Kể từ sau TI 10, hệ thống DPC của DOTA2 sẽ được tổ chức tương tự với format giải đấu LMHT
Có vẻ như sau bao năm tổ chức giải đấu, Valve mới chịu học hỏi mô hình làm Esports mà Riot Games áp dụng vào LMHT.
Mặc dù tồn tại nhiều điểm khác biệt giữa và game thủ của 2 tựa game DOTA2 và LMHT chả ưa gì nhau nhưng có một điều phải công nhận rằng cách làm Esports của Riot Games tỏ ra tốt hơn Valve. Đúng là các kỳ CKTG không có tiền thường khổng lồ như The International nhưng tầm ảnh hưởng và độ hoành tráng thì lại khác nhau quá nhiều.
LMHT có một hệ thống giải đấu khu vực hoàn chỉnh, điều chính Valve đang phải học tập
Hơn nữa hệ thống DPC hiện tại của Valve tồn tại quá nhiều vấn đề khi sân chơi chỉ xoay quanh những top team, tham dự Major cũng chỉ là cái vé để đi TI mà thôi. Hệ thống xung quanh của Esports như quảng cáo, nhà tài trợ cho giải đấu Valve giao hết cho bên thứ 3 làm, những đội tuyển hạng dưới thì sống lay lắt vì không cạnh tranh nổi.
Vì thế mà trong giai đoạn đầu năm 2020 này, Valve quyết định sẽ cải tổ toàn diện hệ thống giải đấu của mình. Họ đã mời những lãnh đạo chủ chốt nhất của các tổ chức DOTA2 lớn trên thế giới về họp ở trụ sở của Valve tại Seatle để thảo luận về vấn đề này. Theo như bài viết trong diễn đàn LiquidDota, thay đổi mang tính bước ngoặt là sự biến mất của các giải đấu Minor, thay vào đó hệ thống giải đấu quốc nội của một khu vực, tương tự với những LCK, LEC, LPL, VCS… của LMHT.
The International 2019 của DOTA2 có giá trị lên tới hơn 34 triệu USD nhưng sức ảnh hưởng lại không tương xứng với giá trị giải đấu
Những thông tin quan trọng nhất về mùa DPC mới của DOTA2:
Video đang HOT
Số lượng Major giảm từ 5 xuống còn 3 (rất có thể các giải đấu Major sẽ diễn ra giống như Champions League của bóng đá, chỉ các đội đứng đầu giải khu vực mới được tham dự).
Hệ thống Minor bị loại bỏ, thay vào đó là các giải đấu League của từng khu vực.
Các giải League này được chia làm 2 hạng, hạng Nhất và hạng Hai. Sau khi giải đấu League này kết thúc, 2 đội xếp bét ở giải hạng Nhất sẽ xuống chơi ở giải hạng Hai, ngược lại thì 2 đội đứng đầu giải hạng Hai sẽ lên chơi ở giải hạng Nhất. 2 đội xếp bét ở giải hạng 2 sẽ mất vị trí và phải đánh vòng loại mở rộng để quay trở lại giải đấu.
Số lượng các giải đấu Major của DOTA2 được thay đổi liên tục trong những năm qua
Tuy nhiên hệ thống này của Valve vẫn còn nhiều điều khiến người ta thắc mắc. Đầu tiên là việc phân chia đội nào ở hạng nhất hay hạng hai, nên nhớ rằng DOTA2 không có một BXH sức mạnh thống nhất như CS:GO (với HLTV power ranking) hay có hệ thống từ trước như LMHT nên việc phân chia này sẽ cực kì phức tạp.
DOTA2 không có BXH các đội tuyển được được cộng đồng công nhận như HLTV ranking của CS:GO
Vấn đề nữa là chuyện chuyển nhượng, Valve từ trước tới giờ vẫn thả nổi điều này và khiến cho chuyện đi hay ở của các player DOTA2 cực kì hỗn loạn. Nếu có một hệ thống giải đấu quy củ thì vấn đề chuyển nhượng cũng phải được làm rõ ràng, tránh tình trạng nay ở đội này mai ở đội khác. Bên cạnh đó thì việc phân chia tiền thưởng hay điểm DPC để có vé tới TI vẫn còn là dấu hỏi.
Thậm chí chuyện chuyển nhượng vô tổ chức của DOTA2 còn trở thành meme như việc Arteezy liên tục nhảy qua lại giữa Evil Geniuses và Team Secret giai đoạn 2015-2016
Dù sao thì những thông tin kể trên mới chỉ dừng ở mức “tiết lộ” mà thôi, chi tiết thì vẫn phải chời Valve thông báo. Đây là dấu hiệu tích cực đầu tiên về chuyện Valve phát triển Esports của DOTA2 một cách hoàn chỉnh và có hệ thống, thay vì giao các giải đấu lớn nhỏ cho tổ chức thứ ba làm mọi thứ còn mình chỉ tập trung tổ chức The International như vài năm qua.
Theo GameK
Top 10 game thủ kiếm tiền giỏi nhất từ giải đấu trong năm 2019 - LMHT vắng bóng hoàn toàn
Năm 2019 là sự bùng nổ mạnh mẽ về tiền thưởng của các giải đấu Esports khi The International 2019 của DOTA 2 và Fornite World Cup Finals đều có tiền thưởng hơn 30 triệu USD (khoảng 700 tỷ VNĐ).
LMHT từ trước tới nay chưa bao giờ nổi tiếng là có giải thưởng khủng ở cả giải quốc nội hay CKTG.
Vì thế mà thu nhập của những nhà vô địch các giải đấu này đều là những con số khổng lồ, cậu bé Bugha từng gây sốt toàn cầu khi kiếm được 3 triệu USD lúc mới 16 tuổi. Tuy nhiên cậu nhóc này không phải là game thủ đứng đầu trong danh sách "tài phú" của năm 2019 này. BXH cụ thể
BXH 10 game thủ có thu nhập từ giải đấu cao nhất năm 2019, LMHT không có ai trong top 10
5 vị trí dẫn đầu của BXH này hoàn toàn thuộc về 5 thành viên của Team OG thuộc bộ môn DOTA 2. Họ là những nhà vô địch The International 2019 và mang về cho cả đội 15 triệu 620 nghìn USD, một con số khổng lồ với một tựa game Esports. Anh chàng gốc Việt Anathan "Ana" Phạm thua một chút những đồng đội của mình bởi một lý do khá hài hước. Cụ thể thì sau TI8, anh chàng này quyết định nghỉ ngơi một thời gian khá dài và mãi tới tháng 3 năm nay thì mới thi đấu trở lại.
Team OG kiếm được hơn 15 triệu USD chỉ với việc vô địch TI9
5 vị trí xếp sau trên bảng "tài phú" này đều thuộc về các game thủ bộ môn Fornite, nổi bật nhất là Kyle "Bugha" Giersdorf với chức vô địch ở nội dung chơi đơn và giành được hơn 3 triệu USD giải thưởng. 2 người đứng thứ 2 và thứ 3 ở nội dung chơi đơn là Harrison "psalm" Chang và Shane "EpikWhal" Cotton cũng góp mặt trong top 10. 2 game thủ đứng đầu ở nội dung chơi đôi là David "Aqua" Wang và Emil "Nyhrox" Bergquist Pedersen lần lượt xếp thứ 8 và thứ 9.
Triệu phú tuổi 16 - Bugha
Nhiều người đọc tới đây sẽ tự hỏi rằng LMHT đâu? Những nhà vô địch thế giới Funplus Phoenix đang ở chỗ nào vậy? Câu trả lời là những Doinb, Tian của FPX thậm chí còn không lọt nổi top 100 của BXH này. Nguyên nhân nằm ở việc tổng giải thưởng của CKTG 2019 chỉ dừng lại ở mức 2,25 triệu USD mà thôi, kể cả cộng thêm doanh thu trang phục Ryze Vinh Quang cũng rất khó để vượt qua con số 10 triệu USD tiền giải.
Có lẽ tiền giải khổng lồ không phải là thương hiệu mà Riot Games muốn xây dựng cho LMHT
Theo GameK
Đánh bại nhiều đối thủ sừng sỏ, LMHT lọt vào top 10 trò chơi hay nhất thập kỷ qua Không chỉ thành công ở giá trị thương mại cùng các giải đấu lớn, Riot Games đã biến LMHT trở thành tựa game cực hay trong 10 năm trở lại đây Tạp chí Time đã đưa ra bản danh sách 10 trò chơi hay nhất thập kỷ này (2010 - 2019). Cụ thể, với tiêu chí đặc thù là phải được phát hành...