KEB Hana Bank được mua 15% cổ phần của BIDV?
Theo kế hoạch trình cổ đông để bán cho nhà đầu tư nước ngoài của BIDV, Tập đoàn tài chính Hana ( KEB Hana Bank) có thể sẽ được mua tối đa khoảng 15% cổ phần của ngân hàng này.
Theo thông tin từ báo Business Korea, KEB Hana Bank đang đàm phán để mua lại cổ phần của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV- mã cổ phiếu BID). KEB Hana Bank mua cổ phần BIDV nhằm mở rộng mảng tài chính của mình ở Việt Nam. Theo thỏa thuận trên, BIDV sẽ phát hành cổ phần mới nhằm cải thiện cấu trúc tài chính, và KEB Hana Bank sẽ mua lượng cổ phần này. Quy trình còn lại cần được sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trước đó, hồi đầu năm 2018, Chủ tịch của KEB Hana Bank, ông Kim Jung Tai, đã gặp gỡ Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ. Tại đây, ông Kim nhấn mạnh tới sự hợp tác giữa Ngân hàng Hana Bank và BIDV, đồng thời cho biết hai bên sẽ tạo ra các cơ hội kinh doanh tốt nếu tiếp tục duy trì quan hệ đối tác trong lĩnh vực công nghệ tài chính và thanh toán di động ở Việt Nam.
Thông tin này dự kiến sẽ nóng lên tại đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2018 sẽ được ngân hàng này dự kiến tổ chức vào ngày 24.4 tới. Kế hoạch này đã được BIDV trình cổ đông từ năm 2014 và cho đến nay mới xuất hiện thông tin về đầu tiên về nhà đầu tư nước ngoài.
Năm 2014, BIDV đã trình cổ đông kế hoạch bán vốn cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, BIDV sẽ phát hành thêm cổ phần để bán cho nhà đầu tư được lựa chọn sao cho tổng mức sở hữu của khối ngoại không vượt quá 30% vốn điều lệ BIDV sau khi phát hành thêm cổ phiếu.
Tại ĐHĐCĐ năm 2014, khi đó ông Trần Bắc Hà vẫn đang là chủ tịch HĐQT BIDV đã làm rõ hơn về kế hoạch này. “Hiện Nhà nước đang nắm 95,76% cổ phần của BIDV, dự kiến trong năm nay sau khi bán vốn, cổ đông nhà nước chỉ còn nắm giữ 86,66% và cổ đông ngoài nhà nước là 3,84%; cổ đông nhà đầu tư tài chính 9,5%”.
Làm rõ hơn lộ trình này, ông Trần Phương, Phó tổng giám đốc BIDV cho biết tại ĐHĐCĐ năm 2014 là BIDV dự kiến bán 15% cổ phần cho một đối tác chiến lược nước ngoài và 10% cho một nhà đầu tư tài chính ngoại. Trong quá trình đàm phán sẽ có 1 phần nội dung là nhà đầu tư nước ngoài sẽ có 1 vị trí trong ban HĐQT BIDV.
Về tiêu chuẩn lựa chọn đối tác chiến lược nước ngoài, ông Phương cho biết tổng tài sản của ngân hàng đó tổi thiếu phải từ 20 tỷ USD trở lên, có kinh nghiệm 5 năm trên lĩnh vực tài chính…
Như vậy, KEB Hana Bank có thể sẽ được mua tối đa là 15% cổ phần của BIDV và theo lộ trình. Đây cũng là cơ hội để BIDV tăng vốn và cải thiện các chỉ số tài chính của theo tiêu chuẩn Basel II.
Video đang HOT
Câu chuyện tăng vốn của BIDV được đặt ra từ năm 2014, tuy nhiên cho đến nay, vốn điều lệ mới tăng được một lần từ 28.112 tỷ đồng (năm 2014) lên 34.187 tỷ đồng trong năm 2015 và giữ cho đến nay.
Tại ĐHĐCĐ năm 2016 – 2017, HĐQT của BIDV cũng đặt là lộ trình tăng vốn khủng lên 38.632 tỷ đồng và coi đây là một trong 10 nhiệm vụ trọng yếu phải làm, nhưng đều thất bại. Nguyên nhân cũng được ông Trần Anh Tuấn thành viên phụ trách HĐQT BIDV giải thích việc tăng vốn của BIDV rất khó và phụ thuộc nhiều vào giá, phương thức phát hành.
“BIDV đã làm việc và đến này có hơn 30 nhà đầu tư quan tâm. Có những nhà đầu tư đã ký hợp đồng bảo mật, thăm dò ngân hàng. Việc tìm kiếm nhà đầu tư để tăng vốn vẫn chưa thể kết thúc được do lý do khách quan của nền kinh tế thế giới và khu vực.
Các định chế tài chính nước ngoài cũng đang cần tăng năng lực theo tiêu chuẩn Basel II, III. Các định chế cũng tập trung nâng cao vốn nội tại và tập trung đầu tư trong nước. Cùng đó, các nhà đầu tư thay vì đầu tư vốn cổ phần lại mong muốn thành lập công ty con tại Việt Nam”, ông Tuấn cho biết.
Ông Tuấn trần tình, nếu không tăng vốn điều lệ trong năm 2017, BIDV sẽ phải thực hiện cấu trúc lại tài sản có. Mức độ tăng trưởng tài sản cũng sẽ không thể đạt 16% (khoảng 110.000 tỷ đồng) như kế hoạch.
Tuy vậy, năm 2017 kế hoạch tăng vốn cũng chưa thành công. Đây không chỉ khó khăn riêng của BIDV mà còn cả các ngân hàng khác như Vietcombank, Techcombank, HDBank… cũng lên kế hoạch bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng đến nay vẫn chưa thành.
Năm 2017, BIDV đạt lợi nhuận trước thuế là 8.800 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 1.201.661 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu giảm còn 1,61% và các khoản phải thu tăng vọt lên 31.079 tỷ đồng.
Chốt phiên giao dịch ngày 9.3, cổ phiếu BID tăng nhẹ lên 37.250 đồng/cổ phiếu. Tính từ đầu năm 2018 đến nay, cổ phiếu BID tăng 10.250 đồng, khoảng 37,96%.
Theo website của tập đoàn này, Tập đoàn tài chính Hana vốn có tiền thân là Công ty tài chính đầu tư Hàn Quốc được thành lập năm 1971 với tổng tài sản là 1,5 nghìn tỷ won. Công ty có 2 chi nhánh và 26 nhân viên. Đến năm 1991 công ty mẹ được thành lập và chuyển đổi thành ngân hàng với quy mô tài sản là 150 triệu won. Tập đoàn tài chính Hana sau đó đã phát triển số tài sản lớn gấp 232 lần và đến năm 2016 đã đạt đến mức 348 nghìn tỷ won và có 19.382 nhân sự.Năm 1998 KEB Hana Bank đứng thứ 578 theo thứ xếp hạng các ngân hàng thế giới được thống kê bởi tạp chí . Không đầy 18 năm trôi qua, hiện nay Tập đoàn tài chính Hana đã vươn lên đứng thứ 80 trên toàn thế giới (tính theo vốn cơ bản) và chỉ sau 100 tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới.
Theo Danviet
Cổ phiếu ngân hàng đang trở lại thời hoàng kim?
Sự hưng phấn của nhóm cổ phiếu ngân hàng từ đầu năm 2018 đến nay khiến nhà đầu tư kỳ vọng về một cổ phiếu "vua" đang trở lại thời hoàng kim của nó. Kỳ vọng này càng có cơ sở khi thời điểm thị trường khó khăn nhất, nhóm cổ phiếu "vua" vẫn giao dịch bùng nổ và là tâm điểm dẫn dắt thị trường.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng đang "bùng nổ" thời gian qua (Ảnh: IT)
Có thể thấy, trong số 16 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất trên thị trường hiện nay thì có đến 6 cổ phiếu ngân hàng. Đáng chú ý, cả 6 cổ phiếu ngân hàng này đều nằm trong nhóm cổ phiếu tăng giá mạnh nhất và ổn định nhất từ đầu năm 2018 đến nay.
Khi cổ phiếu "vua" trỗi dậy
Từ đầu năm 2018 đến nay, thị trường chứng kiến quá trình tăng giá mạnh mẽ tại nhóm cổ phiếu "vua". Trong đó, nếu tính trong thời gian khoảng 1 tháng nay, nhóm cổ phiếu "vua" đang dẫn đầu đà tăng giá của thị trường. Chẳng hạn, cổ phiếu CTG của Ngân hàng Vietinbank đang giữ vị trí quán quân về tăng giá khi tăng tới 24%, từ mức giá 27.200 đồng/CP hồi cuối tháng 1.2018 đến nay lên tới 33.600 đồng.
Kế đến, cổ phiếu BID của Ngân hàng BIDV cũng giữ vị trí á quân về tăng giá khi tăng khoảng 14%, từ mức giá 34.200 đồng/CP lên 39.000 đồng/CP sau 1 tháng.
Đáng chú ý, giữ vị trí thứ 3 về tăng giá cũng là một ngân hàng khá quen thuộc - Ngân hàng Á Châu. Trong 1 tháng qua, cổ phiếu ACB của Ngân hàng Á Châu tăng khoảng 13% giá trị, từ mức giá 41.700 đồng/CP lên 47.000 đồng/CP.
Ngoài 3 ngân hàng trên, xếp ở vị trí thứ 5, thứ 6 và thứ 8 về mức độ tăng giá ở top 16 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường cũng là ba cổ phiếu ngân hàng khác, lần lượt là VPB của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng; VCB của Ngân hàng Vietcombank và MBB của Ngân hàng Quân đội với mức tăng lần lượt 12%, 11% và 8%.
Ngoài ra, các ngân hàng khác như STB của Sacombank, SHB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội; HDB của HDBank... cũng thu hút dòng tiền khá mạnh.
Thị giá cổ phiếu ngân hàng trong phiên giao dịch ngày 2.3
Tuy nhiên, nếu nhìn vào đà tăng giá gần một năm qua của nhóm cổ phiếu "vua" mới thấy được sức hút thực sự của các mã cổ phiếu này.
Cụ thể, ngoại trừ KLB của KienLongbank và HDB của HDBank vừa lên sàn đầu năm 2018 thì mức tăng giá 1 năm qua của cổ phiếu ngân hàng với mức tăng trưởng từ 40% trở lên, gồm: STB tăng 54%, NVB tăng 79%, EIB tăng 38%... Trong khi đó, các cổ phiếu đầu ngành nhóm ngân hàng đều tăng từ 70% - 100% như CTG tăng 75%, VCB tăng hơn 90% và ACB, SHB... đều tăng trên 100%.
Cá biệt, cổ phiếu MBB của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) đã tăng giá mạnh nhất tới 146% trong vòng 1 năm qua, từ mức giá 13.900 đồng/CP và lên mức 34.200 đồng/CP.
Tương tự, cổ phiếu BID của Ngân hàng BIDV cũng có sự tăng giá mạnh mẽ tới 136%, từ mức giá 16.000 đồng/CP lên mức 37.800 đồng/CP.
Nên giữ hay bán cổ phiếu để chốt lời?
Trong vài phiên giao dịch gần nhất, áp lực chốt lời của các mã cổ phiếu vua đang tăng rất mạnh. Thời điểm này, khá nhiều nhà đầu tư băn khoăn liệu cổ phiếu nhóm này còn tăng giá nữa hay không, có nên chốt lời hoặc mua thêm vào để đón sóng, đâu là thời điểm mua vào... Tuy nhiên, câu hỏi này có lẽ sẽ rất khó trả lời bởi xét trên nhiều yếu tố cũng như những dự đoán của các tổ chức kinh tế vẫn cho thấy, ngành ngân hàng năm 2018 vẫn còn thuận lợi. Tuy nhiên, đà tăng giá của nhóm cổ phiếu vua thời gian qua cũng khá "nóng" nên áp lực là dễ hiểu.
Liên quan đến những thuận lợi của ngành ngân hàng năm 2018, đại diện Công ty Chứng khoán FPT, dự đoán lợi nhuận ngành ngân hàng sẽ tăng trưởng khoảng 40% trong năm 2018. Trong đó, các ngân hàng cổ phần như: ACB, Techcombank, HDBank, MBB, VCB và VPB sẽ tăng trưởng lợi nhuận từ 40% trở lên. Đặc biệt, ACB sẽ là ngân hàng dẫn đầu khi tăng lợi nhuận trước thuế tới 119%.
Về các yếu tố vĩ mô, năm 2018 Chính phủ tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6,7%, lạm phát bình quân khoảng 4%, nợ công 63,9% GDP, bằng với mục tiêu năm 2017. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng ngân hàng năm nay ở mức 17%, thấp hơn con số thực hiện năm 2017 là 18,17%.
"Năm 2018, thêm "áp lực" cho ngành ngân hàng đó là giảm lãi suất cho vay và Ngân hàng Nhà nước đã chỉ định đây là nhiệm vụ trọng tâm. Điều này nếu thực hiện mạnh mẽ và giảm đại trà sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận ngân hàng", đại diện này nhận định.
Trong khi đó, theo kết quả khảo sát vừa được thực hiện mới đây của Vietnam Report, không phải bất động sản - xây dựng hay hàng tiêu dùng, mà tài chính - ngân hàng mới là nhóm cổ phiếu đáng để đầu tư nhất trong năm 2018. Cụ thể, có hơn 45% số người được hỏi chọn cổ phiếu tài chính - ngân hàng với kỳ vọng cao vào khả năng tăng trưởng và sinh lời của nhóm này trong năm 2018, trong khi tỷ lệ tại nhóm bất động sản - xây dựng và hàng tiêu dùng lần lượt là 29,2% và 20,8%.
Tuy nhiên, với các nhà đầu tư, điều quan tâm sau hưởng lợi chênh lệch giá là cổ tức. Với một kết quả kinh doanh đạt lợi nhuận tăng khủng năm 2017 vừa qua, cổ đông có thể kỳ vọng ngân hàng sẽ "bạo tay" chia thêm phần lợi nhuận. Điều này còn phải chờ vào mùa đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018 sắp diễn ra vào tháng 4 tới và nhà đầu tư hoàn toàn có thể kỳ vọng về một "sóng" mới trong nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng.
Theo Danviet
VCB bật tăng mạnh, VN-Index tăng gần 6 điểm trong sắc tím của cổ phiếu đầu cơ Một loạt cổ phiếu đầu cơ tăng giá mạnh với thanh khoản cao. Kết phiên sáng, với việc VCB tăng 3,2% và VNM tăng 1,6%, VN-Index bật tăng gần 6 điểm và giao dịch hơn 96 triệu cổ phiếu tương đương 1.989 tỷ đồng. HNX-Index cũng tăng trở lại với sắc xanh từ VCS và ACB. Các cổ phiếu ngân hàng vẫn duy...