‘Kẻ thù’ của người bệnh tiểu đường trong ngày Tết
Ăn nhiều tinh bột, bánh kẹo, uống rượu, không theo dõi đường huyết… là những vấn đề sẽ gây ra biến chứng với người bệnh tiểu đường trong dịp Tết Nguyên đán.
Người bệnh tiểu đường cần tránh ăn hoặc hạn chế nạp các thực phẩm gây tăng đường huyết và có hại cho sức khỏe. Ảnh: Vietnam Online.
Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, cho biết nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của người bệnh tiều đường là hạn chế chất bột đường (hay glucid) để tránh tăng chỉ số đường huyết. Tuy nhiên, trên mâm cơm ngày Tết, chất bột đường lại xuất hiện trong hầu hết món ăn.
Vì vậy, người bệnh tiểu đường cần tránh ăn hoặc hạn chế nạp các thực phẩm gây tăng đường huyết và có hại cho sức khỏe như:
Thực phẩm chứa nhiều tinh bột tinh chế như cơm tẻ, bánh chưng, xôi…
Thực phẩm nhiều đường bổ sung: bánh ngọt, kẹo ngọt, trái cây sấy khô, mứt trái cây, nước ngọt có gas, nước trái cây đóng chai.
Thực phẩm nhiều chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa như da gà, thịt mỡ, các món xào rán nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật.
Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối: thịt hun khói, thịt muối, dưa hành muối…
Video đang HOT
Đồ uống có cồn như rượu, bia
Để tránh nguy cơ tăng đường huyết, bảo vệ sức khỏe tốt hơn, bác sĩ Trương Hồng Sơn cũng nhấn mạnh người bệnh tiểu đường có thể kiểm soát đường huyết bằng cách tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
- Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn: Bạn chỉ lấy mỗi món một phần nhỏ. Người bệnh tăng đường huyết sẽ duy trì được tổng lượng thực phẩm nạp vào mỗi bữa ăn không quá nhiều.
- Ăn uống vào thời gian cố định như ngày thường: Trong ngày Tết, người dân thường phải tiếp khách và thời gian các bữa sẽ không cố định. Tuy nhiên, người bệnh tăng đường huyết cần cố gắng không ăn uống vào những giờ khác, chỉ ăn vào các bữa chính, trong thời gian cố định như ngày thường.
- Ăn chậm rãi: Việc ăn chậm sẽ khiến nước bọt tiết ra nhiều enzyme giúp việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn, đồng thời chỉ số đường huyết không tăng quá nhanh.
- Chế biến món ăn phù hợp: Người bệnh tiểu đường nên ăn các món luộc, hấp, nướng, hạn chế món xào rán nhiều dầu mỡ. Hạn chế thêm muối và đường khi chế biến món ăn.
- Lựa chọn thực phẩm phù hợp: Người bệnh nên chọn ngũ cốc nguyên cám thay cho các loại tinh bột tinh chế như cơm tẻ, xôi, bánh chưng. Hãy lựa chọn thịt nạc thay cho thịt mỡ, tăng lượng rau xanh trong bữa ăn. Chất xơ trong ngũ cốc nguyên cám và rau xanh giúp người bệnh no lâu và ít tăng chỉ số đường huyết.
- Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục đều đặn và phù hợp sẽ giúp cơ thể tăng trao đổi chất, cải thiện đáp ứng với insulin của cơ thể, kiểm soát lượng đường trong má.u. Do đó, người bệnh vào ngày Tết vẫn nên duy trì tập thể dục hàng ngày.
- Kiểm tra đường huyết thường xuyên: Đo chỉ số đường huyết 2 lần mỗi ngày vào trước các bữa ăn sáng và tối để kịp thời phát hiện và điều chỉnh dấu hiệu tăng đường huyết.
3 thói quen buổi sáng nên từ bỏ càng sớm càng tốt
Cuộc sống bận rộn khiến nhiều người hình thành những thói quen xấu có hại cho sức khỏe ngay khi thức giấc, cần thay đổi sớm.
Nhiều người có thói quen lướt điện thoại ngay khi vừa mới thức dậy để kiểm tra, nhưng điều này thực sự không tốt. Ảnh minh họa: Citywoman.
Buổi sáng là thời điểm quan trọng và chuỗi các hoạt động hay thói quen sau khi thức dậy có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và và năng suất cả ngày. Để có một ngày làm việc tuyệt vời, hãy tránh thực hiện những điều dưới đây vào buổi sáng.
Sử dụng điện thoại hoặc máy tính ngay khi thức dậy
Việc sử dụng điện thoại hoặc máy tính ngay khi thức dậy có thể gây căng thẳng tâm lý và ảnh hưởng tiêu cực đến não bộ. Theo nghiên cứu từ Frontiers in Psychiatry, việc tiếp xúc với màn hình điện thoại vào buổi sáng làm tăng mức cortisol - hormone liên quan đến căng thẳng. Điều này khiến cơ thể dễ mệt mỏi hơn trong ngày.
Ngoài ra, ánh sáng xanh từ màn hình điện tử làm rối loạn nhịp sinh học của cơ thể, đặc biệt nếu thói quen này kéo dài từ sáng sớm đến tối muộn. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã chỉ ra việc sử dụng quá mức các thiết bị điện tử có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo âu và trầm cảm.
Thay vì kiểm tra điện thoại, hãy dành 10-15 phút để thiền hoặc hít thở sâu, giúp cơ thể và não bộ khởi động tự nhiên hơn.
Uống cà phê khi bụng đói
Mặc dù cà phê có nhiều lợi ích sức khỏe, việc uống khi bụng đói không phù hợp với một số người, đặc biệt là những người có vấn đề về dạ dày. Uống cà phê vào buổi sáng khi bụng đói có thể làm tăng lượng axit hydrochloric (HCl) trong dạ dày, gây kích ứng niêm mạc dạ dày và tăng nguy cơ trào ngược axit.
Theo Hiệp hội Tiêu hóa (Mỹ), lượng axit tăng cao khi bụng rỗng không chỉ gây khó chịu mà còn làm suy yếu lớp niêm mạc bảo vệ, dẫn đến các vấn đề tiêu hóa lâu dài.
Nghiên cứu từ Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, Tiêu hóa và bệnh Thận (NIDDK) Mỹ cũng chỉ ra caffeine kích thích sản xuất hormone cortisol và adrenaline, làm tăng cảm giác bồn chồn và lo lắng, đặc biệt khi không có thức ăn để hấp thụ năng lượng từ nó.
Thay vì uống cà phê lúc bụng đói, hãy bắt đầu ngày mới với một bữa sáng nhẹ, sau đó thưởng thức cà phê để tận dụng tối đa lợi ích của thức uống này.
Uống cà phê vào buổi sáng khi bụng đói có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và tăng nguy cơ trào ngược axit. Ảnh minh họa: Independent.
Không uống nước hoặc uống sai cách
Buổi sáng là thời điểm cơ thể bị mất nước nhẹ sau một đêm dài. Không uống nước hoặc uống nước sai cách (như nước lạnh hoặc nước có ga) có thể làm giảm chức năng trao đổi chất và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Theo bài nghiên cứu đăng tạp chí Nội tiết lâm sàng và Chuyển hóa (Mỹ), uống nước ấm ngay sau khi thức dậy giúp tăng tốc độ trao đổi chất lên đến 30%, đồng thời kích thích lưu thông má.u và hỗ trợ hệ tiêu hóa. WHO cũng nhấn mạnh vai trò của việc bổ sung đủ nước để duy trì sự cân bằng điện giải, ngăn ngừa nguy cơ sỏi thận và hỗ trợ chức năng gan.
Thay vì bỏ qua nước hoặc uống sai cách, hãy uống một cốc nước ấm (200-300 ml) vào buổi sáng để giúp cơ thể hoạt động hiệu quả hơn.
5 điều nên làm khi đi bộ sau bữa ăn Đi bộ sau bữa ăn là một thói quen tốt, dễ thực hiện giúp cải thiện tiêu hóa, tăng cường năng lượng và duy trì cân nặng khỏe mạnh... 1. Lợi ích tiềm năng của đi bộ sau bữa ăn - Giảm khí và đầy hơi: Vận động cơ thể giúp kích thích hệ tiêu hóa. Đi bộ sau khi ăn có thể...