi thế của Titan so với 690 hiện vẫn sẽ chỉ dừng lại ở việc bộ khung nhỏ gọn sẽ giúp mẫu VGA mới này tiện lợi hơn để được sử dụng trong các case ATX hay SFF dành cho người dùng ưa thích sự ngăn nắp, gọn ghẽ. Các công ty chuyên xây dựng custom-PC phục vụ gaming sẽ có nhiều lựa chọn hơn với sự có mặt của Titan trong cùng phân khúc với GTX 690. Hơn nữa giờ đây với những áp lực dồn dập từ NVIDIA, chúng ta có quyền hi vọng AMD cũng sẽ có động thái để bứt lên khỏi dòng HD 7000 cũ kĩ của mình.
Trên đây mới chỉ là những kết quả sơ bộ từ maximum pc, bạn đọc có hứng thú tìm hiểu có thể tham khảo thêm các bài benchmark chi tiết hơn từ 2 chuyên trang nổi tiếng tomshardware và guru3d.
Theo Genk
Mỹ giữ chắc ngôi đầu về siêu máy tính
Từng bị Trung Quốc và Nhật vượt mặt trong cuộc đua về siêu máy tính (supercomputer), Mỹ đã "phục hận" bằng cỗ máy Sequoia và giờ tới lượt "gã khổng lồ" Titan tiếp tục củng cố vị trí số một.
Titan, được hãng Cray phát triển và đặt tại Trung tâm thí nghiệm quốc gia Oak Ridge của chính phủ Mỹ, đã đứng đầu trong danh sách 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới với tốc độ đáng nể: 17,59 petaflop, tức 17,59 triệu tỷ phép tính mỗi giây. Kỷ lục trước đó thuộc về Sequoia của IBM với 16,32 petaflop.
Siêu máy tính Titan của Mỹ.
Tốc độ này nhanh gấp 10 lần so với cỗ máy Jaguar, cũng do Cray xây dựng và từng đứng đầu Top 500 mới chỉ cách đây 3 năm. Tân vô địch được trang bị 560.640 bộ vi xử lý, trong số đó có 261.632 chip tăng tốc đồ họa của Nvidia, số còn lại là chip 16 nhân Opteron của AMD.
Bên cạnh đó, các hệ thống của Mỹ cũng chiếm một nửa (251) trong danh sách 500, còn châu Á có 122 siêu máy tính trong khi châu Âu chiếm 105.
Theo VNE
HTC One có điểm hiệu năng vượt trội Với chip Qualcomm Snapdragon 600, RAM 2 GB, smartphone mới của HTC có điểm hiệu năng cao 2,5 lần model tiền nhiệm One X năm ngoái, và qua mặt nhiều điện thoại Android 4 nhân khác. HTC One là chiếc smartphone nổi bật nhất hiện nay. Cùng với phần mềm Quadrant Benchmark, trong khi HTC One X đạt điểm test hiệu năng tổng...