Kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp về sách giáo khoa
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp về sách giáo khoa.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam
Thông báo nêu rõ, giáo dục là quốc sách hàng đầu và liên quan tới mọi gia đình nên trong quá trình đổi mới luôn có nhiều ý kiến đóng góp, phản biện cần được trân trọng, nghiên cứu tiếp thu, phản hồi với tinh thần thực sự cầu thị, khoa học.
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo Nghị quyết sô 29-NQ/TW ngày 04-11-2013 của Hôi nghi lân thư 8, Ban Châp hanh Trung ương khoa XI vê đôi mơi căn ban, toan diên giao duc va đao tao, đap ưng yêu câu công nghiêp hoa, hiên đai hoa trong điêu kiên kinh tê thi trương đinh hương xa hôi chu nghia va hôi nhâp quôc tê là một quá trình, được thực hiện theo một lộ trình khoa học trong đó đổi mới chương trình, sách giáo khoa là một khâu rất quan trọng.
Quốc hội, Chính phủ đã có các Nghị quyết; Chính phủ có nhiều văn bản chỉ đạo về vấn đề này. Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung năm 2019 (Luật số 43/2019/QH14) quy định rõ ràng, cụ thể (kể cả về trách nhiệm, thẩm quyền) đối với việc biên soạn, thẩm định, phê duyệt, lựa chọn, sử dụng sách giáo khoa.
Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên sử dụng sách giáo khoa lớp 1 mới. Vừa qua, có nhiều ý kiến cho rằng sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 trong bộ sách Cánh Diều (là 1 trong 5 bộ sách được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt) có nhiều điểm không phù hợp. Các ý kiến này chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo phản hồi kịp thời.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường chỉ đạo việc nghiên cứu các ý kiến góp ý, có quyết định kịp thời, phù hợp theo đúng thẩm quyền như quy định tại Điều 32 Luật Giáo dục (Luật số 43/2019/QH14) để bảo đảm chất lượng của sách giáo khoa mới đáp ứng yêu cầu đảm bảo mục tiêu giáo dục như quy định tại Điều 2 Luật số 43/2019/QH14.
Video đang HOT
Từ thực tiễn biên soạn, thẩm định, phê duyệt sách giáo khoa lớp 1 mới vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần rà soát ngay các quy định, tổ chức thuộc trách nhiệm của Bộ, của Bộ trưởng liên quan tới chương trình, sách giáo khoa; có giải pháp cụ thể, hiệu quả để huy động, phát huy đội ngũ giáo viên, các nhà khoa học, chuyên gia tham gia đóng góp ý kiến đối với sách giáo khoa mới và xây dựng kho học liệu điện tử theo chương trình mới.
GS Trần Đình Sử: HĐ thẩm định có phần nể nang, không kiên quyết yêu cầu sửa chữa SGK Tiếng Việt lớp 1
GS Trần Đình Sử khẳng định, những vấn đề dư luận nêu ra đối với SGK Tiếng Việt lớp 1 - bộ sách Cánh Diều đều đã được Hội đồng thẩm định chỉ rõ nhưng chủ biên sách xin bảo lưu.
Trao đổi với PV vào sáng 13/10, GS Trần Đình Sử, Chủ tịch Hội đồng thẩm định SGK Tiếng Việt lớp 1 cho biết, hiện Hội đồng đang tiến hành làm việc để rà soát lại nội dung SGK Tiếng Việt 1 - bộ sách Cánh Diều theo đề nghị của Bộ GD&ĐT.
GS Sử cho hay, ông hiểu sự lo lắng của dư luận xã hội, các bậc phụ huynh có con đang học lớp 1 khi tiếp nhận những vấn đề còn ý kiến khác nhau trong SGK mới.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, mọi người cần nhìn nhận một cách khách quan, góp ý, phản biện có trách nhiệm, không nên đưa những thông tin thiếu kiểm chứng, gây ảnh hưởng đến việc dạy và học của giáo viên, học sinh.
Đối với quá trình thẩm định SGK Tiếng Việt lớp 1 - bộ Cánh Diều cũng như 4 bộ SGK khác, GS Sử nhấn mạnh, Hội đồng thẩm định đã làm việc một cách rất nghiêm túc, cẩn trọng, khách quan, công tâm.
" Ở đây, không có chuyện Hội đồng không biết gì, không phát hiện các vấn đề được dư luận đặt ra. Chúng tôi khi thẩm định sách đều chỉ rõ các vấn đề và đề cập với tác giả.
Hội đồng luôn đưa ra hai mức, trong đó, mức cao nhất bắt buộc phải sửa, phải thay, đó là những nội dung không đúng quy định, không chuẩn đạo đức, có vấn đề về tri thức, tư tưởng chưa nổi bật...
Mức thứ hai khuyến nghị, tức là không bắt buộc khi văn bản, ngữ liệu không sai, nhưng chưa hay chưa tốt nên Hội đồng khuyến nghị tác giả sửa chữa, thay đổi cho hay hơn, tốt hơn", GS Sử nói.
Truyện hai con ngựa trong cuốn sách.
Chủ tịch Hội đồng thẩm định khẳng định, cả 5 bộ sách, trong đó, có SGK Tiếng Việt lớp 1 - bộ sách Cánh Diều đều không có gì sai và nếu có sai, các tác giả đều đã chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng.
Những vấn đề mà gần đây phụ huynh bức xúc như truyện "Hai con ngựa; Cua, cò và đàn cá..., GS Sử nêu, nội dung bài đọc không có gì sai, phản cảm hay dạy trẻ khôn lỏi như một số người nêu mà đều có tính giáo dục và chỉ cần giáo viên khi giảng nói, dạy thêm thì trẻ sẽ hiểu.
Tuy nhiên, khi chia làm hai phần người đọc chưa rõ ngay được tư tưởng, do đó, Hội đồng đã yêu cầu thay.
Đối với việc sử dụng văn bản, ngữ liệu như từ "nhá" thay cho từ "nhai" hay "chả" thay cho "chẳng", "không", viết tiếng quạ kêu là "quạ" chứ không phải "quà, quà" theo GS Sử, Hội đồng cũng đã yêu cầu sửa lại.
Tuy nhiên, do tác giả giải thích sử dụng từ "nhá" chứ không sử dụng từ "nhai" là vì đến thời điểm có bài tập đọc này, học sinh chưa học đến vần "ai", nên sử dụng từ "nhá".
Hay sử dụng từ "chả" thay cho các từ "không" hoặc "chẳng" vì đến giai đoạn này, học sinh chưa được học các vần "ông", "ăng", do đó, chủ biên sách xin bảo lưu.
Về từ "quạ", chủ biên sách viện cớ rằng các nhà văn Ma Văn Kháng, Nguyễn Phan Hách khi tả về quạ đều cho quạ kêu là "quà, quà" và đưa ra nhiều dẫn chứng, nên Hội đồng chấp nhận.
" Ở đây, Văn học không phải như Toán mà 1 1=2, mà mỗi người có cách hiểu khác nhau. Với những điểm không sai Hội đồng đã chỉ ra, khuyến cáo tác giả nhưng Hội đồng cũng có phần nể nang nên không kiên quyết yêu cầu thay thế, sửa chữa và điều này chính là làm hại sách.
Khuyết điểm của Hội đồng cũng chính là ở điểm này. Tuy vậy, với những khuyến cáo của Hội đồng chỉ ra mà tác giả không sửa chữa, thay thế thì trách nhiệm thuộc về tác giả", GS Sử nêu rõ.
Trước đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong cuộc họp vào chiều 12/10 nhấn mạnh, việc nhiều ý kiến góp ý về một cuốn SGK mới, được biên soạn theo chương trình mới, theo phương thức xã hội hóa là điều bình thường, hoàn toàn dễ hiểu.
Ông nói, các ý kiến, dù gay gắt, đều thể hiện sự tâm huyết, lo lắng và mong muốn có được những cuốn SGK tốt nhất. Bộ GDT&ĐT phải trân trọng, nghiên cứu, tiếp thu một cách rất cầu thị, khoa học.
Có vấn đề thuộc chuyên môn sâu, ý kiến góp ý chưa chắc đã đúng, thì Bộ phải có sự giải thích, trình bày lại một cách thuyết phục.
Mặt khác, Bộ GD&ĐT cần xem xét tăng cường, điều chỉnh, bổ sung, nếu cần thiết, tất cả các quy trình về biên soạn, thẩm định, phê duyệt, tập huấn SGK mới cho giáo viên trong những năm tới.
Thẩm định SGK: "Đông người nhặt thì chắc chắn "sạn" sẽ bớt đi" Chiều 12/10, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã báo cáo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc xử lý các ý kiến góp ý cho nội dung sách giáo khoa (SGK) tiếng Việt lớp 1 theo chương trình mới. Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ GDT&ĐT phải trân trọng, nghiên cứu, tiếp thu một cách...