Kết nối cộng đồng chung tay phòng chống tai nạn thương tích trẻ em
Đây là thông điệp đưa ra tại lễ phát động “ Kết nối cộng đồng chung tay phòng chống tai nạn thương tích trẻ em – Xây dựng cộng đồng an toàn” do Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì tổ chức.
Theo ghi nhận, mỗi năm trên địa bàn huyện Ba Vì có hàng trăm vụ tai nạn thương tích xảy ra. Tình hình tai nạn thương tích ở trẻ em trên địa bàn huyện diễn biến phức tạp, nhiều vụ tai nạn trẻ em đã xảy ra như đuối nước, tai nạn giao thông, ngã, bỏng, xúc vật cắn…
Nhằm giảm thiểu tỷ lệ mắc, tử vong do tai nạn thương tích trong giao thông, lao động sản xuất và sinh hoạt tại gia đình, nhà trường… bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người, thời gian qua, Ban Chỉ đạo phòng chống Tai nạn thương tích – Xây dựng cộng đồng an toàn huyện Ba Vì đã triển khai công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn để nâng cao nhận thức cho người dân, trẻ em và đặc biệt là triển khai thực hiện mô hình “Ngôi nhà an toàn”, “Trường học an toàn”, “Cộng đồng an toàn” nhằm loại bỏ các nguy cơ gây tai nạn thương tích trẻ em tại các gia đình, nhà trường và cộng đồng đã được huyện triển khai thực hiện.
Được biết, trong những năm qua, hoạt động phòng chống tai nạn thương tích trên địa bàn huyện Ba Vì đã được triển khai đa dạng dưới nhiều hình thức. Chẳng hạn, triển khai các hoạt động tuyên truyền, tổ chức các hội thi về phòng chống tai nạn thương tích…
Tiểu phẩm sơ cấp cứu tai nạn đuối nước tại lễ phát động. Ảnh: Khuất Duyên
Video đang HOT
Hàng năm, số trường hợp mắc tai nạn thương tích đã được khống chế. Tuy nhiên, tại Hà Nội, mỗi năm vẫn có khoảng 90.000 trường hợp mắc tai nạn thương tích, trong đó có gần 700 ca tử vong với những nguyên nhân khác nhau. 70% số ca tai nạn thương tích được sơ cấp cứu trước khi chuyển đến các cơ sở y tế.
Ngoài ra, tỷ lệ trẻ em mắc tai nạn thương tích vẫn còn cao. Chính vì vậy, để hạn chế mắc và tử vong do tai nạn thương tích thì cần phải có sự chung tay của tất cả các ban ngành và cộng đồng để giảm thiểu các nguy cơ gây tai nạn cho trẻ em.
Đáng chú ý, để tiếp tục duy trì các tiêu chí về cộng đồng an toàn, trong thời gian tới, Ban chỉ đạo phòng chống Tai nạn thương tích – Xây dựng cộng đồng an toàn huyện Ba Vì sẽ tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về công tác phòng chống tai nạn thương tích đặc biệt liên quan đến trẻ em.
Cùng với đó, phát hiện những nguy cơ gây tai nạn thương tích để kịp thời can thiệp và tổ chức tập huấn nâng cao năng lực và kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích trẻ em cho cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Triển khai nhân rộng các mô hình an toàn phòng chống tai nạn thương tích trẻ em đã phát huy hiệu quả.
Qua đó, xây dựng môi trường an toàn, các mô hình “Ngôi nhà an toàn”, “Trường học an toàn”, “Cộng đồng an toàn”… Từng bước kiểm soát tình hình tai nạn thương tích trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em trên địa bàn.
Khuất Duyên
Theo laodongthudo
Tăng cường các biện pháp phòng, chống đuối nước trẻ em
Ngày 21/3, Ủy ban quốc gia về trẻ em có công văn số 1123/UBQGTE gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống đuối nước trẻ em.
Công văn nêu rõ, trong quý I năm 2019 đã xảy ra liên tiếp các vụ đuối nước gây tử vong cho trẻ em tại một số địa phương. Ngày 21/3/2019, trong lúc ra tắm sông Đà, 8 học sinh trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã bị đuối nước tử vong thương tâm.
Dạy bơi cho trẻ em.
Trước tình hình trên, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH, cơ quan thường trực của Ủy ban quốc gia về trẻ em, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em nói chung và phòng, chống đuối nước trẻ em nói riêng.
Ủy ban quốc gia về trẻ em đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 16/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em.
Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về phòng, chống đuối nước trẻ em. Tuyên truyền, vận động gia đình thường xuyên quan tâm, giám sát trẻ em, đặc biệt trong mùa mưa bão và mùa nước nổi; chủ động đưa trẻ em đi học bơi, học kỹ năng an toàn trong môi trường nước; phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước trẻ em cho người dân và trẻ em.
Tiếp tục hướng dẫn triển khai thực hiện việc xây dựng Ngôi nhà an toàn, Trường học an toàn và Cộng đồng an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em nhằm loại bỏ các nguy cơ gây đuối nước cho trẻ em. Quan tâm hỗ trợ, trang bị cơ sở vật chất để dạy bơi cho trẻ em tại địa phương; đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên dạy bơi, dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước.
Tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn giao thông đường thủy, phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em tại cơ sở; xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm. Rà soát phát hiện kịp thời các khu vực thường xảy ra tai nạn đuối nước hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước để có biện pháp chủ động phòng ngừa, bảo đảm an toàn cho trẻ em, cụ thể như làm rào chắn, biển cảnh báo tại hố nước, hồ ao, sông ngòi, các khu vực nước sâu, nguy hiểm.
Xây dựng và triển khai cơ chế phôi hơp giữa các nganh, đoàn thể trong phòng, chống đuối nước cho trẻ em. Ngành giáo dục và đào tạo tăng cường phối hợp với cơ quan LĐ-TB&XH, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện tốt công tác quản lý trẻ em, đảm bảo an toàn cho trẻ em ở trường học, trong gia đình và cộng đồng.
VÂN KHÁNH
Theo baodansinh
Bố tạo ứng dụng điện thoại bắt con trả lời tin nhắn Ứng dụng của Nick Herbert (Anh) khóa màn hình điện thoại của trẻ cho đến khi chúng đọc và trả lời tin nhắn từ bố mẹ. Nick Herbert, 47 tuổi ở London (Anh) từng rất tức giận khi thấy con trai Ben 15 tuổi phớt lờ tin nhắn của mình. Để chấm dứt tình trạng này, năm 2017, anh bắt đầu sáng tạo...