“Kép phụ” trong bê bối Qatargate
Một buổi sáng tháng 12/2022, cảnh sát Bỉ bất ngờ bắt giữ một số chính trị gia hàng đầu châu Âu, phơi bày vụ bê bối đổi tiền lấy ảnh hưởng rúng động, vạch trần một thế giới ngầm mờ ám về sự can thiệp của nước ngoài ngay trong lòng Liên minh châu Âu (EU).
Qatargate phơi bày những lỗ hổng lớn, thậm chí mang tính cấu trúc trong quá trình hoạch định chính sách của EU, tạo điều kiện cho một số cá nhân thao túng chính trị. Báo chí châu Âu đã nhanh chóng vào cuộc và kết luận rằng một cơ chế quyền lực thiếu giám sát sẽ là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng, nỗi niềm bức xúc nhiều năm nay của người dân châu Âu và cũng là nguyên nhân xói mòn năng lực của thể chế vốn được xem là hình mẫu này.
Trong bê bối Qatargate, tâm điểm là Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu Eva Kaili, với cáo buộc tham nhũng và rửa tiền cùng cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Nghị viện châu Âu Pier Antonio Panzeri, người nói với các công tố viên Bỉ rằng ông ta đã nhận tổng cộng 2,6 triệu euro từ Qatar, Morocco và Mauritania để đổi lấy những nỗ lực vận động hành lang trong suốt 4 năm kể từ năm 2018.
Cựu Tổng thống Mauritania Abdel Aziz.
Cuộc điều tra kéo dài hàng tháng trời dần làm lộ tảng băng với nhiều tình tiết như trong các bộ phim ly kỳ của Hollywood. Hơn 8 tháng kể từ ngày 9/12/2022 định mệnh, một số nghị sĩ châu Âu và quan chức đã phải ngồi tù với các cáo buộc tham nhũng, rửa tiền và tham gia vào một mạng lưới tội phạm. Cuộc điều tra vẫn tiếp tục trong khi Nghị viện châu Âu – quay cuồng sau cú sốc – gấp rút thúc đẩy các cải cách để cố gắng chùi bỏ vết nhơ tham nhũng trước cuộc bầu cử châu Âu vào năm tới.
Dư luận dồn sự chú ý về Qatar và Morocco, hai trong số “nhân vật chính” của bê bối này, và tất nhiên vẫn phủ nhận mọi cáo buộc. Song, “kép phụ” của vở diễn Mauritania có thể cũng đã đổ tới hàng nghìn euro bất hợp pháp dù thứ họ thu về chẳng đáng là bao.
Mục tiêu lý tưởng
Theo lời khai của Panzeri, trong giai đoạn 2019-2022, ông ta và trợ lý cũ Francesco Giorgi đã nhận khoảng 200.000 euro từ Mauritania, mục đích của quốc gia Tây Phi này là phục hồi danh tiếng vốn bị xói mòn quá nhiều tại châu Âu.
Quốc gia Tây Phi, từng nhận được hàng triệu USD viện trợ từ EU để làm nơi tiếp đón các tàu đánh cá mỗi năm, từ lâu đã bị Brussels chỉ trích vì hồ sơ nhân quyền. Trong khi đó, Panzeri là một trong những tiếng nói nổi bật nhất của Nghị viện châu Âu về nhân quyền, từng làm Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Nghị viện châu Âu, trước khi rời khỏi vị trí này để thành lập một tổ chức phi chính phủ hoạt động cùng lĩnh vực.
Video đang HOT
Cuối năm 2018, Tổng thống Mauritania lúc bấy giờ Mohamed Ould Abdel Aziz, đã đưa ra một lời đề nghị hấp dẫn. Panzeri mô tả lại cách Abdel Aziz tiếp cận, người hiện đang bị xét xử về các cáo buộc tham nhũng không liên quan ở Mauritania: “Aziz yêu cầu chúng tôi không được chỉ trích đất nước của ông ấy, mà thay vào đó, nói tích cực. Đổi lại sẽ là tiền”.
Theo Panzeri, mối quan hệ “đối tác” này là một phần nguyên nhân thúc đẩy Mauritania trở thành chủ nhà một hội nghị có sự tham dự của đông đảo các quan chức và nghị sĩ châu Âu vào tháng 6/2022, sự kiện rất có thể cũng chính là nguyên nhân khiến Mauritania cơ bản chẳng thu lại mấy lợi ích việc “đầu tư” cho kế hoạch “quan hệ công chúng” tại châu Âu. Mauritania được lựa chọn nhờ lý do đặc biệt hợp lý, theo lời Đại diện đặc biệt của EU tại vùng Sahel Emanuela Claudia Del Re, là bởi “các quốc gia khác trong khu vực đang trải qua đảo chính hoặc có các vấn đề an ninh khác”, và cũng bởi tính thời cuộc của một hội nghị khí hậu tại vùng Sahel thời điểm đó.
Hình ảnh bị hoen ố
Năm 2014, Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết kêu gọi Mauritania trả tự do cho nhà hoạt động chống chế độ nô lệ Biram Dah Abeid, người đối mặt với án tử hình. Khối Xã hội và Dân chủ của Nghị viện châu Âu sau đó đã đưa Abeid vào danh sách rút gọn cho Giải thưởng Sakharov danh giá, được trao cho những cá nhân chống lại đàn áp. Ủy ban Nhân quyền của Nghị viện cũng rất tích cực về chủ đề này.
Tất nhiên, đây là một vấn đề nhạy cảm đối với Mauritania, quốc gia cuối cùng trên thế giới chấm dứt chế độ nô lệ vào năm 1981. Điều đó khiến Panzeri, lãnh đạo Ủy ban Nhân quyền vào năm 2017, và Giorgi, trợ lý của Panzeri, trở thành những mục tiêu lý tưởng.
Trong vòng vài tháng sau cuộc gặp được cho là đầu tiên giữa Panzeri và Tổng thống Mauritania, chính trị gia Italy đã cùng trợ lý tới quốc gia Tây Phi này, hào hứng đăng tải nhiều bức ảnh chụp với các chính trị gia cấp cao của Mauritania vào tháng 1/2019 lên Instagram. Panzeri nói với các nhà điều tra rằng giới chức Mauritania đã trả cho ông và Giorgi khoản tiền đầu tiên, 50.000 euro mỗi người, vào cuối năm 2019.
Thời điểm đó, Panzeri đã rời khỏi Nghị viện châu Âu và không tái tranh cử sau khi phục vụ từ năm 2004 với tư cách nghị sĩ khối Xã hội và Dân chủ. Tuy nhiên, ngay cả khi là một cựu nghị sĩ, Panzeri vẫn là một nhân vật nổi tiếng ở Brussels với mối quan hệ thân thiết và nhiều ảnh hưởng.
Quá trình Panzeri thành lập tổ chức phi chính phủ Fight Impunity, tập trung vào nhân quyền, năm 2019 cũng có sự hậu thuẫn đáng kể của Mauritania. Panzeri và Giorgi – khi đó đang làm trợ lý cho nghị sĩ Andrea Cozzolino, người cũng bị buộc tội tham nhũng trong vụ bê bối, tiếp tục nhận thêm khoảng 50.000-100.000 euro mỗi người.
Phi vụ đầu tư lãi suất thấp
Bất ngờ hoặc cũng có thể là không. Tháng 6/2022, Mauritania đăng cai hội nghị kéo dài 2 ngày với sự tham dự của Fight Impunity, nhiều nghị sĩ và các quan chức từ Ủy ban châu Âu.
Về lý thuyết, hội nghị là cơ hội để Mauritania cải thiện hình ảnh với châu Âu và đã thực sự thu hút được sự quan tâm của các nhân vật cấp cao, các nhà lập pháp làm việc về nhân quyền. Hơn thế nữa, hội nghị cho phép Panzeri và Giorgi kết nối với thế hệ quan chức mới tại Mauritania như ngoại trưởng và tân tổng thống.
Người khởi xướng sự kiện này là nghị sĩ Maria Arena, người kế nhiệm Panzeri tại Ủy ban Nhân quyền năm 2019, cũng đã bị bắt vì Qatargate. Arena cũng đã đề xuất mời Fight Impunity tham gia với tư cách là nhà tài trợ.
Trong lòng châu Âu là những lỗ hổng mang tính cấu trúc cần cải tổ.
Hội nghị được tổ chức tại Nouakchott, thủ đô của Mauritania, trong một trung tâm hội nghị sang trọng, nơi những người tham dự được chiêu đãi một “bữa tiệc xa hoa”, theo lời những người tham dự. Tờ Politico đã phỏng vấn nhiều nhân vật giấu tên tham dự sự kiện và rất nhiều trong số này chỉ trích khâu tổ chức “kém chất lượng”, trong khi hầu như không có bất kỳ cuộc thảo luận chính sách nghiêm túc nào diễn ra.
Điều đáng nói là thái độ của “chủ nhà”. Tổng thống mới của Mauritania Mohamed Ould Ghazouani, một nhà cải cách tự phong, thậm chí “chỉ đến khi bắt đầu hội nghị, không nói một lời nào, ngồi xuống, nghe một số nội dung rồi rời đi”. “Thái độ rất kỳ lạ”, theo lời những người có mặt.
Trong khi đó, bà Arena và ông Cozzolino đã có các cuộc gặp riêng với Ghazouani, nơi theo thông cáo báo chí của Chính phủ Mauritania, các bên đã thảo luận về “sự hợp tác hiệu quả giữa Mauritania và EU”. Dù vậy, trong thực tế sự kiện này có vẻ chẳng mang lại gì nhiều. Mối quan hệ giữa EU và Mauritania phần lớn vẫn giậm chân tại chỗ.
Thừa nhận với cơ quan điều tra Bỉ, Panzeri cho biết những trao đổi của ông với Mauritania gần như đã cạn kiệt sau hội nghị này và cũng không ai rõ thực chất nội dung hai bên đã thảo luận là gì, Mauritania dường như khó có thể “sánh” với Qatar hay Morocco khi xét đến những gì họ thu về, nếu đúng là đã thực sự “bỏ ra” thứ gì đó.
Qatar, bị cáo buộc đã đổ tới 1,5 triệu euro vào chiến dịch ngầm ở Brussels, thực tế từng giành được một hợp đồng hàng không béo bở và thậm chí đã có lúc đề xuất miễn thị thực cho công dân Qatar “suýt” được EU thông qua. Quốc gia này còn được nhiều thành viên chủ chốt của Nghị viện châu Âu khen ngợi về tiến bộ trong vấn đề quyền con người.
Morocco, với cáo buộc hối lộ Panzeri tới 180.000 euro, được cho là đã tìm cách gây ảnh hưởng đến một ủy ban điều tra việc sử dụng phần mềm gián điệp ở EU và ngăn chặn việc công bố các văn bản bất lợi cho nước này của nghị viện.
Nghị viện châu Âu dường như vẫn không nương nhẹ Mauritania về nhân quyền. Quốc gia này chỉ đạt được một thỏa thuận tương đối về nghề cá vào tháng 6/2022. Có lẽ, minh họa tốt nhất về việc Mauritania chỉ đóng vai trò thứ yếu trong Qatargate là trong hướng dẫn của Nghị viện châu Âu về giao thiệp với các nhà ngoại giao nước ngoài sau bê bối, Qatar và Morocco được nêu đích danh, trong khi Mauritania chẳng xuất hiện lấy một lần
Nghi án tham nhũng rúng động châu Âu
AFP ngày 10.12 đưa tin cảnh sát Bỉ đã bắt giữ Phó chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Eva Kaili, nghị sĩ đảng Phong trào Xã hội toàn Hy Lạp (PASOK) và là thành viên nhóm chính trị Xã hội và Dân chủ (S&D) tại EP.
Bà Kaili ( ảnh, 44 tuổi) từng làm truyền hình và trở thành nghị sĩ EP từ năm 2014. Hồi tháng 1, bà đắc cử chức phó chủ tịch EP và là 1 trong số 14 người nắm vị trí này. Bà Kaili đã bị thẩm vấn tại Brussels vào tối 9.12 trong cuộc điều tra nghi án tham nhũng liên quan một nước vùng Vịnh. Các nguồn tin EP cho biết văn phòng của bà bị cảnh sát Bỉ niêm phong.
Trong cùng ngày, cảnh sát đã khám xét 16 địa chỉ tại thủ đô Bỉ và tịch thu khoảng 600.000 euro tiền mặt, máy tính, điện thoại di động. Thông báo của cơ quan công tố nêu rằng trong nhiều tháng, các nhà điều tra của cảnh sát tư pháp liên bang Bỉ nghi ngờ "một nước vùng Vịnh đã ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế và chính trị của EP bằng cách chi số tiền lớn hoặc tặng quà giá trị cho các bên thứ ba có vị trí chính trị quan trọng chiến lược trong EP".
Thông báo không nêu rõ nước liên quan nhưng truyền thông Bỉ loan tin đó chính là Qatar, chủ nhà của kỳ World Cup đang diễn ra. Hãng thông tấn ANSA của Ý đưa tin trong số 4 người bị bắt có cựu thành viên S&D Pier Antonio Panzeri, hiện là lãnh đạo tổ chức nhân quyền Fight Impunity tại Brussels; và ông Francesco Giorgi, một trợ lý của S&D và là "nửa kia" của bà Kaili.
Một nguồn tin thân cận với vụ án xác nhận cuộc điều tra tập trung vào nghi án Qatar tìm cách hối lộ ông Panzeri, người từng đứng đầu một tiểu bang về nhân quyền của EP, theo tờ Le Soir. Qatar chưa bình luận về thông tin này.
Theo tờ Corriere della Sera, cảnh sát Ý cũng đã hành động theo lệnh của châu Âu và bắt giữ bà Maria Colleoni và cô Silvia, vợ và con gái của ông Panzeri, tại Ý trong ngày 9.12.
Nghị viện châu Âu tước quyền miễn trừ của 2 nghị sĩ đang bị điều tra tham nhũng Ngày 2/2, Nghị viện châu Âu (EP) đã tước quyền miễn trừ của hai nghị sĩ hiện đang bị điều tra tham nhũng ở Bỉ liên quan đến Qatar và Maroc. Đó là nghị sĩ của Bỉ Marc Tarabella và nghị sĩ của Italy Andrea Cozzolino. Quyết định trên được đưa ra theo đề nghị của các cơ quan chức năng Bỉ. Nghị...