Kết hợp thực phẩm giàu chất sắt vào chế độ ăn uống lành mạnh
Sắt là chất dinh dưỡng quan trọng cho nhiều chức năng của cơ thể như vận chuyển oxy qua máu và tạo ra protein và enzyme.
Chúng ta phải bổ sung sắt trong chế độ ăn uống của mình. May mắn thay, sắt được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, cả đồ ăn chay và không ăn chay.
Lượng sắt khuyến nghị hằng ngày thay đổi tùy theo các yếu tố như tuổi tác, giới tính, chế độ ăn uống và việc bạn đang mang thai hay đang cho con bú. Nam giới từ 19 tuổi trở lên cần 8mg. Phụ nữ từ 19 đến 50 tuổi (không mang thai và cho con bú): 18 mg; Phụ nữ từ 19 đến 50 tuổi (đang mang thai): 27mg; phụ nữ từ 19 – 50 tuổi (đang cho con bú) 9mg.
Những người ăn chay và thuần chay nên tiêu thụ lượng sắt gần gấp đôi so với những người ăn thịt. Điều này là do loại sắt trong thịt, gia cầm và hải sản được gọi là sắt heme dễ dàng được cơ thể hấp thụ. Ngược lại, thực phẩm có nguồn gốc thực vật cung cấp chất sắt không phải heme, khiến cơ thể khó hấp thụ hơn.
Những thực phẩm nào có nhiều chất sắt? Các loại thực phẩm như thịt nạc, hải sản, các loại hạt, đậu và ngũ cốc tăng cường là nguồn cung cấp chất sắt tuyệt vời. Chúng nên được kết hợp vào một chế độ ăn uống cân bằng.
Thiếu sắt là gì? Thiếu sắt có thể xảy ra nếu cơ thể bạn không nhận đủ chất sắt. Cơ thể bạn dự trữ sắt ở gan, lá lách, tủy xương và cơ bắp, và nguồn cung cấp sắt đó có thể được khai thác khi lượng sắt của bạn thấp. Tuy nhiên, nồng độ sắt thấp trong thời gian dài có thể dẫn đến một loại bệnh thiếu máu gọi là thiếu máu do thiếu sắt.
Trong tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, lượng sắt dự trữ cạn kiệt và nồng độ sắt quá thấp để tạo ra huyết sắc tố, loại protein chịu trách nhiệm vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Các triệu chứng thiếu sắt: mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng, hụt hơi, chóng mặt, đau bụng, đau đầu, da nhợt nhạt, tay chân lạnh khó tập trung.
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tình trạng thiếu sắt không được điều trị có thể dẫn đến khó khăn trong học tập.
Ai có nguy cơ bị thiếu sắt? Một số nhóm người dễ bị thiếu sắt hơn do ăn uống không đủ chất sắt, hấp thu sắt kém hoặc tăng nhu cầu sắt. Các nhóm có nguy cơ thiếu sắt cao hơn bao gồm: phụ nữ mang thai; phụ nữ có kinh nguyệt, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (do tốc độ tăng trưởng nhanh và lượng sắt dự trữ hạn chế); những người có bệnh về đường tiêu hóa ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng; người bị ung thư; người bị suy tim; những người theo chế độ ăn chay hoặc thuần chay.
Video đang HOT
Thiếu sắt được điều trị như thế nào? Để chẩn đoán tình trạng thiếu sắt, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu để đo nồng độ hemoglobin, sắt trong máu và ferritin (thước đo lượng sắt dự trữ trong cơ thể). Điều trị thiếu sắt thường bao gồm việc bổ sung sắt và điều chỉnh chế độ ăn uống để tăng lượng thực phẩm giàu chất sắt.
Trong trường hợp thiếu máu do thiếu sắt, có thể cần bổ sung sắt hoặc tiêm tĩnh mạch (IV) sắt để giúp tăng lượng sắt trong máu. Thiếu sắt không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng đến mức năng lượng, chức năng nhận thức và sức khỏe tổng thể.
Có thể tiêu thụ quá nhiều sắt? Lượng sắt dư thừa có thể là mối lo ngại đối với một số người. Nếu không được điều hòa hợp lý, lượng sắt dư thừa có thể dẫn đến bệnh nhiễm sắc tố sắt mô hoặc tình trạng quá tải sắt. Các triệu chứng của bệnh nhiễm sắc tố sắt mô có thể bao gồm mệt mỏi, đau khớp và đau bụng.
Theo thời gian, bệnh nhiễm sắc tố sắt mô có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như xơ gan, tiểu đường và các vấn đề về tim. Do đó, cần nói chuyện với bác sĩ trước khi xem xét bổ sung sắt, đặc biệt nếu bạn chưa được chẩn đoán bị thiếu sắt.
Bổ sung sắt đúng cách cho bà bầu
Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt.
Việc thiếu máu do thiếu sắt kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu phải chú ý bổ sung sắt đầy đủ, đúng cách để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Tầm quan trọng của sắt đối với bà bầu
Sắt có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể. Thiếu máu thiếu sắt xảy ra khi cơ thể không có đủ sắt đáp ứng được nhu cầu tạo hồng cầu. Hậu quả khiến chúng ta cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng, giảm hoạt động thể chất và suy giảm nhận thức. Thiếu sắt làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, giảm sức đề kháng, dễ bị các loại virus và vi khuẩn tấn công do sắt có liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt. Việc thiếu máu do thiếu sắt kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Ảnh minh họa
Trước khi mang thai, cơ thể người phụ nữ cần 15mg sắt và khoảng 200mcg acid folic mỗi ngày. Khi có thai, lượng sắt và acid folic cần cho cơ thể sẽ tăng gấp đôi (khoảng 30mg sắt/ngày, 400mcg acid folic/ ngày). Phụ nữ nên uống bổ sung acid folic từ trước khi mang thai 1-3 tháng và lần đầu tiên phát hiện có thai uống ngay viên acid folic kèm sắt mỗi ngày, uống kéo dài tới sau khi sinh một tháng.Nên lựa chọn sắt có chứa 60mg sắt nguyên tố, 400mcg acid folic.
Ở phụ nữ có thai, lượng huyết tương và lượng máu của mẹ tăng lên trong thời kỳ mang thai, cần nhu cầu sắt rất nhiều. Nhau thai là một cơ quan có hoạt động trao đổi chất cao so với nhu cầu sắt lớn, vì vậy nó cũng làm tăng nhu cầu sắt ở bà mẹ. Ngoài ra, thai cần sắt cho nhu cầu trao đổi chất và cung cấp oxy cũng như để nạp lượng sắt dự trữ sẽ được sử dụng trong máu 6 tháng đầu đời sau sinh. Vì thế, việc bổ sung đủ lượng sắt hàng ngày theo nhu cầu nhằm giảm nguy cơ thiếu máu, nhẹ cân và sinh non ở bà mẹ mang thai.
Hậu quả quả thiếu máu, thiếu sắt
Thiếu máu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi, nguy cơ sảy thai cao; Sinh non, sinh con nhẹ cân, tăng nguy cơ băng huyết chảy máu, nhiễm khuẩn sau sinh.
Thiếu acid folic có thể làm tăng nguy cơ khuyết tật ống thần kinh của thai nhi (nứt đốt sống và não úng thủy...). Ăn không ngon, giảm cảm giác ngon miệng, dẫn đến suy giảm miễn dịch.
Nếu mẹ bầu không được bổ sung sắt trong thai kỳ có thể dẫn đến nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, gây nên các hiện tượng như chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, kém tập trung, da xanh xao... nghiêm trọng hơn có thể gây ra các biến chứng cho mẹ như nhiễm trùng, băng huyết sau sinh, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, rối loạn kinh nguyệt, trầm cảm sau sinh và đặc biệt là ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển về não bộ của em bé.
Cách bổ sung sắt đúng cách cho bà bầu
Đối với người phụ nữ trong thời kỳ mang thai nhu cầu về sắt tăng lên rất cao, do đó ngoài việc bổ sung bằng viên uống cần bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu sắt trong bữa ăn hàng ngày.
Các loại thực phẩm giàu sắt và acid folic
Sắt có nhiều trong các thực phẩm như các loại thịt đỏ (chó, bò, lợn...), tim, gan, thịt gia cầm, cá, nghêu, hàu, lòng đỏ trứng, các loại đậu, ngũ cốc, các loại rau có lá xanh đậm, bông cải, bí ngô, và trái cây khô. Trong đó, sắt có nguồn gốc động vật hấp thu tốt hơn sắt có nguồn gốc thực vật. Acid folic có thể được tìm thấy trong trái cây và nước trái cây, chuối, các loại rau lá xanh đậm, các loại đậu và tăng cường bánh mì, ngũ cốc và mì ống.
Thực phẩm giàu sắt non-heme: thực phẩm giàu sắt dạng non-heme hay không heme thường có ở trong các loại ngũ cốc, các loại đậu tươi được nấu chín, mật đường, các loại rau như rau muống hoặc măng tây... Việc hấp thu sắt ở dạng không heme sẽ phụ thuộc vào sự có mặt của một số chất làm tăng hoặc cản trở việc hấp thụ sắt.
Nếu mẹ bầu không được bổ sung sắt trong thai kỳ có thể dẫn đến nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, gây nên các hiện tượng như chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, kém tập trung, da xanh xao... Ảnh minh họa
Những lưu ý
Khi bổ sung thêm viên thuốc sắt, mẹ bầu cần biết rằng sắt là chất dinh dưỡng khó hấp thu, do vậy nên uống viên sắt lúc bụng đói và uống kèm với các loại nước giàu vitamin C như nước cam, nước chanh... Uống sắt sau ăn 1-2 giờ để cơ thể được hấp thụ sắt tốt nhất.
Không dùng thuốc sắt cùng thời điểm với sữa, canxi hay thực phẩm giàu canxi vì canxi làm cản trở khả năng hấp thụ sắt. Vì vậy, thời điểm uống canxi và sắt phải cách xa nhau.
Tránh bổ sung sắt quá liều lượng trong một thời gian dài có thể gây ra nguy cơ xơ gan, bệnh cơ tim... Những bệnh thiếu máu không do thiếu sắt (thiếu máu huyết tán, thiếu máu do nhiễm độc chì, thiếu máu do bệnh Thalassemie, suy tủy...) thì không được dùng loại thuốc có sắt.
Việc bổ sung sắt có thể có một số tác dụng phụ như gây nóng trong người hoặc táo bón, vì vậy khi sử dụng viên bổ sung sắt, mẹ bầu cần uống nhiều nước, ăn thêm các thực phẩm giàu chất xơ để phòng táo bón. Bên cạnh đó nên uống sắt với nước đun sôi để nguội hoặc nước khoáng, tránh uống chung sắt với nước trà, cà phê vì các loại đồ uống này có thể làm giảm hấp thu sắt.
Nếu bổsung sắt không đúng cách có thể mang đến những tác dụng phụ không mong muốn cho mẹ bầu. Vì thế khi sử dụng các viên uống bổ sung sắt cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý mua thuốc bổ sung sắt khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Những dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư máu, bạn nhất định không được bỏ qua Một số biểu hiện cảnh báo bệnh ung thư máu ai cũng cần phải ghi nhớ. BSCKI. Vũ Thanh Tuấn, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, ung thư máu bắt nguồn từ bất thường xảy ra tại tủy xương. Đây là loại mô xốp ở bên trong xương và cũng là thành phần sản sinh ra các tế bào máu. Khi các...