Kết luận của 2 Phó Thủ tướng về học phí và sách giáo khoa
Văn phòng Chính phủ ban hành thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp về học phí phổ thông và SGK.
Sẽ sử dụng ngân sách nhà nước mua SGK phổ thông cho học sinh mượn sử dụng
Sau khi nghe báo cáo của Bộ GD-ĐT, ý kiến của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thống nhất một số ý kiến. Cụ thể, về việc đề xuất ban hành nghị quyết của Chính phủ để điều chỉnh lộ trình và một số nội dung quy định liên quan về học phí, giao Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ LĐ-TBXH và các cơ quan có liên quan khẩn trương rà soát để xử lý các vấn đề thuộc thẩm quyền của các cơ quan, địa phương đã được quy định và không đưa vào nội dung dự thảo nghị quyết.
Đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Bộ GD-ĐT chủ động phối hợp với các bộ, địa phương và cơ quan có liên quan để thống nhất và hoàn chỉnh dự thảo nghị quyết, trình Chính phủ xem xét, quyết định; bảo đảm kịp thời, phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội và quy định của pháp luật.
Về phương án sử dụng ngân sách nhà nước mua SGK phổ thông cho học sinh mượn sử dụng, giao Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, thống nhất trình Chính phủ kịp thời triển khai từ năm học 2022 – 2023, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, về vấn đề tăng học phí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, năm 2021, Chính phủ ban hành Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Thời điểm ban hành, dịch phức tạp nên bộ đề xuất và được giữ nguyên học phí năm học 2021 – 2022 như năm 2020 – 2021. Khung học phí đối với những năm tiếp theo, đối với giáo dục phổ thông, năm 2022 – 2023 đã được quy định cụ thể trong Nghị định 81/2021/NĐ-CP.
Từ các năm sau, HĐND các địa phương căn cứ tình hình cụ thể về điều kiện kinh tế – xã hội, mức độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng từng địa phương, khả năng đóng góp thực tế của người dân để quyết định khung học phí hoặc mức học phí áp dụng cho địa phương ở bậc mầm non, phổ thông nhưng không quá 7,5% trong 1 năm. Dự kiến đến năm 2025 mới tính đủ chi phí với giáo dục đại học; với giáo dục mầm non và phổ thông đến năm 2030.
Video đang HOT
Học phí cao, chọn trường gần nhà cho khỏe, học hành như cơ sở chính
Hiện nay rất nhiều trường đại học lớn có phân hiệu ở các tỉnh: ĐH Kinh tế TP.HCM có phân hiệu ở Vĩnh Long, ĐH Công nghiệp TP.HCM có phân hiệu ở Quảng Ngãi, ĐH Quốc gia TP.HCM có phân hiệu ở Bến Tre...
Sinh viên học trên giảng đường ở phân hiệu Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tại Vĩnh Long - Ảnh: TỐ NHƯ
Thực tế tại các phân hiệu đại học có đào tạo ngành nghề khá đa dạng, điều kiện học tập tốt, sinh viên có thể ăn cơm nhà học đại học, nhưng tâm lý chung của học sinh đều muốn vào học tại cơ sở chính của các trường đại học ở thành phố lớn. Bên cạnh đó, có lẽ thí sinh chưa có đầy đủ thông tin về các phân hiệu đại học.
TS Trần Đình Lý
Trong bối cảnh học phí liên tục tăng mạnh ở nhiều trường đại học công, phân hiệu của các trường đại học là một lựa chọn phù hợp với các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Hiện nay rất nhiều trường đại học lớn có phân hiệu ở các tỉnh: Trường ĐH Kinh tế TP.HCM (phân hiệu tại Vĩnh Long), Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM (phân hiệu tại Quảng Ngãi), Trường ĐH Nông lâm TP.HCM (phân hiệu tại Gia Lai và Ninh Thuận), ĐH Quốc gia TP.HCM (phân hiệu tại Bến Tre), ĐH Đà Nẵng (phân hiệu tại Kon Tum), ĐH Huế (phân hiệu tại Quảng Trị)...
Điều kiện học như cơ sở chính
Một điểm chung là phân hiệu các trường những năm gần đây đã được đầu tư tốt về chất lượng đội ngũ, cơ sở vật chất và các trường đều cam kết chất lượng không thua kém cơ sở chính nhưng học phí lại thấp hơn. Trong khi đó, thí sinh lại ít quan tâm đến các phân hiệu mà chỉ tập trung "đua" nhau vào cơ sở chính của các trường đại học.
Theo TS Bùi Quang Hùng - phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM - phân hiệu tại tỉnh Vĩnh Long của trường này được thành lập năm 2019 trên cơ sở Trường CĐ Kinh tế - tài chính Vĩnh Long. Phân hiệu Vĩnh Long là cơ sở đào tạo đại học trực thuộc trường nên sử dụng các chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra, quy trình đảm bảo chất lượng bên trong của trường, tham gia của doanh nghiệp vào trong quá trình đào tạo...
"Các chương trình đào tạo ĐH chính quy tại phân hiệu Vĩnh Long theo đúng chương trình tiên tiến quốc tế của trường với đội ngũ giảng viên được huy động từ trụ sở chính TP.HCM và bổ sung nguồn lực giảng viên đủ tiêu chuẩn tại phân hiệu. Nhà trường cam kết chất lượng đào tạo tại phân hiệu Vĩnh Long tương đương với các điều kiện, tiêu chuẩn hiện nay của trường" - ông Hùng khẳng định.
Phân hiệu Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM tại Quảng Ngãi được thành lập năm 2015, trên cơ sở nâng cấp từ cơ sở đào tạo miền Trung của trường. Tại đây, nhà trường xây dựng đội ngũ giảng viên, đầu tư cơ sở vật chất khá hoành tráng với đầy đủ phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành và ký túc xá đáp ứng nhu cầu học tập của 2.500 sinh viên.
TS Phan Hồng Hải - hiệu trưởng nhà trường - cho biết: "Chất lượng đào tạo, điều kiện học tập và sinh hoạt tại đây không thua kém cơ sở chính của trường. Chuẩn đầu ra, bằng tốt nghiệp cấp cho sinh viên học tại phân hiệu cũng như sinh viên học ở cơ sở chính. Tỉ lệ sinh viên phân hiệu ra trường có việc làm khá cao, nhiều bạn làm việc cho các doanh nghiệp lớn tại TP.HCM, Đà Nẵng, Bình Dương"...
Điểm chuẩn thấp, học phí rẻ hơn
Năm nay, phân hiệu Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM tại Quảng Ngãi tuyển sinh 6 ngành: quản trị kinh doanh, kế toán, công nghệ kỹ thuật cơ khí, công nghệ kỹ thuật điện - điện tử, công nghệ kỹ thuật ôtô và công nghệ thông tin.
Nhà trường sử dụng 4 phương thức xét tuyển như cơ sở chính ở TP.HCM, tuy nhiên phương thức sử dụng kết quả học tập THPT năm lớp 12, ngưỡng nhận hồ sơ là tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển tối thiểu 19 điểm; điểm sàn xét kết quả thi THPT tất cả các ngành 17 điểm.
TS Nguyễn Trung Nhân - trưởng phòng đào tạo nhà trường - cho biết: "Điểm xét tuyển tại phân hiệu Quảng Ngãi luôn thấp hơn cơ sở TP.HCM. Nhà trường có nhiều chính sách ưu đãi về học phí (thấp hơn 50% so với cơ sở chính), học bổng hấp dẫn. Đặc biệt, phân hiệu còn có chương trình 3 1 cho phép sinh viên sau 1 năm học tại Quảng Ngãi có thể chuyển vào TP.HCM học".
Năm 2022, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM tiếp tục tuyển sinh trong cả nước tại phân hiệu Gia Lai (TP Pleiku) với 320 chỉ tiêu vào 8 ngành và phân hiệu Ninh Thuận (huyện Ninh Hải) với khoảng 540 chỉ tiêu 11 ngành. TS Trần Đình Lý - phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM - cho biết năm nay nhà trường đẩy mạnh nhiều chính sách ưu đãi để thu hút người học tại hai phân hiệu.
"Vừa qua, trường đã làm việc với một doanh nghiệp, họ đồng ý sẽ tài trợ học bổng (tương đương học phí) cho 100 tân sinh viên ngành lâm nghiệp tại trường và toàn bộ tân sinh viên ngành lâm nghiệp tại phân hiệu Gia Lai. Những năm trước, điểm chuẩn các ngành tại hai phân hiệu của trường tương đương điểm sàn, riêng ngành thú y cao hơn một chút.
Học phí của trường dao động từ 10 - 12 triệu đồng/năm học. Chi phí sinh hoạt tại hai phân hiệu thấp hơn nhiều so với học tại TP.HCM, chi phí ký túc xá tại phân hiệu Ninh Thuận chỉ 40.000 đồng/tháng" - ông Lý chia sẻ.
Điểm chuẩn thấp hơn 3-4 điểm
Phân hiệu Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tại Vĩnh Long năm nay tuyển sinh đào tạo 11 ngành đại học (6 ngành tuyển sinh cả nước và 5 ngành tuyển thí sinh có hộ khẩu tại 13 tỉnh ĐBSCL) với 600 chỉ tiêu.
"Điểm chuẩn các ngành đào tạo tại phân hiệu Vĩnh Long dành cho thí sinh ĐBSCL thường thấp hơn cơ sở TP.HCM 3-4 điểm. Sau khi xét đợt 1, nhà trường luôn dành chỉ tiêu tại phân hiệu cho số thí sinh điểm cao chưa trúng tuyển ở cơ sở TP.HCM.
Sinh viên học tại phân hiệu sẽ được tạo điều kiện học tập như học tại cơ sở chính ở TP.HCM, cụ thể: bằng tốt nghiệp cử nhân hệ chính quy tập trung của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM (không phân biệt nơi học), học kỳ doanh nghiệp (năm cuối) có thể chọn học tại TP.HCM.
Trong khi học phí ở phân hiệu chỉ bằng 80% học phí tại TP.HCM, miễn lệ phí ký túc xá 1 học kỳ đầu khi nhập học" - ông Bùi Quang Hùng cho biết thêm.
'Chóng mặt' với học phí đại học chất lượng cao Từ năm 2022, học phí đại học (ĐH) tăng theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Cùng với đó, mức học phí của chương trình chất lượng cao (CLC) ở những trường công lập và công lập tự chủ cũng tăng rất cao. Sinh viên Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM) trong giờ học thực hành Học phí cao ngất...