Kẻ khủng bố có tên “sát thủ bom thư” Kỳ 5
Theodore J. Kaczynski (ảnh: AP)
“Tuyên ngôn” của nhóm khủng bố FC tràn ngập trên các trang mạng, liên tục gửi tới những quan chức cao cấp.
Nhóm khủng bố liên tục gửi các “thông điệp” tới các quan chức cao cấp. Một trong những thông điệp đó là “Để công chúng ấn tượng và nhớ tới những thông điệp của mình, chúng tôi phải ra tay sát hại một số nạn nhân”.
Không những vậy, 1 kẻ có biệt danh Unabomber của nhóm FC phát tán 1 “Tuyên Ngôn” trên nhiều trang mạng, trình bày những ý tưởng, quan điểm khủng bố của nhóm về các vấn đề chính trị.
Kẻ khủng bố ẩn mặt gọi cuộc cách mạng công nghiệp là một thảm hoạ trong cuộc chạy đua của loài người, cũng như việc sử dụng các công nghệ. Có lẽ nhóm FC ngoại trừ những tiến bộ của nhân loại khác như in ấn để phân phối hàng loạt bài công kích của mình.
Khắp nước Mỹ, các học giả và sinh viên nghiên cứu Tuyên ngôn, hy vọng sẽ tìm thấy một số đầu mối đó sẽ xác định tên đánh bom mang tên Unbomber là ai và gặt hái những phần thưởng 1.000.000 đô la Mỹ để tìm được hắn ta.
Video đang HOT
Một người đàn ông tên là David Kaczynski cảm thấy kinh tởm với phong cách viết của Tuyên Ngôn và triết lý gần giống với anh trai của mình là Theodore ( Ted) Kaczynski. David và vợ ông là Linda đã quỵ ngã khi nghĩ rằng Ted có thể đã trải qua 18 năm khủng bố và giết chết rất nhiều người vô tội. Nhưng càng đọc, họ càng thấy giống anh trai của mình.
Từ những tư duy lớn đến phong cách sử dụng những từ ngữ, từ cách viết đảo câu tới việc liên tục phê phán cuộc sống hiện tại, tất cả đều rất giống phong cách của Theodore (Ted) Kaczynski.
Những câu nói được Unabomber dùng nhiều nhất là: “Bạn không thể ăn chiếc bánh và đồng thời vẫn có nó. Bạn chỉ có thể có 1 trong 2 điều đó”. Cách sử dụng ngôn từ kỳ quặc của Ted cũng là phong cách rất riêng khiến em trai và mẹ của hắn tin rằng Ted chính là tác giả của bản tuyên ngôn tràn ngập trên mạng này.
Bởi vì những điều quá giống như thế, vì lương tâm và lòng đạo đức, David và vợ cảm thấy bắt buộc phải báo cho tổ chức FBI trước khi ông anh mình làm hại thêm nhiều người nữa.
Tuy nhiên, đó cũng mới chỉ là sự suy đoán, chưa có bằng chứng chắc chắn. Vì thế, sau khi nhận được trình báo của vợ chồng David, thám tử Susan Swanson đã tìm kiếm và liệt kê danh sách bạn bè của Ted. Cùng với sự trợ giúp đắc lực của gia đình, Susan cùng với một chuyên gia hàng đầu đã phân tích chữ của Ted và so sánh với những nét chữ trong “bản Tuyên Ngôn”.
Cuối cùng họ cũng có kết quả. Đó là kết quả mà David dù đã suy đoán được nhưng không bao giờ mong muốn đó là sự thật. Các chuyên gia về ngôn ngữ và chữ viết đã kết luận chắc chắn rằng chữ trên bản tuyên ngôn của nhóm khủng bố được viết bởi Theodore (Ted) Kaczynski. Ngay lập tức, FBI vào cuộc tìm kiếm nghi can số một này càng nhanh càng tốt để ngăn chặn những vụ ám sát của nhóm FC gây ra. FBI cũng đồng ý sẽ không tiết lộ với Ted rằng chính người em trai của hắn đã báo với cảnh sát rằng hắn là nghi can trong vụ này.
Theo 24h
Kẻ khủng bố có tên "sát thủ bom thư" Kỳ 4
Theodore J. Kaczynski (ảnh: AP)
Nhóm khủng bố này đã gửi thông điệp tới FBI để... tự giới thiệu về mình.
Năm 1993, hung thủ của hàng loạt các vụ ám sát quay trở lại "ám sát" với cả kho vũ khí hoàn toàn mới và một kế hoạch gây án được nghiên cứu đầy đủ và chuyên nghiệp.
Cảnh sát không thể hiểu làm cách nào tên đánh bom lại có thể vận chuyển nhiều quả bom từ nhà ở Montana tới Sacramento thuận tiện tới như vậy.
Ngày 18/6/1993, "sát thủ bom thư" gửi hai quả bom, mỗi quả chứa trong một hộp gõ và đóng gói trong một chiếc phong bì to.
"Gói quà" đầu tiên được chuyển tới Tiến sĩ di truyền học Charles Epstein của đại học California, Sanfransco. Vị tiến sĩ này không hề nghi ngờ gì về các gói bưu kiện gửi cho mình. Ông mở nó ra và một tiếng nổ kinh hoàng vang lên. Sức công phá của quả bom tấn công trực tiếp vào ngực và mặt của tiến sĩ khiến ông bị thương nặng nề, 3 ngón tay bị "biến mất". Nhờ các nhân viên y tế cứu thương kịp thời, ông Epstein đã được cứu sống và tiếp tục cống hiến cho khoa học và có những tác phẩm có ích.
Trong vụ này, cũng giống như các vụ khác, hung thủ đề tên người gửi là một giáo sư khác. Lần này vị giáo sư bị nhắm tới đó là James Hill ở bang California. Vị tiến sĩ này do đó đã gặp rắc rối với cảnh sát, mãi cho tới khi tiến sĩ Epstein "giải oan" cho bằng lời giải thích: "Tối ngày 22/6/1993, con gái tôi lấy gói bưu kiện đưa tôi. Tôi mở nó khi cả vợ và con đang đứng bên cạnh. Thật may mắn khi chỉ có tôi bị thương nhưng sống sót. Giáo sư Hill hoàn toàn không có liên quan tới việc này vì ông ấy và tôi không hề quen biết".
Quả bom thứ hai được sát thủ chuyển tới tiến sĩ David Gelernter, phó giáo sư khoa học máy tính tại đại học Yale. Người gửi bị cáo buộc - Mary Jane Lee ở Cal State, thuộc bộ phận khoa học máy tính.
Người ta vẫn không hiểu tại sao tên sát thủ bí ẩn lại luôn nhằm vào các giáo sư đại học để sát hại mặc dù giữa các nạn nhân không hề có liên hệ gì với nhau. Thậm chí, qua điều tra của cảnh sát, họ không có người bạn chung nào để thù oán tất cả.
Ngày 23/ 6, 1 nạn nhân khác cũng là 1 nhà tri thức đã nhận được một gói kích thước to bằng hộp giày. Khi anh ta mở nó ra thì vang lên 1 tiếng nổ tung cả phòng. Khói từ vụ nổ kích hoạt báo cháy và vòi phun nước, tiếng ồn đã bảo động những người khác ở cùng toà nhà và tránh được nhiều thương vong đáng tiếc do chủ động chặn được hoả hoạn.
Vụ nổ lấy đi một phần bàn tay phải của Gelernter, phá hủy một mắt và thính giác trong một bên tai. Anh này được đưa tới Bệnh viện Yale New Haven và được cứu sống.
Ngay sau khi vụ đánh bom, một người đàn ông đã gửi cho tờ The New York Times một lá thư đóng dấu bưu điện Sacramento, California. Bức thư dường như là một thông điệp của 1 nhóm khủng bố:
"Chúng tôi là một nhóm vô chính phủ với tên là FC. Xin chú ý rằng dấu bưu điện trên phong bì này sẽ báo một cái tin rất đáng được đưa trên báo của quí vị và xảy ra vào đúng thời điểm gửi thư. Chúng tôi đã giới thiệu về nhóm FC cho FBI nhưng họ không tin và không chịu ngăn chặn. Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp thông tin về các mục tiêu sẽ bị cài bom trong thời gian sắp tới để quí vị biết sự chính xác của FC. Hãy chờ đợi".
Theo 24h
Kẻ khủng bố có tên "sát thủ bom thư" Kỳ 3 Theodore J. Kaczynski (ảnh: AP) Ám sát hàng loạt các giáo sư và "độ chuyên nghiệp" ngày càng được cải thiện... "Đánh bom" hàng loạt, nhắm vào nhiều giáo sư Đầu tháng 5/1982, một gói bưu kiện đã được chuyển tới từ Tổng Cục Bưu Điệm Campus, đại học Brigham Young, Utah và gửi đến cho giáo sư Patrick C.Fischer, đại học bang...