Kế toán khác kiểm toán như thế nào?
Sáng nay 22.12 tại Trường THPT An Nghĩa, huyện Cần Giờ, TP.HCM, hơn 1.000 học sinh lớp 12 trong huyện đã tham gia chương trình tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức.
Học sinh tại buổi tư vấn – MỸ QUYÊN
Mở đầu chương trình, tiến sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Tuyển sinh Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, đã chia sẻ những thông tin mới nhất về kỳ thi THPT quốc gia. Tiến sĩ Vũ lưu ý học sinh cần quan tâm tới hai vấn đề quan trọng, đó là nội dung đề thi bao gồm cả chương trình lớp 10, 11 và 12, nhưng chủ yếu tập trung vào kiến thức lớp 12. Về xét tốt nghiệp sẽ gồm 70% kết quả thi THPT quốc gia, chỉ 30 % là điểm lớp 12 cộng điểm ưu tiên và điểm khuyến khích nếu có.
Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ tư vấn cho học sinh – KHẢ HÒA
Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, thông tin về phương án tuyển sinh vào ĐH Quốc gia TP.HCM. Tiến sĩ Hạ cho biết: “Từ năm 2017, ĐH Quốc gia đã tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực. Điểm này chiếm 10-15% trong điểm xét tuyển ĐH, tuy nhiên năm nay tỷ lệ này 25 đến 40% tùy trường thành viên. Trường sẽ tổ chức hai kỳ thi vào ngày 31.3 và 7.7.2019″.
Trong khi đó, thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, đưa ra lời khuyên, khi lựa chọn ngành nghề các em cần làm các bài test để khám phá bản thân xem mình thực sự phù hợp với lĩnh vực nào, ngành nghề nào, vì có yêu thích, đam mê thì các em mới có sáng tạo, thành công.
Học sinh Nguyễn Thị Quyên, lớp 12A4 trường THPT An Nghĩa, thắc mắc: “Học tài chính ngân hàng có phải chỉ làm ở ngân hàng hay không?”. Tiến sĩ Nguyễn Minh Hà, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM cho biết: “Ngành tài chính ngân hàng được đào tạo ở nhiều trường ĐH như: Kinh tế-luật, Mở TP.HCM, Ngân hàng TP.HCM… Hiện nay nhu cầu nhân lực ngành này rất lớn vì các ngân hàng mở thêm nhiều chi nhánh. Tốt nghiệp các em có thể làm ở các phòng giao dịch, tín dụng trong ngân hàng và cũng có thể làm ở các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức tín dụng và quỹ đầu tư…
Học sinh Trường THPT An Nghĩa đặt câu hỏi – KHẢ HÒA
Video đang HOT
Học sinh lê Thị Trang nhờ các chuyên gia phân biệt ngành kế toán khác ngành kiểm toán như thế nào. Tiến sĩ Trần Duy Can, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, nhận định: “Tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, ngành kế toán kiểm toán bao gồm các chuyên ngành kế toán doanh nghiệp, kế toán công và kiểm toán. Trong thời gian đầu, các chuyên ngành này được trang bị kiến thức như nhau, sau đó mỗi chuyên ngành có những kiến thức chuyên sâu. Nếu kế toán là phản ánh sổ sách chi tiêu thì kiểm toán là các hoạt động kiểm soát thanh tra, để tìm ra việc chi tiêu có hợp lý, có đúng quy định hay không, giúp doanh nghiệp có thể quản lý sản xuất kinh doanh một cách tốt nhất…”.
Học sinh Nguyễn Thành Lộc cho biết em quan tâm đến ngành tâm lý học thì phải chuẩn bị những tố chất và kỹ năng gì. Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ tư vấn: “Em có thể tìm hiểu về ngành học tâm lý trên website của các trường ĐH: Sư phạm TP.HCM, Khoa học xã hội nhân văn TP.HCM… Đây là một ngành đòi hỏi khả năng quan sát, sự nhạy cảm về tâm lý, biết lắng nghe, chia sẻ. Tốt nghiệp các em có thể đi làm công việc tham vấn, tư vấn, trị liệu tâm lý hoặc làm về nhân sự tại các doanh nghiệp.
Thạc sĩ Lê Phan Quốc trả lời thắc mắc của học sinh – KHẢ HÒA
Nguyễn Thị Mỹ Ngân hỏi nhu cầu ngành sư phạm mầm non những năm sắp tới sẽ như thế nào? Thạc sĩ Lê Phan Quốc, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết: “Các em muốn xét tuyển vào ngành học này phải thi năng khiếu gồm đọc, kể diễn cảm và hát. Ngành này nhu cầu việc làm rất cao vì hiện có nhiều trường mầm non được mở ra, nhất là tại các thành phố lớn.
Ngoài ra, hàng loạt câu hỏi về quy chế thi, chương trình học, cơ hội việc làm của các ngành nghề trong lĩnh vực sư phạm, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ… cũng được các chuyên gia giải đáp cụ thể tại chương trình.
Theo thanhnien
Năm 2019 tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT sẽ thấp hơn?
Việc thay đổi tỷ lệ cách thức xét tốt nghiệp trong năm tới có thể dẫn đến tình trạng rớt tốt nghiệp với những học sinh có điểm thi THPT quốc gia bằng mức của các học sinh đỗ tốt nghiệp năm nay. Cảnh báo này được nhiều thầy cô đặt ra với thí sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.
Thí sinh làm thủ tục dự thi THPT quốc gia năm 2018 - ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Không còn thi 1,5 điểm mà vẫn đậu tốt nghiệp !
"Chúng tôi đã cảnh báo với học sinh trường mình về thay đổi này, cần phải nỗ lực và không được học quá lệch để đảm bảo đỗ tốt nghiệp"
Ông NGUYỄN THANH HẢI (Phó hiệu trưởng Trường THPT Trương Định, Tiền Giang)
Theo phương án thi THPT quốc gia Bộ GD-ĐT vừa công bố, cách thức tính điểm xét tốt nghiệp THPT năm 2019 sẽ có điều chỉnh quan trọng. Cụ thể, điểm xét tốt nghiệp sẽ gồm 70% điểm trung bình các bài thi THPT quốc gia dùng để xét tốt nghiệp 30% điểm trung bình cả năm lớp 12 của thí sinh điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có). Trong khi đó, năm 2018, tỷ lệ giữa điểm thi và điểm trung bình học bạ trong điểm xét tốt nghiệp là 50 - 50%. Ngay khi có thay đổi này, nhiều cảnh báo về những khả năng rớt tốt nghiệp đã được đưa ra.
Thạc sĩ Nguyễn Kim Tường Vy, Tổ trưởng Tổ lịch sử Trường THPT Nguyễn Hiền (TP.HCM), nêu ý kiến: "Nhiều học sinh (HS) cho rằng đề thi năm nay dễ hơn năm ngoái nên sẽ đậu tốt nghiệp dễ dàng. Nhưng HS đừng chủ quan vì điểm học bạ không giúp ích cho HS trung bình và yếu nữa".
Minh họa cho nhận định này, thạc sĩ Nguyễn Kim Tường Vy chỉ ra một bảng tham khảo cùng một mức điểm nhưng sẽ có 2 kết quả tốt nghiệp khác nhau theo cách tính cũ và mới. Chẳng hạn, HS đạt 6,0 điểm trung bình lớp 12 và có điểm trung bình thi THPT quốc gia 4,5 thì với cách tính năm 2018 sẽ đậu tốt nghiệp (5,25 điểm) nhưng năm sau sẽ rớt vì chỉ đạt 4,95 điểm.
Tương tự, theo cách tính cũ, một HS có điểm trung bình lớp 12 đạt 9,0 thì dù chỉ đạt 1,5 điểm trung bình thi vẫn đỗ do có điểm xét tốt nghiệp là 5,25, nhưng theo cách tính mới sẽ rớt vì chỉ đạt 3,75 điểm. Một trường hợp khác, theo cách tính năm 2018, chỉ cần 2 điểm thi nhưng có 8 điểm trung bình lớp 12 vẫn đậu tốt nghiệp thì năm 2019 sẽ rớt vì chỉ có 3,8 điểm (cách tính mới 7x2 3x8)/10=3,8).
Khó với học sinh học lệch
Ảnh hưởng nhiều đến học sinh vùng sâu, vùng xa
Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng), có ý kiến từ góc nhìn khác. Ông Hải nói: "Nhìn chung điều kiện học tập của HS các trường phổ thông ở các vùng rất khác nhau. Kinh nghiệm làm tuyển sinh 12 năm cho thấy, điểm thi của HS khu vực 1 và khu vực 2 - nông thôn thường thấp hơn nhiều. Việc điều chỉnh tỷ lệ điểm trong xét tốt nghiệp sẽ ảnh hưởng đến thí sinh các khu vực này". Cũng theo ông Hải, quy chế hiện nay chỉ cho phép xét tuyển ĐH mới cộng điểm ưu tiên khu vực, còn xét tốt nghiệp hoàn toàn không có trong khi đề thi chuẩn hóa cho cả nước. Đây là điểm Bộ GD-ĐT nên cân nhắc để sau này có phương án tốt hơn.
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cũng khẳng định việc thay đổi tỷ lệ 50 - 50% thành 70 - 30% sẽ tác động lớn đến tỷ lệ tốt nghiệp. Chẳng hạn, HS năm 2018 có điểm học bạ lớp 12 đạt 7,0 và điểm thi đạt 3,0 (không bị điểm liệt) sẽ được công nhận đỗ tốt nghiệp. Nhưng vào năm tới, HS có điểm thi như trên sẽ rớt tốt nghiệp vì chỉ đạt 4,2 điểm xét tốt nghiệp.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường THPT Trương Định (Tiền Giang), phân tích với tỷ lệ điểm năm nay việc một HS có học lực trung bình đỗ tốt nghiệp không hề đơn giản. Giả sử một HS có điểm trung bình lớp 12 đạt 7,0 điểm thì cần có 4,2 điểm trung bình các môn/bài thi tốt nghiệp thì mới đạt 5,0 điểm. Giả sử không tính điểm ưu tiên, nếu HS này có điểm thi 4,1 vẫn sẽ bị rớt tốt nghiệp.
Trong khi đó, để đạt được 4,2 điểm các môn trong kỳ thi THPT quốc gia mà không có môn/bài nào bị điểm liệt cũng không hề đơn giản, nhất là tình trạng HS học lệch nhiều như hiện nay. "Chúng tôi đã cảnh báo với HS trường mình về thay đổi này, cần phải nỗ lực và không được học quá lệch để đảm bảo đỗ tốt nghiệp", ông Hải cho biết.
Điểm học bạ sẽ còn ảo ?
Ngược lại, phát biểu trong chương trình tọa đàm "Đổi mới tuyển sinh ĐH" do Báo Thanh Niên tổ chức vừa qua, thạc sĩ Dương Duy Khải, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, tỏ ra rất trăn trở sau khi Bộ công bố phương án tổ chức kỳ thi năm 2019, đặc biệt là cách tính điểm xét tốt nghiệp với tỷ lệ 70 - 30%.
Thạc sĩ Khải nói: "Năm trước, nhiều trường phổ thông đã "cấy" điểm ảo vào học bạ lớp 12 của HS để khi chưa đi thi HS đã có 3 - 4 điểm "bỏ túi" khi xét tốt nghiệp. Thực tế có những HS điểm lớp 10, 11 và cả điểm thi đều thấp nhưng điểm lớp 12 lại rất cao. Năm 2019, tỷ lệ điểm lớp 12 bị "giật" xuống chỉ còn 30% nên điểm học bạ lớp 12 có khả năng còn ảo khủng khiếp để HS chưa đi thi đã có 2,5 - 3 điểm".
Ông Khải mong muốn, Bộ GD-ĐT nghiên cứu kỹ kỳ thi này làm sao lồng ghép để thí sinh vừa thi tốt nghiệp vừa giúp các trường chọn đúng được thí sinh vào trường mình. Còn với các trường phổ thông cũng cho điểm ảo sẽ khiến HS khi vào ĐH lại ngỡ ngàng vì chọn nhầm nghề, nhầm năng lực.
Theo thạc sĩ Phạm Thái Sơn, việc thay đổi tỷ lệ này cần thiết nhằm giảm thiểu sự bất cập về điểm số không thực chất trong học bạ lớp 12. Hơn nữa, việc cho điểm ảo còn dẫn đến hệ quả HS ỷ lại vào kết quả học bạ và thiếu nỗ lực học tập thật sự. "Nếu không học tốt, không chỉ rớt tốt nghiệp mà khi vào ĐH còn bị hụt hơi, bị đuổi học hoặc không theo kịp chương trình học ĐH", thạc sĩ Sơn lưu ý.
Do vậy, thạc sĩ Sơn đưa ra lời khuyên, với HS khá giỏi thì cần ôn tập toàn diện để có điểm số tốt tăng cơ hội trúng tuyển vào trường ngành mình yêu thích. Còn HS có học lực trung bình càng cần nỗ lực vì tâm lý ỷ lại sẽ khó đạt được điểm thi tốt và nguy cơ rớt tốt nghiệp rất cao.
Ông Nguyễn Thanh Hải cũng ủng hộ thay đổi này nhằm tránh tình trạng một số trường phổ thông đẩy điểm quá mức. Điều này rất nguy hiểm vì sẽ tạo nên sự mất công bằng giữa các trường, đặc biệt làm mất ý thức tự học ở HS và thay vào đó là tâm lý dựa dẫm thầy cô.
Điểm học và thi có trường lệch gần 4 điểm
Theo một thống kê, điểm thi THPT quốc gia so với điểm trung bình lớp 12 tại nhiều trường THPT ở TP.HCM năm 2017 cho thấy độ lệch khá lớn.
Danh sách này gồm hơn 240 đơn vị có đào tạo bậc học THPT (tính cả trung tâm giáo dục thường xuyên và trường ĐH, CĐ). Tính trung bình, độ lệch điểm của các trường phổ thông là 1,99 và trung tâm giáo dục thường xuyên là 1,9. Trong số này có tới 97 trường độ lệch điểm từ 2 trở lên, đặc biệt là 8 trường độ lệch từ 3 điểm trở lên. Dẫn đầu danh sách này là trường THPT A với mức lệch lên tới 3,83 điểm. Điểm trung bình HS lớp 12 trường này đạt được là 8,14, trong khi điểm bình quân các môn thi THPT chỉ 4,3 điểm. Trong đó, điểm bình quân trong kỳ thi này một số môn ở mức khá thấp: toán 3,89; lý 3,15; hóa 3,01; sinh 3,5... Xếp thứ 2 là trường C với điểm trung bình HS lớp 12 là 7,24 nhưng điểm bình quân trong kỳ thi chỉ 3,63. Trong đó, điểm bình quân một số môn thi rất thấp như: toán 2,97; hóa 2,88; sử 2,34...
Theo thanhnien
Thi THPT Quốc gia 2019: Hiệu trưởng ở Hà Nội đề xuất chỉ nên dùng điểm thi để xét tốt nghiệp Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Lê Qúy Đôn cho rằng, nên tách riêng điểm đánh giá học sinh trong quá trình học và điểm xét tốt nghiệp, chỉ dùng điểm thi chứ không nên lấy điểm kết quả học trung bình lớp 12. Ngày 4/12, Bộ GD&ĐT công bố phương án thi THPT Quốc gia 2019. Theo văn bản này, dự kiến,...