Kéo nhau ra bờ sông Tô Lịch tập thể dục giữa mùa ‘cách ly xã hội’
Dù Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị 16 yêu cầu “ cách ly xã hội”, hàng trăm người vẫn kéo nhau ra bờ sông Tô Lịch (Hà Nội) để chạy bộ, tập thể dục.
Hàng trăm người chạy bộ, tập thể dục tại lối đi bộ dọc đường Láng (quận Đống Đa, Hà Nội) – Ảnh Trần Cường
Theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, người dân cần “cách ly xã hội” để phòng chống dịch Covid-19. Theo đó, từ ngày 1.4, mọi người dân cần ở trong nhà, chỉ ra ngoài trong các trường hợp khẩn cấp như cấp cứu, mua thuốc men, mua lương thực, thực phẩm…
Trong khi đó, các cơ quan chức năng đã yêu cầu đóng cửa các công viên, dịch vụ giải trí, quán nhậu để tránh người tụ tập. Nhiều trường hợp người dân “ra đường không đúng mục đích” cũng đã bị chính quyền xử phạt hành chính.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của Thanh Niên, chiều 7.4, hàng trăm người dân vẫn đổ ra phần đường đi bộ trên đường Láng (quận Đống Đa, Hà Nội) để chạy bộ, đạp xe, tập thể dục…
Tuyến đường đi bộ nằm dọc đường Láng, ven sông Tô Lịch dài khoảng 4 km, từ Cầu Giấy tới Ngã Tư Sở – Ảnh Trần Cường
Phần đường đi bộ bên đường Láng từ Cầu Giấy đến Ngã Tư Sở dài khoảng hơn 3 km, từ khoảng 16 giờ chiều 7.4, người dân đổ về khu vực này mỗi lúc một đông, đỉnh điểm là vào khoảng 17 giờ.
Có hàng trăm người dân ở mọi lứa tuổi đã tới đây đi bộ, chạy, đạp xe… và ra về vào khoảng 18 giờ 30, đa số đều đeo khẩu trang.
Đây là địa điểm lý tưởng cho người dân tới đi bộ, chạy, tập thể dục mỗi buổi sáng, chiều – Ảnh Trần Cường
Cập nhật sáng 8.4: Công bố bệnh nhân thứ 250 và 251 mắc bệnh Covid-19
Ông Nguyễn Minh Long (65 tuổi, trú tại quận Đống Đa) cho biết, trước khi có dịch Covid-19, ông và một số người cao tuổi thường ra đây để đi bộ hàng ngày.
Từ khi có dịch và nhà nước yêu cầu người dân hạn chế ra đường, ông Long cũng ở nhà. Tuy nhiên, khoảng 4 ngày gần đây, thấy mọi người lại đi tập thể dục rất đông nên ông Long cũng ra đây đi bộ, sau nhiều ngày ở nhà.
“Thấy người ta chạy đông nên tôi ra đi bộ vài vòng cho khỏe, nếu lực lượng chức năng nhắc nhở thì về, nhưng đến giờ chưa thấy ai nhắc”, ông Long nói chiều 7.4.
Chính quyền đang kêu gọi người dân hạn chế ra đường, không tụ tập đông người nhưng hàng trăm người vẫn đổ về đây tập thể dục – Ảnh Trần Cường
Theo chị Nguyễn Thị Kiều Anh (21 tuổi, trú tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội), bình thường chị vẫn thường tới Công viên Cầu Giấy tập thể dục, nhưng công viên này đã đóng cửa. “Khi thấy bạn bảo ở đường Láng có chỗ đi bộ sạch sẽ, rộng rãi, nên từ hôm 6.4 tôi đã đi xe máy tới đây để tập chạy”, chị Kiều Anh nói.
Người dân đủ mọi lứa tuổi tới đây tập thể dục – Ảnh Trần Cường
Chiều 7.4, một lãnh đạo Công an phường Láng Thượng (quận Đống Đa) cho biết, sau khi nhận được phản ánh từ phóng viên, ngày 8.4, đơn vị sẽ cho lực lượng đến kiểm tra, nhắc nhở và tuyên truyền để người dân không tụ tập.
Theo một số người dân, mỗi ngày họ chạy khoảng 2 – 3 vòng quanh khu vực này – Ảnh Trần Cường
Trẻ em và người già đạp xe để vận động cơ thể – Ảnh Trần Cường
Nhưng phần lớn mọi người tới đây để đi bộ – Ảnh Trần Cường
Mọi người đều đeo khẩu trang nhưng không giữ được khoảng cách 2 m – Ảnh Trần Cường
Khoảng 17 giờ là lúc đông người nhất – Ảnh Trần Cường
Đến khoảng 18 giờ 30 mọi người mới bắt đầu trở về nhà – Ảnh Trần Cường
Trần Cường
Bài học giữ gìn sức khỏe trong mùa dịch virus corona
Bình thường, tôi vốn kỹ tính trong việc giữ sức khỏe cho cả nhà nhưng vốn chủ quan, cả chồng và các con nhiều khi phớt lờ những lời nhắc nhở ra rả của tôi mỗi ngày.
Tập thể dục đều đặn là liều thuốc giữ gìn sức khỏe - ảnh: H.N
Nay, ai cũng hiểu rằng dịch bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nên không được lơ là, xem nhẹ sức khỏe của mình ngay cả khi đang khỏe mạnh và không có bệnh dịch hoành hành.
Một mặt, tôi tăng cường các biện pháp phòng bệnh đơn giản tại nhà được các cơ quan y tế cộng đồng khuyến cáo. Tôi pha nước cam, nước chanh cho cả nhà uống để cung cấp vitamin C tự nhiên nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tôi nhắc cả nhà không được bỏ bữa và cân đối chất dinh dưỡng trong các bữa ăn để cơ thể đủ sức kháng bệnh.
2 yếu tố quyết định sức đề kháng trong dịch virus corona | Bác sĩ Trương Hữu Khanh giải đáp
Mặt khác, nhân dịp này tôi nhắc nhở các thành viên trong nhà về việc giữ vệ sinh nhà cửa, chăn màn được giặt giũ thường xuyên hơn, ăn chín nấu sôi, thường xuyên sát trùng các vật dụng nấu nướng, các đồ dùng không cần thiết hoặc ít được sử dụng tới tôi đem cất hoặc bỏ đi cho nhà cửa thông thoáng, vi rút không có điều kiện lưu cữu, sinh sôi.
Chúng tôi cũng không quên nhắc chừng các con biết chọn lọc cũng như phản ứng trước vô vàn thông tin trên thế giới mạng để không sa đà vào việc tranh luận, chia sẻ những thông tin vô bổ, tránh hoang mang vô cớ trước những nguồn tin không chính thống.
Mỗi lần đi siêu thị, tôi thường thêm vào giỏ đồ của mình những vật dụng nho nhỏ nhưng hữu dụng như các loại xà phòng sát khuẩn hoặc các loại thực phẩm chức năng chứa nhiều vitamin. Giỏ xách đi làm, đi học của mẹ con tôi lúc nào cũng thủ sẵn các loại dung dịch rửa tay nhanh, riêng khẩu trang thì nhà lúc nào cũng có sẵn vài hộp để sơ cua khi đi đường nên khi mọi người hốt hoảng vì không mua được khẩu trang, nhà tôi vẫn không lo thiếu.
Hàng trăm người xếp hàng dài dằng dặc mua khẩu trang y tế vì sợ virus corona
Trước kia, chồng tôi thường đi làm về trễ, công việc đòi hỏi anh thường xuyên tiếp xúc người này người kia ngoài quán xá này nọ. Nay khắp nơi đều e ngại tụ tập nơi quán xá đông người, anh có lý do chính đáng để từ chối mọi cuộc hẹn gặp bên ngoài. Các con tôi cũng vậy, trước kia đi học về bọn trẻ thường đi ăn uống bên ngoài cùng bạn bè. Nay đứa nào cũng sợ bệnh nên hạn chế tụ tập hẹn hò. Nhờ vậy, nhà tôi lúc này thường đông đủ, bữa cơm gia đình nào cũng đủ mặt các thành viên chứ không như trước, có người này thì vắng mặt người kia.
Bệnh dịch luôn là thảm họa của nhân loại nên chẳng ai mong đợi sự có mặt của nó. Tuy nhiên, nếu nhìn theo khía cạnh tích cực giữa giai đoạn khó khăn khi dịch bệnh hoành hành, sự có mặt của dịch bệnh do siêu virus corona đã "giúp" gia đình tôi củng cố lại mọi sinh hoạt vốn bị xem nhẹ lúc bình thường, mọi người gần gũi, quan tâm đến nhau hơn và cũng ý thức tự bảo vệ sức khỏe của mình, của cộng đồng nhiều hơn. Những bài học từ thực tiễn một lần nữa chứng tỏ giá trị của mình hơn bất kỳ loại sách vở giáo khoa nào cũng như giữ gìn sức khỏe là quá trình lâu dài chứ đừng đợi đến khi dịch bệnh lan tràn mới biết quý trọng sức khỏe của mình.
Theo thanhnien
Du khách nước ngoài tử vong ở bán đảo Sơn Trà ngày mùng 3 Tết Tham quan bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), người dân phát hiện nam du khách New Zealand nằm bất động trên đường bê tông. Theo thông tin ban đầu, sáng nay (mùng 3 Tết), người dân đi tham quan bán đảo Sơn Trà (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) phát hiện người đàn ông nước ngoài tử vong, nằm trên đường...