Kẹo mè xững mang hương vị ngọt ngào xứ Huế
Kẹo mè xửng là một trong những đặc sản đã trở thành biểu tượng văn hóa của Huế. Kẹo ngọt dẻo, được làm từ mạch nha pha trộn lẫn với dầu phụng (dầu từ đậu phụng), có mè bao phủ xung quanh kẹo, được cắt từng miếng vuông nhỏ (bao giấy bóng nhỏ) gói trong hộp.
Kẹo mè xững mang hương vị ngọt ngào xứ Huế
Kẹo mè xững mang hương vị ngọt ngào xứ Huế:
Tên gọi của kẹo mè xững do hai yếu tố tạo thành bao gồm mè (vừng) và xững (cách hoán đường thành chất dẻo cô đặc).
Ngoài vừng còn có bột đậu, mạch nha, bánh đa ….. Hoán đường cộng với gia giảm nguyên vật liệu là khâu quan trọng nhất. Nó làm nên các loại mè xửng khác nhau.
Ở đâu đó, người ta gọi mè xững bằng cái tên khác là “mè xửng”. Dường như biến thể “mè xửng” ấy chỉ nghe thôi đã thấy phong vị Huế bị lấn át đi mất rồi. Phải là “mè xững” – xững dấu ngã mới phản ánh đúng cái âm sắc mượt mà của chất giọng Huế huyền ảo mà mộng mơ.
Đặc điểm của kẹo mè xững:
Video đang HOT
Mè xững có độ dẻo đến mức có thể cuộn tròn hoặc bẻ gập thanh kẹo, nhưng bỏ tay ra nó lại trở về tư thế ban đầu.
Mè xững giòn, thành phần bột đậu nhiều hơn, đường ít hơn, được bọc ngoài một lớp bánh đa nướng, ăn giòn tan trong miệng.
Mè xững gương, giơ lên ngắm thấy trong suốt như gương. Mè xửng đen gồm toàn vừng đen bùi và bổ…
Thưởng thức kẹo mè xững xứ Huế:
Thưởng thức mè xững Huế cũng là thú vui tao nhã của bao người, một điều khác lạ quanh quẩn đâu đây trên miếng kẹo mè xững thơm ngon, một nghệ thuật ẩm thực cần phải kiên nhẫn của sự tinh tế trong lòng, không thể nôn nóng, không hề vội vã…
Ăn một thanh kẹo mè xững ngon, nhâm nhi ấm trà được ướp từ những bông sen vậy mới thấy được cái bùi giòn của lạc, mùi thơm thơm của vừng và vị ngọt lịm của đường thật hợp với chén trà sen thơm mát.
Nâng ly trà đưa lên mũi cảm nhận cái mùi hương thanh khiết, sau đó người thưởng thức nhấp một ngụm trà, ăn một miếng mè xửng, lúc này cái ngọt sắc của kẹo sẽ trở nên thanh nhẹ và đậm đà hơn rất nhiều.
Thưởng thức mè xững xứ Huế cùng trà sen
Mè xững là một trong những đặc sản đã trở thành biểu tượng văn hóa của Huế, giống như cơm hến, tôm chua hay chùa Thiên Mụ hay Sông Hương, Núi Ngự vậy! Thấy trong hành lý của ai có mè xững tức là người đó vừa ở Huế. Do đó, với người sinh sống làm việc xa quê hương, khi đang sống nơi phương xa, có bạn bè gửi mình gói mè xững mới thấy nhớ thương Huế da diết…
Bánh ép mắm nêm
Có lẽ ẩm thực Huế luôn là một ẩn số đối với tất cả mọi người, không chỉ vì nơi đây được mệnh danh là "thiên đường ẩm thực" với hàng ngàn món ăn đặc trưng, từ ẩm thực cung đình đến ẩm thực dân gian; từ các món mặn đến các món chay đều hết sức đặc sắc.
Trên hết, sự biến tấu trong các món ăn của người Huế là vô cùng. Và "Bánh ép mắm nêm Cầu Hai" là một sự biến tấu như thế.
Là món ăn vặt nổi tiếng của xứ Huế, Bánh ép tuy chỉ là món ăn vặt vỉa hè nhưng nếu ai đã một lần thưởng thức thì nhớ mãi không quên. Bánh ép có đủ vị và mùi hương: có vị béo của bột lọc, mặn của nước mắm, ngọt của thịt kho, cay cay của ớt và mùi thơm của mùi trứng và thịt chín. Khi kết hợp với mắm nêm, miếng bánh dường như đậm đà hơn, dậy hương và kích thích các tín đồ ẩm thực không thể trì hoãn được mà thưởng thức.
Nguyên liệu và cách thực hiện
Cũng giống như bánh ép Thuận An, để làm món Bánh ép mắm nêm cũng cần các nguyên liệu chính như: bột lọc, thịt nạc, trứng gà, pa tê... Các loại rau và gia vị ăn kèm: tỏi, ớt, chanh, gừng, rau răm, dưa chuột, cà rốt, hành tươi, hành tươi, muối, đường nhưng thay vì nước mắm thì dùng mắm nêm.
Sơ chế nguyên liệu: Bột lọc đem nhồi với nước tạo thành hỗn hợp đủ độ dẻo, cắt bột thành những miếng nhỏ có hình vuông hoặc tròn tầm 4cm; Thịt nạc rửa sạch, băm nhỏ, ướp gia vị muối, tiêu, hành... và ướp trong khoảng 15 phút; Trứng gà đập vỡ bỏ vào tô, khuấy đều cùng với chút hành lá băm nhỏ; Dưa chuột và cà rốt rửa sạch, bào thành sợi nhỏ; Các loại rau sống đem rửa sạch bằng nước muối, để ráo nước.
Bước 1: Chuẩn bị khuôn bánh; Đốt bếp than và làm nóng khuôn bánh.
Bước 2: Đặt một viên bột lọc đã chuẩn bị sẵn cùng 1 lớp thịt nạc băm lên trên rồi ép khuôn bánh lại. Đợi 1 lát rồi mở ra, đổ lên trên bánh một lớp trứng gà và hành lá băm nhỏ, sau đó tiếp tục ép lần 2 một lát, nhanh chóng mở ra.
Bước 3: Lấy bánh ra bày lên đĩa cùng với rau thơm, nước chấm và các món chua ngọt như dưa, cà rốt và thưởng thức.
Điểm đặc trưng của Bánh ép Cầu Hai là ở khâu nước chấm, người ta dùng mắm nêm thay vì dùng nước mắm pha chút tương ớt và sa tế. Nước chấm ngon cũng cần đến công thức riêng: mắm nêm pha loãng cùng với dấm chua, thêm vào đó là tỏi, ớt tươi xây nhuyễn, cùng một ít bột ngọt (mì chính), tạo nên hỗn hợp đặc biệt, đầy đủ vị chua, cay, mặn, ngọt.
Bánh ép mắm nêm Cầu Hai là món ăn được bày bán quanh năm, nhưng sẽ thật tuyệt nếu thưởng thức vào những ngày mưa lạnh hay đi ăn cùng với hội bạn thân. Những chiếc bánh ép nóng hổi ngập tràn trứng thịt pa tê kết hợp với nước chấm mắm nêm đậm vị cùng đĩa rau xanh tươi mươn mướt khiến bạn ăn mãi không thôi.
Món ăn "gây nghiện" đến mức khách chưa ăn hết cái này đã phải gọi cái khác, rồi họ xếp chồng những chiếc đĩa xanh lên thật cao. Khi thanh toán, chủ quán chỉ việc đếm số đĩa rồi tính tiền. Việc đếm dĩa, so sánh với bạn bè xem ai ăn được nhiều hơn cũng là thú vui của người ăn bánh ép.
Nem công chả phượng Một chút sáng tạo sẽ biến món chả Sài Gòn thành món ăn mới, lạ và rất ngon miệng. Lớp bánh tráng mỏng quấn bên ngoài được thay bằng bánh đa. Đây sẽ là món khai vị hấp dẫn cho bữa Tất niên. Nguyên liệu Bánh đa (bánh tráng nướng) Tôm Khoai môn Cua Giò sống, cá thác lác Cách làm 1. Bánh...