Kẻ lạ mặt và 13 phụ nữ bị hãm hại (Kỳ 5)
Dưới lớp chăn, kẻ giết người buộc rất nhiều tất quanh người cô và thắt lại thành hình nơ bướm. Bissete bị hãm hiếp dù đang mang thai. Phòng của cô cũng bị lục tung.
Helen Blake
3 tuần sau, lại thêm một phụ nữ, cũng ở khu Back Bay, bị giết chết. Đó là cô Patricia Bissete, 23 tuổi, thư ký tại một công ty cơ khí. Xác của cô chỉ được phát hiện khi giám đốc không thấy cô đi làm, đã lo lắng đến tận nơi cô ở, sáng thứ hai, ngày 31/12/1962. Bissete nằm trên giường, chăn đắp tới tận cổ như thể đang ngủ. Dưới lớp chăn, kẻ giết người buộc rất nhiều tất quanh người cô và thắt lại thành hình nơ bướm. Bissete bị hãm hiếp dù đang mang thai. Phòng của cô cũng bị lục tung.
Mọi thứ lại trở lại yên tĩnh trong vài tháng. Cảnh sát tiếp tục điều tra các vụ giết người để tìm thêm chứng cứ. Họ đã làm tất cả những gì có thể, nhưng không phát hiện được điều gì đáng kể.
Đầu tháng 3/1963, tại thị trấn Lawrence, cách Boston 40 km về phía bắc, bà Mary Brown, 68 tuổi đã bị đánh đến chết trong căn hộ của mình. Tên tội phạm đã hãm hiếp nạn nhân trước khi giết. Rồi cái chết của nữ sinh mới ra trường Beverly Samans, 23 tuổi, kéo dài hai tháng đầy hãi hùng với dân thành Boston. Không thấy Samans tới tập với dàn đồng ca của nhà thờ tại Back Bay, người bạn của cô đã đến nhà Samans. Anh mở cửa bằng chìa khóa Samans đưa cho từ trước và phát hiện bạn nằm ngay trước cửa, hai tay bị trói ra đằng sau bằng một chiếc khăn quàng. Một chiếc tất nylon và hai chiếc khăn mùi xoa nối lại với nhau, buộc quanh cổ Samans. Mồm cô bị nhét giẻ, và được phủ lên bằng một cái giẻ khác.
Video đang HOT
Samans không chết vì bị bóp cổ, mà do bị 4 nhát dao đâm vào cổ họng, 18 nhát vào ngực trái. Những chiếc tất buộc quanh cổ khá lỏng, có vẻ chỉ mang tính “trang trí”. Con dao hung khí nằm trong bồn rửa bát. Không có dấu hiệu Samans bị hãm hiếp. Giám định pháp y khẳng định nạn nhân chết khoảng 48-72 giờ trước khi được phát hiện.Samans đang theo học một khóa thanh nhạc, và dự thi để tham gia cuộc biểu diễn có tên “Gặp nhau ở New York” vào năm đó. Cảnh sát cho rằng, vì cổ họng cô quá khỏe nên tên giết người đã phải đâm chết cô, thay vì bóp cổ.
Cảnh sát trở nên tuyệt vọng. Họ không thể tìm ra chứng cứ trực tiếp nào về kẻ giết người. Cuối cùng, Paul Gordon, người đàn ông có khả năng kỳ lạ về thần giao cách cảm, được mời tới. Theo nhận định của ông, hung thủ là người khá cao, có bàn tay xương xẩu, nước da trắng tái, những khớp tay gồ ghề ửng đỏ, đôi mắt sâu độc ác.Paul Gordon lầm rầm: “Tôi cảm thấy thật kinh khủng khi phải nhìn vào mắt hắn. Hắn có thói quen lật mấy sợi tóc quăn rủ trước trán về phía sau. Hắn mất một chiếc răng cửa ở hàm trên và đang ở trong bệnh viện hoặc nơi nào đó tương tự. Hắn không bị giam giữ, vì tôi nhìn thấy những bước chân của hắn trên một thảm cỏ. Hắn đang đi lang thang, nhiều lúc ngồi nghỉ trên ghế hoặc ngồi luôn xuống đất.
Hắn có nhiều vấn đề. Hắn đánh mẹ mình rất tàn nhẫn. Bà này không mấy thông minh và từng đánh đập hắn cùng hai cô chị lúc chúng còn bé. Gia đình này đến từ Maine hoặc Vermont. Hắn rất cô đơn. Tôi đã nhìn thấy hắn ngủ trong những hầm rượu ở thành phố. Nhưng hắn thích đi lang thang trên phố để nhìn ngắm phụ nữ trên đường, và muốn lại gần họ. Hắn là một kẻ tội nghiệp, mải miết đi tìm mẹ mình, nhưng không sao tìm được vì bà ta đã chết”.
Thám tử đưa cho Gordon một loạt bức ảnh những kẻ từng có ý định đột nhập khu Back Bay, và ông nhận ra Arnold Wallace. Ông cho rằng đó chính là tên bóp cổ, vì hắn có những đặc điểm đúng như ông hình dung về tên tội phạm.
Wallace là một thanh niên 26 tuổi, từng là bệnh nhân tâm thần tại Bệnh viện Boston. Vài ngày trước đó, hắn lang thang ra khỏi bệnh viện và ngủ tại tầng hầm của một số căn hộ trong các khu chung cư. Hắn là một kẻ có khuynh hướng bạo lực và từng đánh đập mẹ rất tàn nhẫn.
Sau khi nhận diện Wallace, Gordon chuyển sang nhận diện tiếp kẻ đã giết Sophie Clark. Qua ảnh của cô, ông miêu tả chính xác mọi vị trí trong căn nhà, cứ như thể mình đã ở đó. Theo Gordon, tên giết người là một người đàn ông da đen cao lớn, quen biết Sophie. Nhận định của ông khá ấn tượng, vì sau đó ông đã chỉ đúng một kẻ tình nghi trong vụ giết Sophie là Lewis Barnett. Người đàn ông này từng hò hẹn với Sophie và có khả năng hắn cũng đã có thời gian sống chung trong căn hộ của cô.
Gordon còn cho rằng, tên bóp cổ sẽ sớm để lộ chân tướng và thú tội với cảnh sát. “Khi hắn nhận tội, thì giống như các ông đang cuốn một chiếc thảm lớn, mọi việc sẽ lộ dần ra một cách rõ nét và trả lời mọi câu hỏi mà các ông đặt ra đã hàng tháng nay. Các ông sẽ không thể dự tính trước được thời gian xảy ra việc đó”, Gordon nói.
Theo 24h
Kẻ lạ mặt và 13 phụ nữ bị hãm hại (Kỳ 4)
Nạn nhân Anna E. Slesers
3 tháng yên tĩnh sau đó đủ để các nhân viên cảnh sát Boston có điều kiện điều tra tất cả những kẻ tình nghi. Nhưng họ chỉ thu được một danh sách dài những kẻ tình nghi, mà phần lớn không có khả năng là "tên bóp cổ".
Và hắn trở lại hoạt động vào ngày 5/12/1962. Nạn nhân lần này là Sophie Clark, sinh viên Mỹ gốc Phi, 21 tuổi, nổi tiếng khả ái ở Viện Nghiên cứu Carnegie về công nghệ y học. Xác của cô được hai người bạn cùng phòng phát hiện tại căn hộ của họ, số 315 đại lộ Huntington, trong khu Back Bay, cách nhà của nạn nhân đầu tiên Anna S. Slesers không xa. Thi thể Sophie nằm trong phòng khách, cổ bị thít chặt bởi 3 chiếc tất nylon được buộc thành hình nơ bướm. Cô cũng bị hãm hiếp trước khi bị sát hại.
3 tháng yên tĩnh sau đó đủ để các nhân viên cảnh sát Boston có điều kiện điều tra tất cả những kẻ tình nghi. Nhưng họ chỉ thu được một danh sách dài những kẻ tình nghi, mà phần lớn không có khả năng là "tên bóp cổ".Và hắn trở lại hoạt động vào ngày 5/12/1962. Nạn nhân lần này là Sophie Clark, sinh viên Mỹ gốc Phi, 21 tuổi, nổi tiếng khả ái ở Viện Nghiên cứu Carnegie về công nghệ y học. Xác của cô được hai người bạn cùng phòng phát hiện tại căn hộ của họ, số 315 đại lộ Huntington, trong khu Back Bay, cách nhà của nạn nhân đầu tiên Anna S. Slesers không xa. Thi thể Sophie nằm trong phòng khách, cổ bị thít chặt bởi 3 chiếc tất nylon được buộc thành hình nơ bướm. Cô cũng bị hãm hiếp trước khi bị sát hại.
Không có dấu hiệu cho thấy tên tội phạm đã đột nhập. Sophie vốn là người rất cẩn thận, lắp tới hai ổ khóa cho cánh cửa ra vào. Thậm chí, theo lời bạn cô, Sophie còn thận trọng tới mức nhận diện người gõ cửa trước khi để họ vào phòng. Khả năng duy nhất là cô đã bị tên giết người thuyết phục cho vào nhà. Lúc đó, cô đang viết thư cho bạn trai. Trước khi chết, Sophie có vật lộn với tên giết người. Và hắn đã lục lọi bộ sưu tập những đĩa nhạc cổ điển của cô. Thực tế, cô không hẹn hò ai ở Boston và rất hạn chế trong việc quan hệ với nam giới.
So với những án mạng trước, vụ này tương đối lạ. Bởi Sophie là một phụ nữ da đen trẻ tuổi và cô không sống một mình. Đây cũng là lần đầu tiên cảnh sát tìm thấy mẫu tinh dịch của tên tội phạm.
Trong quá trình điều tra, cảnh sát thu được một thông tin quan trọng. Cô Marcella Lulka, sống với chồng trong căn hộ cùng khu nhà với Sophie, cho biết, vào khoảng 14h20 cùng ngày xảy ra vụ án, một người đàn ông lạ mặt đã đến gõ cửa nhà cô, nói là người trông coi khu nhà yêu cầu anh ta đến sơn cửa cho cô. Vừa trò chuyện, hắn vừa ca ngợi thân hình Lulka: "Đã bao giờ cô nghĩ đến việc trở thành người mẫu chưa?". Thấy cô tỏ ra nghi ngờ, hắn lập tức giận dữ và thay đổi hoàn toàn thái độ.
Lulka dọa hắn: "Chồng tôi đang ngủ ở phòng bên". Thêm lần nữa, thái độ người đàn ông thay đổi. Hắn nói mình đã vào nhầm hộ và nhanh chóng rời khỏi khu nhà. Lulka miêu tả, kẻ lạ mặt tuổi khoảng 25-35, cao trung bình, tóc nâu vàng, mặc áo jacket màu tối và quần xanh thẫm.
Nhiều khả năng đó chính là "tên bóp cổ", bởi sau đó, bộ phận trông coi khu nhà xác minh là không hề cử người tới. Hơn nữa, 14h30 là khoảng thời gian dự tính xảy ra cái chết của Sophie Clark.
Theo 24h
Kẻ lạ mặt và 13 phụ nữ bị hãm hại (Kỳ 3) Albert DeSalvo Điều tra chi tiết thêm, cảnh sát được biết Anna là người rất yêu chồng và các con. Sở thích của bà là công việc đang làm và nhạc cổ điển. Bà ít nói và có ít bạn bè. Trước khi chết, hầu như bà không gặp gỡ với bất kỳ người đàn ông nào khác, ngoài con trai mình. Chỉ...