Kết hợp cúm và Covid-19, “flurona” nguy hiểm như thế nào?
Ca nhiễm flurona đầu tiên tại Israel đã làm dấy lên lo ngại về tình trạng sức khỏe của người bệnh cũng như nguy cơ quá tải hệ thống y tế toàn cầu.
Nhân viên y tế điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Israel (Ảnh: Times of Israel).
Bộ Y tế Israel ngày 4/1 đã phát hiện ca nhiễm flurona, người mắc cùng lúc cả Covid-19 và cúm, đầu tiên. Điều này đã làm dấy lên câu hỏi rằng, việc nhiễm đồng thời hai loại virus này có thể ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của người bệnh.
Theo thông báo của bệnh viện Beilinson ở Petah Tikva, Israel, ca nhiễm flurona đầu tiên ở nước này là một phụ nữ đang mang thai ngoài 30 tuổi và chưa tiêm vaccine. Bệnh nhân đã được xuất viện hôm 30/12/2021 “trong tình trạng sức khỏe tốt”.
“Đây là sản phụ đầu tiên được chẩn đoán nhiễm đồng thời cả virus cúm và virus SARS-CoV-2 ở bệnh viện Beilinson. Chúng tôi đã điều trị cho cô ấy bằng một loại thuốc kết hợp nhắm vào cả hai loại virus”, Arnon Wiznitzer, người phụ trách bộ phận chăm sóc phụ nữ tại bệnh viện Beilinson, cho biết.
“Chúng tôi đang ghi nhận ngày càng nhiều phụ nữ mang thai nhiễm virus cúm, ngoài ra còn có các trường hợp nhiễm virus corona, chủ yếu xảy ra ở những phụ nữ chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19 và cúm. Đây chắc chắn là khoảng thời gian đầy thách thức khi ngoài Covid-19, chúng tôi còn phải đối mặt thêm với bệnh cúm”, Wiznitzer cho biết thêm.
Video đang HOT
“Flurona” là một thuật ngữ được dùng để mô tả tình trạng mắc đồng thời cả Covid-19 và cúm.
Nadav Davidovitch, giám đốc Trường Y tế Công cộng tại Đại học Ben-Gurion ở Israel, nói với CNN hôm 4/1 rằng “hiện nay có cả virus cúm và SARS-CoV-2 đều hoạt động mạnh, nên sẽ có trường hợp bị nhiễm cả hai”.
“Tôi không nghĩ đây sẽ là một tình huống phổ biến, nhưng đó là điều cần xem xét”, Davidovitch, thành viên của Ủy ban Cố vấn Quốc gia Israel về Covid-19, cho biết.
Các biện pháp phong tỏa và đeo khẩu trang đã giúp hạn chế sự lây lan của bệnh cúm trong giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19, nhưng khi xã hội mở cửa nhiều hơn, các ca mắc cúm dự kiến sẽ tăng lên.
Ông Davidovitch cho rằng, đối với những người không có bệnh nền và đã được tiêm vaccine phòng ngừa cả cúm và Covid-19, họ sẽ không bị ảnh hưởng nhiều nếu nhiễm đồng thời cả 2 loại virus.
Biện pháp phòng ngừa
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cúm và Covid-19 đều là các bệnh về đường hô hấp và có thể gây ra các triệu chứng tương tự nhau như ho, sổ mũi, đau họng, sốt, nhức đầu và mệt mỏi. Cả hai bệnh đều lây qua các giọt bắn khi người bệnh hít thở, nói, ho hoặc hắt hơi.
Bị mắc Covid-19 và cúm cùng một lúc có thể là “thảm họa đối với hệ miễn dịch của bạn”, bác sĩ Adrian Burrowes tại Đại học Central Florida nhận định.
“Tôi tin rằng có trường hợp bị mắc đồng thời cả cúm và Covid-19. Tôi cũng tin rằng điều đó sẽ dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn”, Burrowes nói hồi tháng 9/2021.
Theo chuyên gia Davidovitch, hiện chưa có đủ dữ liệu để khẳng định tỷ lệ nhập viện đối với những người bị mắc cả cúm và Covid-19 cao hay thấp hơn so với những người chỉ nhiễm một trong hai loại virus.
Trong bối cảnh các nước trên thế giới đang phải vật lộn với sự bùng phát của biến chủng Omicron, ông Davidovitch lo ngại nguy cơ bệnh cúm và Covid-19 kết hợp và gây ảnh hưởng đến các hệ thống y tế, đặc biệt trong những tháng mùa đông.
“Vào mùa đông, vì trời lạnh và mọi người thường ở trong không gian kín, nên có nguy cơ cao bị nhiễm các bệnh về đường hô hấp nói chung. Khi kết hợp cả cúm và Covid-19, điều đó có thể khiến hệ thống y tế bị quá tải”, ông Davidovitch nói.
Để hạn chế sự lây lan của bệnh cúm và Covid-19, đồng thời ngăn chặn tình trạng quá tải đối với các hệ thống y tế toàn cầu, ông Davidovitch nhấn mạnh “sự cần thiết phải bảo vệ mọi người”. Ông cho rằng để tránh hệ thống y tế bị quá tải, nhiều người cần phải được tiêm chủng, đồng thời phải tuân thủ các biện pháp khác để giúp bảo vệ những người có nguy cơ cao, người cao tuổi và những người mắc bệnh mạn tính.
Theo WHO, mọi người có thể thực hiện các biện pháp giúp bảo vệ hiệu quả trước Covid-19 và bệnh cúm, bao gồm giãn cách xã hội, thường xuyên vệ sinh tay, cách ly và mở cửa sổ để đảm bảo thông gió.
Chuyên gia Israel khẳng định việc tiêm mũi thứ 4 vaccine ngừa COVID-19 là cần thiết
Giáo sư Nadav Davidovitch - người đứng đầu Trường Y tế Công cộng Đại học Ben Gurion và là thành viên Ủy ban chuyên gia về đại dịch của Israel, cho rằng việc tiêm mũi thứ 4 vaccine ngừa COVID-19 là cần thiết.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tel Aviv, Israel. Ảnh: AFP/TTXVN
Giới chức y tế Israel mới đây thông báo nước này sẽ sớm triển khai tiêm mũi thứ 4 vaccine ngừa COVID-19 cho người cao tuổi và nhân viên y tế. Như vậy, Israel có thể là nước đầu tiên trên thế giới phê duyệt việc tiêm mũi thứ 4 vaccine ngừa COVID-19. Thủ tướng Israel Naftali Bennett cho biết quyết định trên nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron.
Theo bài viết đăng trên tờ The Telegraph (Anh) ngày 22/12, Giáo sư Davidovitch cho biết Ủy ban chuyên gia về đại dịch của Israel đã xem xét kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy khả năng miễn dịch suy yếu sau vài tháng kể từ khi tiêm mũi vaccine thứ 3. Do đó, một số chuyên gia của ủy ban cho rằng những người đã tiêm mũi thứ 3 cần tiêm thêm mũi thứ 4 sau 4 tháng. Ông Davidovitch nhấn mạnh, trong bối cảnh biến thể Omicron lây lan, những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh nặng hoặc thậm chí tử vong.
Tuy nhiên, Giáo sư Lawrence Young, chuyên gia virus học tại Đại học Warwick (Anh) lại đưa ra quan điểm khác khi cho rằng hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy sự cần thiết cũng như hiệu quả của mũi tiêm thứ 4. Ông nhấn mạnh miễn dịch sẽ suy giảm theo thời gian, đặc biệt ở những người cao tuổi và người dễ bị tổn thương, tuy nhiên mũi tiêm thứ 3 vẫn có thể tiếp tục bảo vệ khỏi các nguy cơ trở nặng, nhập viện và tử vong.
Hiện có rất ít nghiên cứu về hiệu quả của mũi tiêm thứ 4 vaccine ngừa COVID-19. Đầu tháng này, Giám đốc điều hành hãng dược phẩm Pfizer Albert Bourla cho rằng có thể cần mũi tiêm thứ 4, vì nghiên cứu sơ bộ cho thấy vaccine có thể kém hiệu quả hơn đối với biến thể Omciron. Một nghiên cứu được thực hiện ở Israel và công bố hồi tháng 10 trên tạp chí The Lancet cho thấy những người tiêm mũi thứ 3 vaccine được bảo vệ tốt hơn so với những người tiêm hai mũi.
Mũi vaccine tăng cường giúp làm tăng kháng thể để phòng ngừa Omicron Các chuyên gia thuộc Đại học Minnesota (Mỹ) khẳng định tiêm mũi tăng cường sẽ hỗ trợ ngăn chặn nguy cơ bệnh nặng hơn nếu nhiễm biến thể Omicron. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng dược Moderna cho người dân tại Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Trang 9news.com.au ngày 5/1 dẫn lời nhà nghiên cứu về virus tại...