Kế vị ở các chaebol Hàn Quốc ngày càng giống một cuộc chiến, đã tới lúc phải thay đổi?
Huynh đệ đưa nhau ra tòa, người ngồi tù vì cáo buộc thâu tóm quyền lực, việc thừa kế trong các tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc đang ngày càng khó khăn.
Sự ra đi của Chủ tịch Lee Kun-Hee ở tuổi 78 chính thức đưa Samsung sang một trang mới, dù đã nhiều năm qua Phó chủ tịch Lee Jae-yong, con trai duy nhất của ông Lee Kun-Hee, mới chính là người chèo lái tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc suốt nhiều năm qua.
Theo Bloomberg, tài sản của ông Lee Kun-Hee vào khoảng 20,7 tỷ USD. Tuy nhiên, việc chuyển giao quyền kiểm soát công ty lớn nhất Hàn Quốc đã trải qua nhiều sóng gió, dẫn tới việc ông Lee Jae-yong đã bị kết án 5 năm tù vì tội hối lộ, tham ô và các tội danh khác sau khi ông vướng vào một vụ bê bối liên quan đến cựu Tổng thống bị lật đổ Park Geun-hye vào năm 2017.
Các công tố viên cho biết, những thương vụ này giúp Lee Jae-yong củng cố quyền kiểm soát tại Samsung. Tuy nhiên, nó khiến người đàn ông này bị kết án tù và được thả tự do năm 2018 sau 1 năm thụ án. Tuy nhiên, sóng gió vẫn chưa kết thúc với Thái tử Samsung, người giờ đây chắc chắn sẽ ngồi vào vị trí mà người cha quá cố vừa để lại.
Trong diễn biến mới nhất xảy ra hồi đầu tháng 9/2020, Lee Jae-yong tiếp tục bị truy tố với các tội danh liên quan đến vụ sáp nhập 2 công ty con gây tranh cãi năm 2015. Các tội danh nhằm vào Lee bao gồm giao dịch bất hợp pháp, thao túng cổ phiếu và khai man. Tuy nhiên, phiên tòa với những cáo buộc mới này chưa diễn ra.
Hơn bất cứ người nào khác, Lee Jae-yong nhận thức rõ những vấn đề từ việc chuyển giao quyền lực giữa các thế hệ trong gia đình. Ngày 7/5/2020, người đàn ông này tuyên bố sẽ không chuyển giao quyền quản lý công ty cho các con mình. Nó cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt mô hình kế thừa theo huyết thống ở tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc.
Không chỉ là bài toán khó với Samsung, cha truyền con nối đang ngày càng trở thành một vấn đề phức tạp với các chaebol ở Hàn Quốc khi cổ đông ngày càng gắt gao, các quy định ngày càng nghiêm ngặt, thuế thừa kế lớn cũng như số cổ phần các gia đình sáng lập nắm giữ đang ngày càng bị chia nhỏ.
Thậm chí, các cơ quan giám sát của Hàn Quốc còn đang gia tăng điều tra vào các chaebol và đưa ra những án phạt lớn. Tập đoàn tài chính Mirae Asset mới bị phạt 3,66 triệu USD vì vi phạm các quy tắc giao dịch nội bộ, tập đoàn Hanwha bị điều tra vì nghi ngờ gia đình chủ sở hữu thu lợi bất chính thông qua các giao dịch nội bộ. Năm ngoái, Chủ tịch Daelim Lee Hae-wook cũng bị cáo buộc vì nghi ngờ thực hiện các giao dịch để thu lợi cá nhân.
Trong khi các cổ đông cũng tích cực đòi hỏi quyền lợi của mình bên cạnh các động thái cứng rắn của cơ quan quản lý, sở hữu của các gia đình sáng lập cũng ngày một bị pha loãng. Dữ liệu của chính phủ cho thấy cổ phần ở các gia đình sở hữu trong nhóm 59 doanh nghiệp lớn nhất chỉ còn trung bình 3,9% vào tháng 9 năm ngoái. Ở Samsung và SK, gia đình sáng lập chỉ còn sở hữu trung bình 0,9% số cổ phần.
Video đang HOT
Điều này một phần bắt nguồn từ thuế suất thừa kế cao ở Hàn Quốc, tương đương khoảng 50% số tài sản được thừa hưởng. Hàn Quốc, hiện chỉ đứng sau Nhật Bản trong nhóm các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đánh thuế thừa kế cao nhất.
Ngoài ra, khi quyền lãnh đạo được chuyển tới thứ hệ thứ 3 hoặc thứ 4, những người thừa kế phải đối mặt với những thách thức ngày càng lớn từ quá trình này. Ngoài ra, họ cũng không còn gắn bó với công ty sâu đậm như cha mẹ mình. Việc Lee Jae-yong không muốn chuyển giao quyền quản lý cho con dường như là quyết định không thể tránh khỏi.
Ở Hàn Quốc, các cuộc tranh luận về quyền thừa kế cũng xảy ra gay gắt. Người ta đặt câu hỏi liệu đã đến lúc các tập đoàn nên chuyển giao vai trò điều hành cho các nhà quản lý chuyên nghiệp hay tiếp tục giữ nó trong quyền kiểm soát của gia đình. Ở Mỹ và châu Âu, việc quyền quản lý đã được chuyển giao cho người ngoài để tăng cường sự chuyên nghiệp hóa.
Những tấm gương lớn nhất trên làng công nghệ toàn cầu đều đã chứng tỏ sự đúng đắn khi đi theo mô hình này. Google, Apple và Microsoft chủ yếu tập trung vào chuyên môn khi lựa chọn nhà lãnh đạo tiếp theo thay vì lựa chọn thế hệ tiếp theo của những người sáng lập. Thậm chí, người sáng lập cũng chuyển giao quyền lực khi họ vẫn còn khả năng lãnh đạo.
Trong khi đó, một số khác chỉ ra xuất phát điểm của những sai lầm ở Hàn Quốc chính là khái nghiệm chủ sở hữu và CEO là một. Đó cũng là lý do khiến người ta khó lòng tách biệt rõ ràng giữa biểu tượng của doanh nghiệp với những người trực tiếp chèo lái nó.
“Các cuộc tranh luận về quyền sở hữu và quyền kiểm soát đã sai ngay từ đầu. Quyền sở hữu và quyền kiểm soán phải được tách biệt ở hầu hết các chaebol. Chúng ta thường gọi chủ tịch các chaebol là người sở hữu nhưng điều này hoàn toàn sai. Người ta không thể sở hữu một công ty khi có ít hơn 5% cổ phần”, Kim Hyung-seok, một nhà nghiên cứu chính sách quản trị doanh nghiệp ở Hàn Quốc, nhận định.
Những thành công trên toàn cầu có thể là mô hình để Samsung và các tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc làm theo. Khi việc quản lý doanh nghiệp được thực hiện bởi những người chuyên nghiệp, gia đình nhà sáng lập có thể tránh được những rác rối mà ngay chính một người quyền lực như Thái tử Samsung Lee Jae-yong cũng không phải ngoại lệ.
Samsung ra sao sau khi chủ tịch Lee Kun-hee qua đời?
Chủ tịch vừa qua đời, Phó chủ tịch đang có ngu cơ phải ngồi tù 10 năm, con thuyền Samsung sẽ ra sao?
Như thông tin đã đưa, Chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Kun-hee vừa qua đời, hưởng thọ 78 tuổi.
Sự ra đi của chủ tịch Lee thời điểm này là một nỗi đau vô cùng lớn với Samsung. Ngoài ra nó cũng đến vào một thời điểm khá nhạy cảm. Kể từ khi ông phải điều trị bệnh vào năm 2014, "thái tử" Samsung Lee Jae-yong là người thay ông nắm quyền điều hành tập đoàn. Tuy nhiên kể từ đó sóng gió luôn ập đến.
"Thái tử" liên tục vướng vòng lao lý
Đầu tuần này, phiên tòa xét xử vụ án Phó chủ tịch Samsung Electronics là Lee Jae-yong bị cáo buộc tội thao túng chứng khoán và vi phạm quy định diễn ra từ 5 năm trước vừa diễn ra.
Văn phòng công tố nói rằng người thừa kế 52 tuổi của tập đoàn Samsung liên quan tới vụ việc thao túng giá chứng khoán của Samsung C&T và Cheil Industries khi 2 công ty sáp nhập năm 2015.
"Ông Lee đã nỗ lực đảm bảo sự sự thừa kế ngai vàng của mình với chi phí thấp nhất, củng cố quyền kiểm soát của ông ta. Chúng tôi quyết định buộc tội ông ta dựa trên việc xem xét tới những tội danh đáng kể gây ra sự xáo trộn đối với thị trường chứng khoán", theo Lee Bok-hyun - một công tố viên cao cấp tại Văn phòng công tố Seoul nói.
Vị công tố viên này cũng nói rằng ông Lee chính là người chấp thuận để những sai phạm kế toán tại Samsung Bilogics - một chi nhánh thuốc của Samsung C&T xảy ra như một phần kế hoạch củng cố quyền lực của ông tại tập đoàn. Ông Lee là cổ đông lớn nhất tại Samsusng C&T - công ty con thuộc tập đoàn Samsung với 17,33% cổ phần.
Tuy nhiên, phía văn phòng công tố chưa gửi đơn yêu cầu lệnh bắt giữ với ông Lee thời điểm này - điều đó có nghĩa là ông có khả năng đối mặt với phiên tòa mà không bị bắt tạm giam. Hiện thời gian chính xác diễn ra phiên tòa sẽ được phía tòa án sắp xếp. Trước đó vào tháng 6, tòa án cũng bác yêu cầu bắt giữ ông Lee của phía văn phòng công tố liên quan tới vụ án khác.
Đây không phải là lần đầu tiên ông Lee vướng vào những cáo buộc pháp lý. Năm 2017, ông đã bị ngồi tù vì những cáo buộc liên quan tới cựu Thủ tướng bị phế truất Park Geun-Hye nhưng lại được thả ra vào tháng 2/2018. Hiện tại, tòa án đang nỗ lực bắt giữ lại ông này khi Tòa án tối cao lật lại vụ án vào năm ngoái. Phiên tòa này hiện vẫn đang chờ diễn ra và nếu quyết định cuối cùng chống lại Lee, ông có thể tiếp tục phải ngồi tù lần nữa.
Với cáo buộc mới nhất, các công tố viên đã dành 2 năm để điều tra sau khi Sở giao dịch chứng khoán lần đầu tiên nói rằng họ đã nhận thấy những sai phạm về kế toán diễn ra tại Samsung Biologics. Các công tố viên tiếp tục mở rộng điều tra về quá trình chuyển giao quyền lực tại tập đoàn Samsung vào năm ngoái, nói rằng ban lãnh đạo tập đoàn đã nâng khống giá trị Samsung Biologics để giúp Lee củng cố quyền kiểm soát.
Lee và Samsung từ chối mọi cáo buộc nói rằng họ không phạm luật và cam kết mọi hoạt động trong quá trình sáp nhập Samsung Biologics là theo chuẩn kế toán quốc tế.
Việc liên tục bị vướng vào vòng lao lý đã kéo đám mây đen bao quanh nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, nhất là trong bối cảnh họ phải cùng lúc đối mặt với khủng hoảng vì Covid-19 và những căng thẳng chính trị.
Báo lãi cao kỷ lục nhưng tương lai vẫn chưa chắc chắn
Sóng gió bủa vây nhưng thời gian này nhờ đối thủ Huawei "gặp hạn" mà Samsung đã được hưởng lợi không hề nhỏ. Cụ thể, hồi tháng 10 tập đoàn này đã công bố lợi nhuận hoạt động đạt 12,3 nghìn tỷ won (10,6 tỷ USD) trong 3 tháng kết thúc vào tháng 9, vượt dự báo 10 nghìn tỷ won của các chuyên gia phân tích trước đó. Doanh thu trong quý đạt 66 nghìn tỷ won. Công ty hiện không công khai lợi nhuận ròng hay công bố chi tiết kết quả kinh doanh từng mảng. Các con số chi tiết sẽ được công bố vào cuối tháng này khi ra báo cáo cuối cùng.
Khi kế hoạch ra mắt iPhone 5G của Apple bị hoãn sang tháng 10, còn Huawei thì vật lộn với quá nhiều khó khăn, Samsung đang có một quý dễ dàng hơn bao giờ hết trong việc cạnh tranh ở lĩnh vực di động. Thậm chí, công ty đã cải thiện đáng kể lợi nhuận nhờ việc giảm chi phí marketing trong đại dịch.
"Samsung sẽ chứng kiến biên lợi nhuận cao hơn trong năm 2021 khi Huawei tiếp tục gặp khó khăn", theo Lee Su-bin - chuyên gia phân tích tới từ Daishin Securities. Ông bổ sung thêm rằng Samsung sẽ được hưởng lợi từ sự ra đời nhanh chóng của 5G và những tập trung mới vào điện thoại gập. Ông dự đoán Samsung sẽ báo cáo bán ra 80,6 triệu điện thoại thông minh trong quý 3 - tăng 49% so với quý 2.
Dù đón nhận những kết quả kinh doanh tốt hơn kỳ vọng của giới phân tích rất nhiều nhưng tương lai Samsung vẫn còn nhiều bất định. Được biết tội danh thao túng chứng khoán và vi phạm các quy tắc kế toán mà "thái tử" Samsung đang bị truy tố nếu là đúng, ông có thể đối diện với mức án cao nhất lên tới 10 năm tù giam.
Đây dĩ nhiên sẽ là tình huống mà Samsung không mong xảy ra bởi họ sẽ mất đi sự lãnh đạo, điều hành trực tiếp từ vị sếp cấp cao nhất.
Chưa kể đến việc các đối thủ ở Trung Quốc ngày một nhiều và Huawei cũng đang có dấu hiệu hồi phục khiến đà tăng trưởng trong tương lai của Samsung trở nên bất định.
Ngoài ra, câu hỏi về việc thừa kế và ai là người thay thế vị trí chủ tịch của ông Lee Kun-hee tại Samsung cũng được dư luận quan tâm. Ngoài sự phức tạp, việc chuyển giao quyền lực tại tập đoàn Samsung còn có kích thước quá lớn, chịu sự soi xét rất kỹ lưỡng từ các nhà chức trách.
'Thái tử Samsung' có thể công bố kế hoạch đầu tư mới tại Việt Nam Ông Lee Jae-yong sẽ công tác tại Việt Nam trong 3 ngày, với lịch trình cho thấy ông muốn đẩy mạnh việc nghiên cứu của Samsung tại Việt Nam. Phó chủ tịch tập đoàn Samsung, ông Lee Jae-yong, đã tới Việt Nam vào ngày 19/10. Theo Yonhap, ông Lee sẽ công tác tại Việt Nam trong 3 ngày. Ngoài ông Lee Jae-yong, thường...