Kết nối bốn vùng vịnh, đảo thu hút khách du lịch nghỉ dưỡng cao cấp
Chuyến hải trình 3 ngày 2 đêm đưa du khách đến những điểm chưa du thuyền nào đặt chân đến tại bốn vùng vịnh, đảo là Hạ Long, Bái Tử Long, Cô Tô, Vân Đồn vừa được Quảng Ninh ra mắt, với mục tiêu tạo dựng thêm nhiều trải nghiệm, thu hút cho dòng khách cao cấp.
Đưa Đà Lạt trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp
Hành trình qua 4 vùng di sản
Tính đến tháng 4/2024, lượng khách quốc tế đến Hạ Long (Quảng Ninh) đạt hơn 600.000 lượt, tăng hơn 300% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, Quảng Ninh có tên trên bản đồ tổ chức sự kiện của nhiều khách hàng cao cấp thế giới, trong đó có sự kiện gây tiếng vang như đám cưới của con tỷ phú Ấn Độ. Đây là tiền đề để địa phương tìm hướng thu hút khách quốc tế tới Hạ Long tổ chức các sự kiện đặc biệt.
Clip kết nối bốn vùng vịnh, đảo thu hút khách du lịch nghỉ dưỡng cao cấp:
“Hành trình di sản Hạ Long” được coi là một trong những hành trình mở đường cho xu thế này. Đây là hải trình đưa du khách qua bốn vùng di sản, khám phá hết các giá trị: Địa chất địa mạo, thẩm mỹ, văn hóa lịch sử, đa dạng sinh học… của bốn vùng vịnh biển và đảo là Hạ Long – Bái Tử Long – Cô Tô – Vân Đồn.
Theo Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh Nguyễn Huyền Anh, đây là hành trình mới trong kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch Quảng Ninh năm 2024. “Hành trình di sản Hạ Long” là sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, gắn với việc tôn vinh giá trị riêng biệt toàn cầu của di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long kết nối với vịnh Bái Tử Long.
Để thực hiện Hành trình di sản Hạ Long”, du thuyền Grand Pioneers – thuộc cặp đôi du thuyền lớn nhất Việt Nam ở thời điểm hiện tại, có tổng vốn đầu tư 35 triệu USD đã được đưa vào sử dụng.
“Hành trình di sản Hạ Long” sẽ giúp kết nối các vùng vịnh, đảo, tạo thêm nhiều trải nghiệm thu hút
khách quốc tế. Ảnh: L.S
Xuất phát từ cảng Tuần Châu, hải trình đi qua hết các điểm nổi tiếng đặc trưng của kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, như: Hòn Chó Đá, Hòn Gà Chọi, Hòn Đỉnh Hương, Đảo Titop, Hang Sửng Sốt, Hòn Đầu Người, Hang Trống, Vung Viêng, Ba Cửa, Vụng Hà, Cống Đỏ…
Các điểm dừng đáng chú ý khác là Hang Thiên Cảnh Sơn, Hòn Rồng, Cặp La, Trà Sản, Cống Đầm, Công viên Đá Xếp (bảo tàng địa chất ngoài trời tồn tại suốt 320 triệu năm), Vạn Giò, Ba Mắt và đảo Xương Rồng, nơi gắn biểu tượng đánh dấu ranh giới điểm cuối cùng của di sản thiên nhiên thế giới. Hải trình tiếp tục mở rộng xuống Bản Sen, Vân Đồn, Quan Lạn, Vườn Quốc gia Bái Tử Long và ngược lại.
Du khách ngắm vịnh Hạ Long trên tàu. Ảnh: L.S
Đặc biệt, đây cũng là chuyến hải trình đầu tiên đưa du khách đặt chân đến đảo Xương Rồng, nơi gắn biểu tượng đánh dấu ranh giới điểm cuối cùng của vịnh Hạ Long, khám phá 5/7 làng chài cổ trên vịnh, đặc biệt là điểm bắt đầu của chuyến tàu không số.
Video đang HOT
“Hành trình di sản Hạ Long” kéo dài ít nhất 3 ngày 2 đêm, chỉ thực hiện được trên cấp tàu lưu trú VR-SB và đạt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn và môi trường. Mỗi ngày tàu sẽ chạy hành trình tối thiểu từ 6-8 giờ (gấp 4 lần so với tour thông thường).
Theo bà Nguyễn Huyền Anh, hành trình này đúng định hướng của tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhằm phát triển vịnh Hạ Long – Bái Tử Long – Cô Tô – Vân Đồn, hướng tới các sản phẩm du lịch cao cấp, phát triển bền vững.
Du thuyền 6 sao đưa du khách khám phá “Hành trình di sản Hạ Long”. Ảnh: BTC
“Hành trình di sản Hạ Long” được kỳ vọng là làn gió mới trong xu hướng mới cho du lịch nghỉ dưỡng cao cấp trên vịnh, tăng tính quảng bá thu hút các thị trường khách du lịch cao cấp trong tương lai, giảm áp lực cho vùng lõi vịnh Hạ Long.
Trải nghiệm trên con tàu lớn nhất vịnh Hạ Long
Nằm kế bên di sản, vịnh Bái Tử Long nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ và tiềm năng du lịch lớn, giá trị văn hóa lịch sử phong phú, đa dạng, mang đến nhiều trải nghiệm cho du khách. Tuy nhiên, đối với khách quốc tế, Bái Tử Long vẫn là cái tên ít được biết đến so với vịnh Hạ Long.
Trải nghiệm du thuyền hạng sang trên vịnh Bái Tử Long. Ảnh: L.S
Ông Phạm Lê Hưng, Chủ tịch UBND TP Cẩm Phả cho biết, ý tưởng kết nối hai vịnh biển đẹp của Quảng Ninh đã có từ lâu, nhưng chưa làm được vì để khám phá cả cả bốn vùng vịnh sẽ cần hành trình dài. Không có các đội tàu chất lượng gắn với các sản phẩm du lịch trên vịnh, các doanh nghiệp sẽ rất khó thực hiện.
“Trước đây, nhắc đến Cẩm Phả, du khách chỉ nghĩ đến than. Dù Cẩm Phả giáp với vịnh Bái Tử Long, các hoạt động biển chủ yếu là kinh doanh nhỏ lẻ và phát triển nuôi biển. Ý tưởng kết nối các vùng vịnh biển trên hành trình di sản sẽ giúp du khách khám phá thêm nhiều vẻ đẹp riêng thiên nhiên, văn hóa của vịnh. Việc có những đội tàu lớn, chở được nhiều khách hơn, ngoài thăm vịnh sẽ có thêm những trải nghiệm trên tàu sẽ giúp đánh thức được tiềm năng du lịch của Cẩm Phả, Vân Đồn”, ông Hưng chia sẻ.
Ông Lương Thế Tuyên, Phó Tổng giám đốc Việt Thuận Group, đơn vị vận hành “Hành trình di sản Hạ Long” chia sẻ, ý tưởng cho chuyến hải trình đặc biệt này xuất phát từ chính nhu cầu của du khách và mong muốn khai thác hết tiềm năng du lịch của di sản.
“Vào những ngày cao điểm, tại điểm ngủ đêm trên vịnh Hạ Long có khoảng 200 du thuyền cùng hoạt động, nhưng mới chỉ khai thác hết 1/4 diện tích di sản. Còn 3/4 diện tích di sản du khách chưa được khám phá. Đối với các sản phẩm du lịch tập trung ở vùng lõi di sản, nếu khách mới đến lần đầu thì cảnh vật tuyệt đẹp. Nhưng đối với khách du lịch đến Hạ Long lần 2, lần 3 và nhiều hơn nữa, cần thêm nhiều trải nghiệm”, ông Tuyên chia sẻ.
Thị trấn Nhật Bản che tầm nhìn núi Phú Sĩ để ngăn quá tải du khách
Tuần này, chính quyền một thị trấn ở Nhật Bản đã hoàn tất việc lắp đặt một hàng rào lưới lớn nhằm chặn tầm nhìn ra núi Phú Sĩ, một động thái có chủ ý nhằm ngăn cản những du khách có hành vi chụp ảnh ngọn núi tại chỗ.
Người dân địa phương trong nhiều năm đã phàn nàn về việc du khách nước ngoài đến Fujikawaguchiko kèm theo việc xả rác, xâm phạm chỗ ở và vi phạm luật lệ giao thông để chụp được bức ảnh hoàn hảo về ngọn núi mang tính biểu tượng của Nhật Bản.
Vị trí được đề cập có tầm nhìn ra ngọn núi phủ tuyết lâu năm cao vút phía trên cửa hàng tiện lợi của Lawson. Người dân cho biết lượng lớn người đổ về đây thường đỗ xe trái phép hoặc cản trở người đi bộ khác sử dụng vỉa hè.
Lưới đen dùng để che tầm nhìn có kích thước 20m x 2,5m.
"Tôi hy vọng tấm lưới sẽ ngăn chặn các hoạt động nguy hiểm", cư dân Michie Motomochi, 41 tuổi, chủ một cửa hàng đồ ngọt truyền thống Nhật Bản ở Fujikawaguchiko, nói với hãng tin AFP.
Nhưng bên cạnh đó cũng có ý kiến trái chiều. "Tôi nghĩ thật đáng thất vọng khi họ dựng lưới lên. Đó rõ ràng là một bức ảnh mang tính biểu tượng" - Christina Roys, 36 tuổi, du khách đến từ New Zealand cho biết.
"Nhưng điều đó hoàn toàn có thể hiểu được. Chúng tôi đã ở đây đêm qua, cố gắng quay được cảnh cuối cùng trước khi họ dựng bức màn che, và có rất nhiều người" - cô nói.
Tờ Japan Times đưa tin, lưới cũng nhằm mục đích mang lại không gian nghỉ ngơi cho Phòng khám Nha khoa Ibishi gần đó, nơi khách du lịch đậu xe mà không được phép và thậm chí trèo lên mái nhà để chụp ảnh.
Núi Phú Sĩ nhìn từ thị trấn - Ảnh: Getty
Phòng khám nói với CNN trong một tuyên bố: "Không có gì lạ khi mọi người hét lên những lời lăng mạ chúng tôi hoặc vứt thuốc lá của họ khi chúng vẫn còn cháy khi chúng tôi yêu cầu họ di chuyển xe của họ".
Fujikawaguchiko là một thị trấn nghỉ dưỡng Nhật Bản thuộc tỉnh Yamanashi, cách Tokyo khoảng 100km về phía tây.
Số lượng lớn khách du lịch đã quay trở lại Nhật Bản kể từ khi nước này mở cửa trở lại cho khách du lịch nước ngoài sau lệnh phong tỏa do đại dịch, với hơn 3 triệu lượt nhập cảnh mỗi tháng vào tháng 3 và tháng 4 năm 2024 - một kỷ lục mới và là một phần của xu hướng dường như sẽ tiếp tục.
Trong khi khách du lịch cư xử kém là một vấn đề ở nhiều điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới - Venice (Ý) đã bắt đầu thu phí vào cửa ban ngày là 5 euro và Hy Lạp đã giới hạn số lượng du khách đến Acropolis nổi tiếng ở Athens - thì vấn đề đặc biệt đối với Fujikawaguchiko là mọi người thường chỉ đến thị trấn nhỏ trong chuyến đi trong ngày để chụp ảnh tại địa điểm cụ thể đó.
Khách du lịch sau đó có xu hướng quay trở lại Tokyo, điều đó có nghĩa là nền kinh tế địa phương của Fujikawaguchiko không được hưởng lợi đáng kể từ du khách.
Giới chức địa phương giăng lưới chặn tầm nhìn du khách
"Tôi đã thấy mọi người đi bộ trên đường, mọi người sử dụng (xe tay ga) điện tử mà không tuân thủ luật lệ giao thông và gặp tai nạn. Gần đây đã có nhiều vụ tai nạn liên quan đến khách du lịch nước ngoài", Haruhito Tsuchiya, một người dân địa phương 49 tuổi làm việc trong ngành du lịch, nói với Reuters.
Thị trấn quyết định giăng lưới vào tháng 4 sau khi các biển báo và nhân viên bảo vệ không ngăn cản được khách du lịch.
Vào thời điểm đó, một quan chức đã nói: "Thật đáng tiếc khi chúng tôi phải thực hiện những biện pháp như vậy".
Masatake Izumi, một quan chức chính quyền tỉnh Yamanashi, đã nói với CNN năm ngoái: "Du khách quá mức - và tất cả những hậu quả kéo theo như rác thải, lượng khí thải CO2 tăng và những người đi bộ đường dài liều lĩnh - là vấn đề lớn nhất mà núi Phú Sĩ phải đối mặt".
Các nhà chức trách cũng đã bắt đầu khai trương một hệ thống đặt chỗ trực tuyến mới cho đường mòn Yoshida trên núi Phú Sĩ, giới hạn số lượt người đi bộ đường dài hàng ngày là 4.000 người và áp dụng mức phí bắt buộc là 2.000 yên.
Hiện trạng quá tải du khách khiến người dân địa phương bực bội
Lý giải sức hấp dẫn của thành phố hút khách du lịch hàng đầu châu Âu TP Porto, Bồ Đào Nha, khiến khách du lịch bị thu hút bởi vẻ đẹp bình dị, cổ kính những không kém phần xa hoa, cuốn hút. Nếu Paris được mệnh danh là thủ đô của ánh sáng hay New York là thành phố không bao giờ ngủ, thì Porto được Times Out đánh giá là thành phố nghỉ dưỡng tuyệt với nhất...