Kem chống nắng: Dùng đúng cách để chống già
Bạn chăm chỉ thôi vẫn đủ, bạn cần bôi đủ lượng, đúng cách mới có thể chống chọi lại những tác nhân gây lão hóa ngoài kia.
Tia cực tím chính là một trong những nguyên nhân khiến da lão hóa không phanh, không chỉ khiến da bị rám nắng mà còn làm tổn thương collagen trong lớp hạ bì, gây ra các vấn đề như nếp nhăn và chảy xệ. Tất cả các bác sĩ da liễu đều cảnh báo một điều dù dưỡng da kỹ đến đâu mà không chống nắng đầy đủ thì tất cả đều công cốc.
Vấn đề da lão hóa sẽ không trừ một ai nếu bạn không chăm sóc và bảo vệ da cẩn thận.
Tuy nhiên ngay cả khi bạn vẫn bôi kem chống nắng hàng ngày, nhưng làn da vẫn đen sạm, lấm tấm tàn nhang, in hằn các vấn đề lão hóa.
Vì sao bôi kem chống nắng mà da vẫn lão hóa không phanh?
Một câu hỏi không của riêng ai, bởi rõ ràng bạn luôn chăm chỉ bôi kem chống nắng mỗi ngày nhưng da vẫn già đi trông thấy. Kem chống nắng chỉ phát huy tối đa công dụng và khả năng bảo vệ làn da của bạn khi được bôi đủ lượng lên da. Nếu bôi quá ít, quá mỏng, kem sẽ không thể cản lại tác động của tia UV lên da của bạn, kết quả làn da vẫn bị “tàn phá” trước ánh nắng mặt trời.
Bạn chăm chỉ thôi vẫn chưa đủ, bạn cần bôi đủ lượng, đúng cách mới có thể chống chọi lại những tác nhân gây lão hóa ngoài kia.
Video đang HOT
Muốn chống già, nhất định không được tiết kiệm kem chống nắng
Bạn có thể hình dung lượng kem chống nắng đủ cho da mặt tương ứng với 1 đồng xu hoặc bơm đủ chiều dài của hai ngón tay. Còn với boy, lượng kem chống nắng đủ dùng ước tính bằng một ly thủy tinh nhỏ xinh.
Đây mới là lượng kem chống nắng đủ để bôi lên toàn bộ khuôn mặt cũng như làn da body. Nếu không đủ lượng này, kem chống nắng sẽ không thể bảo vệ tốt cho làn da của bạn.
Các bác sĩ luôn nhắc nhở, tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím rất dễ khiến da bị lão hóa nhanh, không chỉ vào mùa hè mà cả những ngày nhiều mây hay mùa đông, bạn cũng cần bảo vệ làn da của mình để tránh tia cực tím và làm chậm quá trình lão hóa da. Ngay cả những ngày trời mát mẻ, nhiều mây thì tia UV vẫn ở mức có thể gây hại đến làn da của bạn.
Nếu hoạt động ngoài trời hay ngồi máy tính cả ngày mà không dặm lại chống nắng thì làn da vẫn chịu tác động bởi tia UV và ánh sáng xanh. Khi đó da sạm đen là điều khó tránh khỏi.
Sau 2 tiếng bạn cần dặm lại kem chống nắng một lần. Nếu lo ngại việc dạng kem có thể hưởng đến lớp make up thì các bạn có thể lựa chọn chống nắng dạng phấn phủ có chỉ số SPF hoặc chống nắng dạng xịt.
Nếu da đổ dầu khi dùng kem chống nắng, nếu bạn dùng giấy thấm dầu hay khăn giấy để thấm đi lớp dầu thừa trên mặt, rất có thể bạn đã vô tình lấy đi một số thành phần chống nắng hóa học gốc lipid, khiến khả năng bảo vệ da của kem chống nắng bị suy giảm.
Khi cảm thấy da tiết dầu thực sự khó chịu, bạn có thể thử dùng phấn phủ có tác dụng chống nắng để phủ lên những vùng da dầu, để tránh làm giảm tác dụng chống nắng ở mức tối đa.
Kết luận
Có một sự thật là phái đẹp thường đầu tư kem dưỡng da, serum chống lão hóa… hơn là chuẩn bị đầy đủ các dòng kem chống nắng phù hợp với các thời điểm trong ngày. Ngoài tuýp kem chống nắng vẫn dùng hàng ngày, chị em cũng nên đầu tư thêm chống nắng dạng xịt hoặc dạng lăn để có thể sẵn sàng bổ sung lớp chống nắng bảo vệ da ngay khi cần. Đó chính là bước đầu tiên để các chị em có thể làm giảm tốc độ lão hóa cho làn da của mình.
Bôi kem chống nắng da vẫn đen sạm, vì sao?
Bôi kem chống nắng nhưng da vẫn sạm, nguyên nhân phổ biến là do mọi người bôi kem chống nắng chưa đúng cách.
Hỏi:
Ngày nào trước khi ra khỏi nhà tôi cũng dùng kem chống nắng tuy nhiên không hiểu sao da vẫn bắt nắng, đen sạm, mong bác sĩ tư vấn?
Nguyễn Thi Hoài (Hà Nội)
Ảnh minh họa.
TS.BS Vũ Nguyệt Minh, Bệnh viện Da liễu Trung ương trả lời:
Bôi kem chống nắng nhưng da vẫn sạm, nguyên nhân phổ biến là do mọi người bôi kem chống nắng chưa đúng cách. Hiện nay, nhiều người dùng kem chống nắng chủ yếu mang lại cảm giác yên tâm chứ không thực sự mang lại hiệu quả tối ưu.
Rất nhiều trường hợp người bệnh đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám da cho biết, sáng nào trước khi ra khỏi nhà cũng bôi kem chống nắng nhưng họ chỉ bôi một lần duy nhất cho cả ngày.
Đây là sai lầm thường gặp nhất vì 1 SPF bảo vệ da khỏi tia cực tím trong 10 phút. Sử dụng kem có SPF 15 sẽ bảo vệ được da trong 150 phút và SPF 50 là 500 phút.
Cứ 2 - 3 tiếng cần bôi lại kem chống nắng một lần dù bạn đang dùng loại có chỉ số chống nắng cao. Việc bôi kem chống nắng cần thực hiện hàng ngày, kể cả trời nhiều mây hay ở trong nhà nhiều, tia UV vẫn làm hại da bạn.
Việc bôi quá ít cũng là yếu tố khiến cho kem chống nắng không đạt được hiệu quả cao. Lượng kem chống nắng theo khuyến cáo là 2 mg sản phẩm chống nắng cho mỗi một centimet vuông da. Như vậy để bôi cả mặt, trung bình cần khoảng 1,2g và cho cơ thể là 25 - 30g.
Ngoài ra, cần chú ý bôi kem vào tất cả những vùng da tiếp xúc với ánh nắng như: Mặt, cổ, ngực, cánh tay, bàn tay và cẳng chân... để hạn chế nguy cơ ung thư da.
Bên cạnh kem chống nắng thì những biện pháp chống nắng vật lý vẫn rất quan trọng, bao gồm: Áo quần chống nắng, mũ, kính râm, khẩu trang, găng tay... Nhiều người chủ quan bỏ qua những vật dụng này, kết quả là dù có bôi kem chống nắng thì da vẫn dần dần bị đen đi.
Chị em già nhanh hơn vào mùa hè vì hầu hết bỏ qua thoa kem chống nắng ở 2 vị trí Không phải khuôn mặt, vùng cổ gáy, đây mới là 2 vị trí hầu hết chị em đều bỏ qua khi bôi kem chống nắng vào mùa hè, vô tình tố cáo tuổi tác. Kem chống nắng là vật bất ly thân của chị em phụ nữ vào mùa hè. Thoa kem chống nắng vùng mặt, các chuyên gia da liễu luôn cảnh...