Kem chống nắng Hàn Quốc có đáng mua?
Nhiều người hiện chuộng dùng kem chống nắng Hàn Quốc vì có công dụng giúp làn da trở nên tươi tắn hơn.
Kem chống nắng luôn cần thiết với làn da vào mọi mùa trong năm. Nó là phần thiết yếu của quá trình chăm sóc da vì giúp bảo vệ da khỏi tia UV, tránh bị ung thư. Ngoài ra, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng có thể làm tăng tốc độ lão hóa và gây ra các đốm đen.
Kavita Mariwalla – bác sĩ da liễu ở New York, Mỹ – nói với Esquire: “Tỷ lệ ung thư da đang chiếm phần lớn ở những người dưới 40 tuổi. Bây giờ, bạn chắc chắn biết lý do tại sao các bà mẹ và bác sĩ da liễu khuyến khích con cái, bệnh nhân của họ thoa kem chống nắng mỗi ngày. Về cơ bản, nó là công cụ mạnh mẽ có thể ngăn ngừa tác hại của ánh nắng mặt trời”.
Tuy nhiên, một số người bỏ qua bước bôi kem chống nắng vì không thích cảm giác nhờn trên mặt hay bị dị ứng. Nhiều sản phẩm có sẵn trên thị trường hiện nay có công thức đa dạng, thậm chí dùng được cho da nhạy cảm. Hơn nữa, nhiều loại còn có tác dụng nâng tông tương tự như kem nền.
Không chỉ chống nắng, nhiều sản phẩm của Hàn Quốc còn có công dụng tương tự kem nền. Ảnh: PureWow.
Vì sao kem chống nắng Hàn Quốc được ưa chuộng?
Có nhiều nhãn hiệu kem chống nắng trên toàn thế giới nhưng các sản phẩm làm đẹp Hàn Quốc chủ yếu được săn đón nhờ công thức chuyên sâu. Các thương hiệu ở xứ kim chi cho ra mắt nhiều loại kem chống nắng có hàm lượng SPF cao.
Claudia Christin – bác sĩ y khoa có bằng tiến sĩ – cho biết: “Những sản phẩm chống nắng của họ phải có SPF ít nhất là 30 và khả năng bảo vệ phổ rộng. Bảo vệ phổ rộng bao gồm bảo vệ khỏi cả tia UVA và UVB”.
Ngoài ra, một lý do khác khiến K-Beauty (thị trường làm đẹp Hàn Quốc) được yêu thích ở nhiều nước trên thế giới, kể cả ở các nước phương Tây. Hầu hết sản phẩm của họ đều tập trung vào chăm sóc da. Kem chống nắng được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo chúng có chất lượng hàng đầu.
Video đang HOT
Sản phẩm chống nắng Hàn Quốc có SPF ít nhất là 30. Ảnh: Self.
“FDA (chứng nhận y tế) Hàn Quốc đã phê duyệt nhiều loại bộ lọc SPF hơn những gì được chấp thuận ở Mỹ. Hàn Quốc luôn thúc đẩy ranh giới về đổi mới kết cấu và ổn định công thức khi thị trường đang siêu cạnh tranh và khắt khe”, Alicia Yoon – người sáng lập Peach & Lily – nói với Marie Claire.
Việc tìm công thức phù hợp trong kem chống nắng có thể khó khăn, đặc biệt là đối với phụ nữ da màu. Không có nhiều thương hiệu phương Tây cung cấp đa dạng sản phẩm cho họ nhưng thị trường Hàn Quốc lại có thể.
Hàm lượng SPF cao và khả năng chống tia cực tím
Các nhà sản xuất ở Hàn Quốc chú ý, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ trong kem chống nắng của họ. Chúng đảm bảo bảo vệ da tốt nhất khỏi các tia có hại của mặt trời. Hàm lượng SPF trong sản phẩm cao (30, 50 và cao hơn). Họ cũng đảm bảo rằng các sản phẩm có khả năng chống tia UVA đáng kể.
Alicia Yoon tiết lộ: “Hệ thống đánh giá PPD (chỉ số biểu thị lượng tia UVA tiếp xúc với da sau khi đã bôi kem chống nắng) được sử dụng. Chuyên gia sẽ so sánh khoảng thời gian để da rám nắng với da không được bảo vệ. Nếu có chỉ số PPD là 20, điều đó có nghĩa là da cần thời gian rám nắng lâu hơn khoảng 20 lần so với da không được bảo vệ”.
Dùng kem chống nắng kể cả khi ở trong nhà giúp bảo vệ da, hạn chế lão hóa sớm. Ảnh: Tumbral.
Đối với mức PA (chỉ số biểu thị liều lượng UVA tối thiểu để tạo ra rám da trong vòng 2-4h sau khi phơi nắng). Nếu bạn càng thấy nhiều dấu hiệu cộng, chứng tỏ nó có khả năng bảo vệ da tốt hơn. Vì vậy, Yoon khuyên bạn nên lấy kem chống nắng “càng nhiều dấu cộng càng tốt”.
Điều khiến kem chống nắng Hàn Quốc khác với các thương hiệu Mỹ là chúng có các thành phần tiên tiến. Yoon tiết lộ rằng “bộ lọc được FDA chấp thuận” đã không được cập nhật trong hơn 20 năm. Bởi vậy, đó là lý do tại sao không nhiều thương hiệu kem chống nắng Hàn Quốc có thể thâm nhập vào thị trường Mỹ.
7 sai lầm tai hại khi bôi kem chống nắng cần sửa ngay
Nếu dùng kem chống nắng sai cách thì ngay cả khi sử dụng sản phẩm tốt nhất làn da của bạn vẫn có thể bị tổn thương.
Dùng không đủ lượng kem chống nắng
Việc bôi kem chống nắng quá ít dẫn đến chỉ số SPF thấp hơn khiến da không nhận được sự bảo vệ tối ưu khỏi tia UV. Theo khuyến cáo, lượng kem chống nắng bằng kích cỡ lòng bàn tay đủ dùng cho cơ thể. Còn với phần mặt, bạn nên bôi lượng kem chống nắng có kích cỡ bằng đồng xu.
Không thường xuyên thoa lại kem chống nắng
Để bảo vệ làn da nên bôi lại kem chống nắng khoảng 2-3 tiếng một lần. (Ảnh minh họa)
Kem chống nắng dù là dạng bôi hay dạng xịt đều suy giảm tác dụng sau 2 tiếng sử dụng dưới ánh nắng. Nếu tiếp xúc với nước hoặc đổ nhiều mồ hôi, thời gian trên sẽ càng rút ngắn. Do đó việc thường xuyên bôi lại kem chống nắng là cần thiết. Khi thoa lại kem chống nắng, bạn có thể dùng nước tẩy trang để làm sạch lớp kem trước đó. Nếu đang trang điểm, hãy sử dụng sản phẩm chống nắng dạng bột để dặm lại.
Bỏ qua các khu vực quan trọng
Nhiều chị em cho rằng chỉ phần da tiếp xúc ánh nắng mặt trời mới phải bôi kem chống nắng mà không biết rằng tia UV có thể xuyên qua quần áo và các lớp vải dày mỏng khác nhau. Nếu không bôi kem chống nắng cho toàn bộ cơ thể, nhiều vùng da khác vẫn có thể bị tổn hại như thường.
Ngoài ra lưu ý hai vị trí mọi người thường không chú ý bảo vệ khi ra ngoài nắng là mí mắt và môi. Đặc biệt môi là vùng dễ bị tổn thương vì chúng không có nhiều hắc tố, là một sắc tố bảo vệ chịu trách nhiệm tạo ra màu sắc cho da, tóc và mắt. Môi của bạn càng ngậm nước, tia UV càng dễ xâm nhập sâu hơn vào vùng da không được bảo vệ. Với môi, bạn có thể dùng son dưỡng chứa chỉ số SPF trên 30.
Không làm theo hướng dẫn sử dụng
Để kem chống nắng hóa học phát huy hiệu quả cần bôi lên da ít nhất 20 phút trước khi ra ngoài vì làn da cần có thời gian để hấp thụ các thành phần bảo vệ. Nên thoa đều và kỹ trên da trước khi mặc quần áo để tránh bị sót hoặc dính vệt kem vào trang phục. Riêng đối với sản phẩm có 2 thành phần chống nắng vật lý - titanium oxide và zinc oxide - sẽ hoạt động ngay lập tức sau khi thoa. Vì vậy với kem chống nắng vật lý, bạn không cần chờ đợi thành phần chống nắng bên trong phát huy tác dụng.
Sử dụng kem chống nắng đã mở trong thời gian dài
Khi chưa mở nắp, kem chống nắng thường có hạn sử dụng khoảng 2-3 năm. Tuy nhiên khi đã sử dụng, thời gian này giảm còn khoảng 6 tháng. Bạn không nên dùng kem chống nắng hết hạn, có sự biến đổi về kết cấu, màu sắc hay mùi hương vì có thể gây dị ứng, tổn hại làn da.
Không chú ý đến chỉ số quang phổ trên kem chống nắng
Rất nhiều loại kem chống nắng chỉ có tác dụng chống tia UVB, nguyên nhân gây ra hiện tượng cháy nắng. Trong khi đó, tia UVA cũng mang đến nhiều tác hại. Mang bước sóng dài hơn tia UVB, tia UVA xâm nhập sâu hơn vào da, phá hủy cấu trúc collagen và dẫn đến lão hóa da. Để bảo vệ da tối đa, hãy tìm đến các loại kem chống nắng có công thức chống nắng phổ rộng (trên bao bì có chữ "broad-spectrum") giúp ngăn cản tia UVA và UVB. Với kem chống nắng sử dụng ký tự PA, hãy chọn sản phẩm có ký tự PA kèm những dấu cộng phía sau từ trở lên.
Sử dụng kem chống nắng không phù hợp với da
Kem chống nắng chỉ phát huy tác dụng khi bạn lựa chọn sản phẩm đúng cách, phù hợp với đặc tính làn da của mình. Nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF 20 - 30 đối với làn da sáng, chỉ số SPF dưới 20 cho da sẫm, nếu muốn tăng khả năng bảo vệ dưới trời nắng gắt chỉ nên dùng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 - 50 là phù hợp nhất. Những người da dễ nổi mụn thì nên sử dụng dạng xịt. Loại này vừa có tác dụng bảo vệ da vừa làm thông thoáng lỗ chân lông, giúp da không bị bít bởi bụi bặm và mồ hôi. Da nhạy cảm, dễ dị ứng nên chọn kem chống nắng không chứa acid paraaminobenzoic (PABA).
Giống như các loại mỹ phẩm khác, sử dụng kem chống nắng không đúng cách không những không mang lại hiệu quả, thậm chí có thể gây ra những tổn thương đáng tiếc cho da. Nếu bạn đang mắc phải những sai lầm như trên thì cần sửa ngay để có làn da trắng mịn, khỏe mạnh trong mùa hè này.
Mẹo chống nắng và tránh bị uể oải ngày nóng không phải ai cũng biết Mới những ngày vào mùa hè, thời tiết nắng gắt, khắc nghiệt đã gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của nhiều người. Tìm hiểu một vài mẹo chống nắng và uể oải cho mùa hè để tăng cường sức khỏe Nhiệt độ những ngày hè đang càng ngày càng tăng cao, đặc biệt nhiệt độ được đo trực tiếp...