Kém tiếng Anh, thiệt đủ đường!
Nhiều bạn cứ cho là nó không quan trọng, nhưng thật ra lại ảnh hưởng rất nhiều trong cuộc sống và việc học của mọi người đó!
Ảnh hưởng đến việc học
Tiếng Anh là môn học bắt buộc của đối với sinh viên khi bước vào giảng đường đại học, dù nó có phải môn chuyên ngành hay không. Phần lớn sinh viên đều được tiếp xúc với tiếng Anh từ những năm trung học, nhưng khi bước vào môi trường đại học, không ít bạn phải chật vật điểm số với môn học này.
Sĩ (CĐ Công Nghiệp) mỗi lần nhắc tới tiếng Anh, cậu cũng rủn người. Dù học tiếng Anh từ hồi tiểu học nhưng điểm số môn này luôn đứng cuối bảng tổng kết. Kì học vừa rồi, Sĩ phải thi lại đến 2 lần mới qua, kéo theo điểm trung bình cả học kì tuột dốc thê thảm. Anh bạn than ngắn thở dài: “Nếu biết trước tình cảnh này thì mình đã chăm chỉ học ngay từ trước.”
Xuyên (ĐH Kinh tế) thì khác hơn, giao tiếp được bằng tiếng Anh, nhưng vốn từ vựng, ngữ pháp lại không đủ dùng khiến việc tìm kiếm thông tin cho các bài tập của Xuyên gặp nhiều khó khăn. Xuyên cho biết: “Mỗi lần làm tiểu luận hoặc đề tài, mình phải cóp nhặt rất nhiều thông tin, đôi khi nguồn tin chủ yếu từ các tài liệu, các trang mạng nước ngoài, toàn tiếng Anh, mà mình không giỏi ngoại ngữ nên không thu thập được nhiều, thành ra nội dung bài làm không sâu, dẫn chứng không phong phú. Lẽ dĩ nhiên, điểm của mình không cao bằng các bạn khác”.
Hạn chế trong các mối quan hệ
Video đang HOT
Các trang mạng xã hội ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của giới trẻ, mở mang các mối quan hệ bằng cách này không phải điều gì lạ lẫm. Rất nhiều teen thú nhận vì kém tiếng Anh mà họ bị hạn chế việc giao lưu, kết bạn.
Vân (19t) là một trường hợp điển hình. Từ ngày lập email, Vân nhận được rất nhiều thư từ những email nước ngoài. Ban đầu Vân cũng thấy đây là cơ hội tốt để kết giao thêm bạn bè, tăng cường vốn hiểu biết nên cô bạn nhiệt tình trả lời. Nhưng càng về sau, những dòng email ngày một dài hơn và nội dung thư cũng mở rộng hơn, vượt quá vốn từ ít ỏi của cô nàng. Vân check mail mà nhiều khi không hiểu hết họ muốn nói gì. Cô nàng đành chọn giải pháp bỏ ngỏ những lá thư, bỏ ngỏ luôn tình bạn với những người bạn ngoại quốc.
Mất cơ hội việc làm
Giỏi tiếng Anh là một lợi thế vô cùng lớn đối với mỗi sinh viên khi bước ra khỏi cánh cổng đại học. Trong quá trình học tập, nhiều sinh viên chỉ tập trung vào những môn chuyên ngành mà không chịu đầu tư cho tiếng Anh, họ nghĩ đơn giản tiếng Anh không quá cần thiết đối với ngành học, với công việc sau này của họ. Để rồi đến khi bước vào môi trường công việc, họ mới thấu hiểu tầm quan trọng của tiếng Anh.
Linh (ĐH Kinh doanh và công nghệ), tốt nghiệp với tấm bằng giỏi, mọi người đều chắc mẩm sẽ có tương lai đầy hứa hẹn trong những công ty, doanh nghiệp lớn. Quả thật, nộp hồ sơ vào bất cứ đâu, cô bạn cũng được đánh giá cao về kĩ năng mềm và tấm bằng đẹp. Nhưng lại bị từ chối bởi “trình độ ngoại ngữ không đạt yêu cầu”. Linh chỉ còn nước ngậm ngùi nhìn biết bao cơ hội tuột khỏi tay. Cô bạn thấm thía: “Bảng điểm của bạn có thể không cao nhưng khá tiếng Anh, bạn vẫn có thể tìm được một vị trí tốt. Ngược lại, dù bạn sở hữu bằng tốt nghiệp loại ưu, nhưng kém ngoại ngữ, bạn vẫn dễ dàng bị nock-out”.
Thế mới thấy tiếng Anh quan trọng đến nhường nào. Các teen ngay từ bây giờ nên có kế hoạch học tập phù hợp cho ngoại ngữ này. Tránh mắc phải những trường hợp kể trên, teen nhé!
Theo PLXH
Lời năn nỉ
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, mới ngày nào nó còn là con bé nhà quê ngờ nghệch, nhút nhát bước chân vào giảng đường đại học.
Vậy mà giờ đây nó đã là cô sinh viên năm ba rồi. Ba năm một mình trọ học ở thành phố này cũng là ba năm nó gắn bó - đứa học trò nhỏ, hàng ngày vẫn gọi nó là chị. Cứ tưởng làm gia sư chỉ để kiếm tiền, không ngờ nó lại thấy mình gắn bó với những đứa học trò bằng đứa em trai ở nhà đến thế.
Hôm nay cũng như mọi hôm, nó lại đến dạy. Thay vì câu hỏi hớn hở như mọi khi, nó nhận được lời năn nỉ:
- Chị ơi! Hôm nay mình học đến 7 giờ thôi nhé!
"Sao thế?" - nó hỏi lại.
- Em mệt lắm chị ạ!
Ừ nhỉ? Cũng phải thôi, mới 10 tuổi đầu mà ngày nào cũng như ngày nào, thời khóa biểu của em chỉ là ăn, ngủ và học, sáng dậy đi học, chiều học rồi tối lại học. Nếu không phải là học chính thì cũng là học thêm. Rồi thì bài tập về nhà, bài tập bổ trợ, bài tập nâng cao để đạt danh hiệu học sinh giỏi mà bố mẹ đặt lên vai em. Tất cả như khiến em khuỵu xuống. Em mới chỉ lên 10 thôi mà. Đôi vai em còn bé lắm. Sao em có thể gánh nổi lượng kiến thức và đống bài tập nhiều như thế chứ? Ngay đến cả nó, một sinh viên đại học, một người đã từng trải qua tuổi thơ đó và giờ đây cũng đã 20 tuổi rồi, mỗi lần dạy em cũng thấy ngao ngán, cũng thấy tội cho em. Nhiều khi muốn cho em nghỉ sớm không muốn em phải học nữa nhưng em không dám nghỉ, vì sợ chưa làm hết bài ngày mai lên lớp sẽ bị cô phê bình rồi bố mẹ mắng. Ngồi bên cạnh nhìn cái dáng gầy gầy, gương mặt đăm chiêu suy nghĩ thoáng vẻ lo lắng, đôi môi bặm lại vì bài toán khó khiến lòng nó không khỏi xót xa.
Tuổi thơ em không có những chiều chăn trâu thả diều như nó. Tuổi thơ em không có những trò chơi bịt mắt bắt dê hay những hòn bi ve tròn xoe, tuổi thơ em không có những lời ru ầu ơ của bà của mẹ cùng những câu chuyện cổ tích. Tuổi thơ em bây giờ hơn nó ngày xưa ở những con búp bê rực rỡ nhiều màu sắc, hơn nó những quán KFC và những bộ váy xinh như công chúa. Nhưng tuổi thơ em bây giờ đâu có thời gian để trò chuyện thủ thỉ cùng búp bê nữa, em cũng đâu còn thời gian để kịp ngắm xem hôm nay mình xinh như chị Hằng Nga nữa, đơn giản chỉ vì, bây giờ thời gian của em chỉ là học và học mà thôi. Em mệt mỏi và buồn chán. Em không tìm được niềm vui trong cuộc sống, em không có cơ hội để kể cho bố mẹ nghe về những chuyện ở trường lớp, em không có dịp khoe những điểm 9, điểm 10. Tưởng như cuộc sống của em rất vội vã. Em hối hả học bài, em hối hả ăn cơm cho kịp giờ đi học thêm, kịp giờ chị dạy. Em cũng ngủ hối hả vì không đủ giấc.
Câu nói của em đã ám ảnh nó suốt những ngày sau đó. Phải chăng trẻ em hôm nay chỉ có mỗi việc học và học. Một điều chúng ta không thể phủ nhận được là, học tập là một điều không thể thiếu với mỗi đứa trẻ, đó là quyền lợi của các em. Nhưng liệu các bậc phụ huynh đã bao giờ thử đặt mình vào guồng quay học tập ấy để thấu hiểu được suy nghĩ của con cái?
Theo Mực Tím
Bi hài 'diễn viên đóng thế' ở 'dịch vụ học thuê' Một dịch vụ rất đặc biệt đang hiện hữu và lạm dụng thái quá, đó là dịch vụ học thuê. Chuyện đi học tưởng như không ai có thể làm hộ được, vậy mà nó lại đang trở nên khá phổ biến ở nhiều trường đại học. Họ chính là những diễn viên... đóng thế trên các giảng đường đại học. Nhiệm vụ...