Kém chất lượng là do mở trường ồ ạt

Theo dõi VGT trên

“Hiện nay tình hình giáo dục đại học rất phức tạp, do thời gian vừa qua chúng ta mở trường ồ ạt lên tới hơn 400 trường ĐH, CĐ dẫn đến chất lượng thấp nên dư luận sợ và không tin vào chất lượng đào tạo của nhiều trường ngoài công lập”.

GS.VS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục, đã khẳng định như vậy sau sự kiện Nam Định “nói không” với sinh viên trường dân lập.

Kém chất lượng là do mở trường ồ ạt - Hình 1

GS.VS Phạm Minh Hạc.

Sau sự kiện Đà Nẵng “nói không” với SV tại chức nay lại đến sự kiện Nam Định “nói không” với sinh viên trường dân lập. Điều đó không khác gì một cú đấ.m mạnh về chất lượng đào tạo đại học ngoài công lập của chúng ta hiện nay. GS nghĩ thế nào về vấn đề này?

Tất cả các trường công lập và trường ngoài công lập đều do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và đều do Bộ GD-ĐT quản lý nhà nước về mặt chuyên môn. Khi người học đã học xong 4 năm đại học và bằng tốt nghiệp do hiệu trưởng trường cấp theo quy định nhà nước thì nên được đối xử công bằng, đúng tính pháp chế của nhà nước ta. Bằng tốt nghiệp của công lập hay ngoài công lập đều do Nhà nước quyết định và người học đều tin tưởng vào quyết định đó. Còn việc tuyển dụng người như thế nào, tốt hơn, có chất lượng hơn thì tùy thuộc vào cách lựa chọn phỏng vấn của từng cơ quan chứ không nên dựa vào tiêu chí bằng cấp.

Lãnh đạo tỉnh Nam Định giải thích lý do không tuyển sinh viên dân lập vào các cơ quan hành chính là do đầu vào chất lượng thấp. Theo GS lý do như vậy có thỏa đáng không, trong khi đó các trường ĐH ngoài công lập (NCL) đều thực hiện tuyển theo mức điểm sàn của Bộ GD-ĐT?

Tình hình giáo dục đại học hiện nay rất phức tạp, do thời gian vừa qua chúng ta mở ồ ạt trường ĐH, CĐ lên tới hơn 400 trường ĐH, CĐ dẫn đến chất lượng thấp nên dư luận sợ và không tin vào chất lượng đào tạo của nhiều trường NCL.

Cho nên việc quản lý Nhà nước phải tính toán cẩn thận, không thể mở tung ra hay như tháo khoán như vậy.

Video đang HOT

Đầu năm, Hiệp hội các trường NCL cũng đã đề nghị Bộ GD-ĐT giảm điểm sàn tuyển sinh nhưng bộ kiên quyết giữ điểm sàn. Nói chung, có đề nghị biện pháp này hay biện pháp khác chỉ để nhằm tuyển sinh thu học phí thì vấn đề chất lượng như thế nào.

Mọi biện pháp để có người vào học như vận dụng điều 33 hay người giới thiệu thí sinh đến học cũng được tiề.n, thí sinh vào trường cũng được thưởng tiề.n… như vậy rất nguy hiểm. Giáo dục thương mại hóa ghê quá, mua cả người học. Nếu làm như thế sẽ phá hoại nền giáo dục đại học của chúng ta, chúng ta không thể đào tạo nên những con người là nhân lực có trình độ cao, có đạo đức tốt để xây dựng nền công nghiệp và cao hơn nữa là xây dựng xã hội tốt đẹp.

Với tình hình giáo dục đại học phức tạp như hiện nay, theo GS ngành giáo dục cần phải làm gì?

Đại hội Đảng lần thứ XI đã đặt vấn đề “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục” là rất đúng. Tuy nhiên, theo tôi muốn đổi mới thì trước hết phải chấn chỉnh cho tốt. Chuẩn bị những điều kiện tối thiểu để có chất lượng nhà trường như trường lớp phải đủ, thầy cô giáo phải đủ theo cơ cấu của môn học.

Về giáo dục đại học cần phải chấn chỉnh trước hết về việc mở trường và việc này chỉ có Thủ tướng mới có quyền. Tiêu chí đầu tiên mang tính đột phá để có nguồn nhân lực chất lượng cao theo tôi đó là nâng cao chất lượng. Nếu đủ sức làm chất lượng thì cho mở trường chứ đừng chạy theo tiêu chí mấy trăm sinh viên trên vạn dân thì không nên. Cái đó có tính đến nhưng chỉ là hệ quả tất yếu việc của ta làm.

Bên cạnh đó, không chạy theo mục tiêu đến năm nào Việt Nam có trường đại học “lọt” vào tốp này tốp kia của thế giới. Chúng ta chạy theo cái đó để làm gì. Cái đó là hệ quả đương nhiên trong tiêu chí của sự phát triển đất nước. Cần phải thực chất để đào tạo ra con người, có nghề nghiệp để nâng cao sản lượng lên.

Xin cảm ơn GS!

Hồng Hạnh

Theo dân trí

Đóng cửa trường kém chất lượng: Thời cơ đã đến?

Mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 đã khép lại với sự thất bại "ê chề" của các trường ngoài công lập. Mặc dù không ít trường đã mạnh dạn đầu tư với số tiề.n "khủng" để thu hút thí sinh nhưng kết quả vẫn không mấy khả thi.

Giải thích về tình trạng ế ẩm không thể tuyển được thí sinh, nhiều trường kêu ca cho rằng, Bộ GD-ĐT quá cứng nhắc về mức điểm sàn. Tuy nhiên theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT thì mức điểm sàn đưa ra đủ để cho các trường tuyển đủ chỉ tiêu, còn chuyện thí sinh đạt điểm trên sàn nhưng không đầu đơn vào các trường thì cần đán.h giá lại khâu chất lượng của mình.

Kém chất lượng, thí sinh chê

Nếu như những năm trước kia thí sinh chỉ đặt ra mục tiêu là làm thế nào để đặt chân được đến giảng đường ĐH còn ít quan tâm đến đó là trường ra sao thì vài năm trở lại đây nhiều địa phương đổi mới mô hình tuyển dụng nên đòi hỏi thí sinh phải tính toán kỹ càng hơn.

Theo thí sinh Lê Thị Thơm, quê ở Thanh Hóa, thì nếu theo học các trường chưa được xã hội thừa nhận sẽ rất khó để xin việc. Thà rằng không đi học còn hơn là sau khi tốt nghiệp chẳng có đơn vị tuyển dụng nào chấp nhận.

Cùng chung quan điểm với Thơm, thí sinh Duy Quang đến từ Hưng Yên chia sẻ thêm: "Thời đại Internet nên thông tin luôn rộng mở và cũng là cơ hội để thí sinh hiểu rõ hơn các trường. Bên cạnh đó với những chia sẻ của những anh chị đi trước thì bản thân thí sinh cũng đán.h giá được vấn đề. Đối với em vào được ĐH là một ước mơ rất lớn nhưng không phải trường nào cũng chọn. Học xong phải tiến đến mục tiêu có việc làm, còn học xong cũng như không thì theo đuổi làm gì?".

Chuyên viên tuyển sinh của Bộ GD-ĐT từng chia sẻ: "Quan điểm của Bộ là từ nay giao cho các trường tự chủ nhiều hơn, Bộ chỉ quản lý về mặt pháp lý cũng như quy chế. Đơn vị nào làm sai thì xử lý thật mạnh tay. Hiện nay nhận thức của thí sinh khác trước rất nhiều, nếu trường không đào tạo nghiêm túc dù có "hút" kiểu nào thí sinh cũng chẳng mặn mà".

Thực tế cho thấy, ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn thì khối các trường ngoài công lập đã rầm rộ lên phương án "chữa cháy". Từ việc đề xuất xin Bộ GD-ĐT đưa ra điểm sàn riêng đối với khối trường này cho đến những cuộc họp "nóng" để gia tăng áp lực. Tuy nhiên không hẳn trường ngoài công lập nào cũng chung quan điểm nhất thống với các "đồng minh" bởi đối với họ thí sinh "chê" nghĩa là trường cần phải cố gắng nhiều hơn.

Một chuyên gia tuyển sinh của văn phòng Bộ GD-ĐT phía Nam đán.h giá: "Các trường nên đối mặt thực tế để cải cách nâng cao chất lượng sau đó hút thí sinh là điều cần thiết vào lúc này. Rõ ràng một số trường như ĐH Hoa Sen, ĐH Thăng Long... cũng là cảnh ngoài công lập nhưng dường như họ rất ít "phàn nàn" về việc không tuyển đủ chỉ tiêu bởi họ đã thể hiện được mình".

Đóng cửa trường kém chất lượng: Thời cơ đã đến? - Hình 1

Thí sinh đến nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2 tại trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM. (Ảnh: Lê Phương)

Đóng cửa các trường ĐH yếu kém!

Theo đán.h giá của giới chuyên môn, từ trước đến nay chưa có một trường ĐH nào ở Việt Nam bị đóng cửa hoặc thu hồi quyết định thành lập trường. Sở dĩ Bộ GD-ĐT không thể làm mạnh được việc này bởi vượt phải quyền hạn của họ. Chính vì thế những năm qua nhiều trường "lay lắt" tuyển sinh cho có, thậm chí là sai phạm nhưng biện pháp xử lý mới chỉ dừng lại nhắc nhở, phạt tiề.n và cao nhất là đình chỉ tuyển sinh.

Trong khi các bên liên quan vẫn còn cái khó trong việc xử lý thì có lẽ người học sẽ là liều thuố.c hữu hiệu để trị bệnh cho các trường kém chất lượng. Trường mở ra nhưng không có người đăng ký thì ắt hẳn một lúc nào đó sẽ bị "lụi tàn".

Chuyên viên tuyển sinh của Bộ GD-ĐT cho biết sẽ siết chặt các quy chế, quy định để chấn chỉnh các trường ĐH, CĐ hiện nay. Trường nào 3 năm liên tiếp không tuyển sinh được sẽ đình chỉ hoặc thậm chí đề xuất để thu hồi quyết định thành lập.

Mặc dù tỏ ra rất mạnh tay trong việc tuyển sinh năm nay nhưng hiện tại Bộ GD-ĐT đang phải đối mặt đối với các hình thức biến tướng dưới sạng chỉ tiêu liên thông, liên kết, đào tạo theo địa chỉ, hệ tại chức... Trên thực tế thì không ít trường ngoài công lập chẳng mặn mà gì với việc tuyển sinh chính quy bởi các hệ không chính quy vẫn thu được "lợi nhuận" nhiều hơn. Chính vì thế chúng ta chỉ cần lướt qua website của các trường ngoài công lập thì không khó để thấy việc thông báo tuyển sinh không chính quy một cách ồ ạt.

Bộ GD-ĐT từng nhấn mạnh là sẽ chấn chỉnh các hệ đào tạo không chính quy cũng như các hệ đào tạo liên kết trong thời gian tới. Lộ trình giải quyết bài toán này đã được Bộ GD-ĐT khởi động bằng việc trong kì thi tuyển sinh 2011 yêu cầu các trường xác định điểm chuẩn hệ đào tạo theo địa chỉ không được thấp hơn điểm chuẩn vào trường. Không những thế lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng tiết lộ: "Bộ GD-ĐT sẽ đưa ra các quy định mới để quản lý chặt chẽ các hệ đào tạo, đặc biệt là hệ đào tạo liên thông".

Với động thái quyết liệt của Bộ GD-ĐT và sự hậu thuận mạnh mẽ của người học thì câu chuyện đóng cửa các trường ĐH, CĐ kém chất lượng ở Việt Nam chỉ còn là yếu tố thời gian.

Nguyễn Hùng

Theo dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Xin phụ huynh ủng hộ mua laptop bất thành, cô giáo "dỗi" không soạn đề cương
14:35:56 28/09/2024
Ca sĩ Tô Thanh Phương "Đất Phương Nam": Nằm 1 chỗ, vợ xin cơm từ thiện
15:49:21 28/09/2024
Hoa hậu Vbiz đeo vàng trĩu cổ, hôn tình tứ chồng đại gia hơn 16 tuổ.i trong lễ ăn hỏi
16:23:32 28/09/2024
Hoa hậu Khánh Vân tươi hết cỡ chụp ảnh cưới, hé lộ ý nghĩa đặc biệt của hoa cưới
15:02:23 28/09/2024
Cô bé 13 tuổ.i thừa kế gần 30 tỷ, bố mẹ ruột bất ngờ tìm đến hé lộ sự thật gây xôn xao
18:54:37 28/09/2024
Sau mỗi lần gần gũi được chồng cho 10 triệu, vợ sung sướng hưởng thụ rồi ngỡ ngàng khi biết sự thật đằng sau
17:23:01 28/09/2024
Em trai của bà Trương Mỹ Lan "năn nỉ" toà xin lại 10 tỷ để trị bệnh
18:38:35 28/09/2024
Trần Kiều Ân khóc nức nở, phát biểu trước chồng kém 9 tuổ.i ở đám cưới 73 tỷ
15:37:39 28/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sai phạm trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Thái Bình bị cách chức

Pháp luật

20:33:31 28/09/2024
Ông Nguyễn Viết Hiển, Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thái Bình bị cách chức vì liên quan đến sai phạm tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025.

Xác định danh tính 3 cô gái dùng mũ bảo hiểm đán.h đậ.p dã man n.ữ sin.h ở TP.HCM

Netizen

20:33:31 28/09/2024
Chiều ngày 28/9, cơ quan chức năng đã ban đầu xác minh danh tính, n.ữ sin.h, thời điểm xảy ra vụ việc n.ữ sin.h bị đán.h hội đồng ở huyện Củ Chi, (TP.HCM).

Ác thần Knull chính thức xuất hiện trong trailer 'Venom: The last dance'

Phim âu mỹ

20:31:24 28/09/2024
Venom là một trong những loạt phim siêu anh hùng thành công nhất của nhà Sony với lượng fan đông đảo trên toàn thế giới.

Nếu không làm người nổi tiếng, Jennie sẽ làm gì?

Sao châu á

20:05:17 28/09/2024
Jennie đã tiết lộ công việc mong muốn của mình trong trường hợp không trở thành Idol K-Pop trên My Name is Gabriel.

Trung Quốc lần đầu tiên phóng vệ tinh thử nghiệm có thể tái sử dụng và thu hồi

Thế giới

19:55:05 28/09/2024
Vệ tinh Thực Tiễn-19 đã đạt được nhiều đột phá về công nghệ và được kỳ vọng sẽ nâng cao đáng kể trình độ kỹ thuật, cũng như hiệu quả ứng dụng của các vệ tinh có thể thu hồi của Trung Quốc.

Lộ thời điểm nghi Hoa hậu Lê Hoàng Phương và "bà trùm Hoa hậu" trục trặc?

Sao việt

19:52:58 28/09/2024
Mới đây, cư dân mạng chia sẻ mạnh trở lại khoảnh khắc bà trùm Hoa hậu Phạm Kim Dung thể hiện thái độ với Lê Hoàng Phương.

Jennie hạ nhiệt, tạo hình album mới bị netizen Việt so không gây sốt bằng tlinh

Nhạc quốc tế

19:48:49 28/09/2024
Với vị thế là it girl số 1 Hàn Quốc , mặc gì cũng tạo bão thời trang, Jennie đang khá hụt hơi trong những bước quảng bá album đầu tiên. Ở Jennie, công chúng đặt kì vọng cao hơn.

Thủ tướng kể về quyết định sống còn để giữ đậ.p Thác Bà, đê Hoàng Long

Tin nổi bật

18:27:49 28/09/2024
Điều này được Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ khi phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến sơ kết, đán.h giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3 (bão Yagi), sáng 28/9.

Sau loạt phốt phát ngôn tục tĩu, một bộ phận fan của rapper mang tiếng "phông bạt" đồng loạt "quay xe"

Nhạc việt

18:11:40 28/09/2024
Tuy đã chào sân làng giải trí tại cuộc thi King Of Rap, Negav chỉ thực sự chạm tới đỉnh cao sự nghiệp sau khi góp mặt trong chương trình thực tế về anh trai.

Vị bác sĩ bật khóc, ôm mẹ lần cuối khi hiến giác mạc của bà cho y học

Sức khỏe

17:50:30 28/09/2024
Sáng sớm ngày 25/9, Ngân hàng Mô - Bệnh Viện Mắt Hà Nội 2 nhận được điện thoại thông báo, người con trai muốn hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho người bệnh mù lòa.

Vợ lấy điện thoại của chồng nhắn cho chị giúp việc định trêu chọc, nào ngờ nhận ngay sự thật sững sờ ngay trước mắt

Góc tâm tình

17:46:04 28/09/2024
Tôi điếng người, lờ mờ đoán ra câu chuyện mờ ám của chồng và người giúp việc. Nhưng tôi quyết phải vạc.h trầ.n đôi gian phu dâm phụ này.