Kế “khoan thư sức dân” tạo đột phá về cơ cấu ngân sách Nhà nước
Từ sau Đại hội XI của Đảng, trước đòi hỏi của sự phát triển đất nước, vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế được đặt ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của việc tái cơ cấu nền kinh tế đó là tái cơ cấu ngân sách nhà nước. Trong những năm qua, lãnh đạo ngành Tài chính đang nỗ lực không ngừng để việc tái cơ cấu ngân sách nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của nền kinh tế.
“Khoan thư sức dân là kế sâu rễ bền gốc”
Nhìn lại 5 năm trước cho thấy kinh tế thế giới rơi vào tình trạng bất ổn nghiêm trọng. Hàng loạt các doanh nghiệp trên thế giới bị rơi vào tình trạng phá sản, kéo theo sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Đã có lúc rất nhiều doanh nghiệp phải đình trệ sản xuất bởi không tìm được đơn hàng, không tìm được đầu ra cho hàng hóa xuất khẩu trong khi đó lạm phát ở mức cao.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng (Ảnh: KT)
Trước tình hình đó, tại Hội nghị Trung ương 3 khóa XI của Đảng đã điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng giảm 0,5% so với mục tiêu Đại hội Đảng XI và mục tiêu này đã được Quốc hội thông qua trong kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2011-2015. Tuy nhiên khi điều chỉnh giảm chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế nhưng cả Trung ương và Quốc hội đều cơ bản giữ nguyên các chỉ tiêu về an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo và các chỉ tiêu về tài chính ngân sách.
Trước tình hình đó, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ điều hành chính sách tài khóa theo hướng chủ động, tích cực cả trong thu và chi ngân sách, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trong tình hình mới và ứng phó hiệu quả trước tác động của diễn biến giá dầu thế giới.
Video đang HOT
Cụ thể chính sách thu ngân sách đã được áp dụng theo hướng “khoan thư sức dân là kế sâu rễ bền gốc”, cắt, giảm và gia hạn thời gian nộp hàng loạt các sắc thuế, khoản thu ngân sách nhằm tháo gỡ khó khăn trong hoạt động SX-KD của doanh nghiệp, từ đó hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các ngành kinh tế, tạo động lực và sức bật dậy cho các doanh nghiệp trước sự suy thoái của kinh tế thế giới.
Đi cùng với việc cắt, giảm, gia hạn các sắc thuế, việc cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan đã được triển khai quyết liệt, góp phần cải thiện thiết thực môi trường đầu tư, kinh doanh. Cơ quan thuế, hải quan đã đi đầu trong việc quản lý thu, triển khai việc kê khai, nộp thuế điện tử, kết nối cơ chế một cửa với ASEAN…
Từ những giải pháp “khoan thư sức dân” này mà quy mô thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015 đã gấp gần 2 lần giai đoạn 2006-2010 và bằng hơn 5 lần giai đoạn 2001-2015. Điều đáng nói là giảm tỷ lệ phụ thuộc rất lớn vào nguồn thu từ dầu thô, cơ cấu thu nội địa tăng từ mức 58,9% giai đoạn 2006-2010 lên đến 74% tổng thu ngân sách vào năm 2015.
Đối với nhiệm vụ chi, thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển KT- XH, đáp ứng các nhu cầu an sinh xã hội, quy mô chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực này năm 2015 đã tăng 70% so với năm 2010, chiếm khoảng 26% GDP. Chi đầu tư phát triển tăng 1,7 lần so với giai đoạn 2006-2010. Tỷ lệ chi đầu tư cho phát triển tăng vượt bậc như vậy đã góp phần tích cực cho đầu tư cơ sở hạ tầng KT- XH, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm khoảng cách phát triển giữa khu vực thành thị – nông thôn, vùng núi, vùng sâu với vùng đồng bằng.
Cơ cấu lại thu, chi theo hướng bền vững
Trước tình hình kinh tế thế giới thời gian tới và khu vực còn có những biến động khó lường, khả năng thu ngân sách tăng không lớn trong khi áp lực chi ngày càng tăng, lãnh đạo ngành Tài chính đã đưa ra phương án cải thiện môi trường đầu tư, tiếp tục điều chỉnh chính sách thuế GTGT, TNDN, XNK… theo hướng khuyến khích doanh nghiệp, người dân tích tụ để đầu tư cho phát triển, bảo hộ hợp lý sản xuất kinh doanh trong nước phù hợp với cam kết quốc tế để thúc đấy doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bền vững, tăng tích lũy cho doanh nghiệp và nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách đồng thời giảm dần sự phụ thuộc vào thu từ dầu thô, bán khoáng sản… tăng tỷ trọng thu nội địa đến năm 2020 đạt trên 80% tổng thu ngân sách nhà nước đồng thời đến hết 2018 cơ bản hoàn thành quá trình cơ cấu lại, cổ phân hóa các DNNN.
Đối với chi NSNN, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thì việc chi cần hướng tới hiệu quả, bền vững. Theo đó, đến năm 2020 sẽ giảm tỷ lệ chi thường xuyên xuống khoảng 10% so với năm 2015; tăng chi đầu tư phát triển lên mức 20% đồng thời đảm bảo các nghĩa vụ chi trả nợ đến hạn.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, đối với từng lĩnh vực chi cũng cần cơ cấu lại các nhiệm vụ chi nhằm nâng cao hiệu quả như: Đối với chi đầu tư phát triển cần nâng tỷ trọng chi đầu tư phát triển của nhà nước kết hợp tăng cường động viên thu hút các nguồn lực bên ngoài, kể cả đầu tư nước ngoài, tham gia phát triển kết cấu hạ tầng; mở rộng bán hoặc chuyển nhượng quyền quản lý, khai thác có thời hạn một số công trình hạ tầng để tạo vốn phát triển.
Đối với chi thường xuyên, cần giảm tỷ trọng chi trên cơ sở triệt để tiết kiệm, tránh lãng phí. Thực hiện triệt để chủ trương tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ của Bộ Chính trị. Theo đó, từng cơ quan, tố chức, đơn vị phải xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế tối thiểu 10% vào năm 2021. Đồng thời cải cách mạnh mẽ khu vực sự nghiệp theo hướng trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, gắn với lộ trình điều chỉnh giá, phí dịch vụ công và cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ cụ thể.
Về việc bội chi và nợ công, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, cần phải giải quyết căn bản các vấn đề nợ Chính phủ bằng các giải pháp tổng thể như tiếp tục điều chỉnh cơ cấu NSNN theo hướng tăng thu, tiết kiệm chi, giảm bội chi, đồng thời cần tái cơ cấu nợ công theo hướng tăng tỷ trọng vay trung hạn và dài hạn với lãi suất phù hợp; rà soát để tái cơ cấu danh mục nợ nhằm kéo dài kỳ hạn nợ, giảm nghĩa vụ trả lãi… kiểm soát chặt các khoản bảo lãnh của Chính phủ, các khoản nợ của chính quyền địa phương, nợ xây dựng cơ bản.
Thống nhất công tác quản lý nợ nước ngoài, các khoản vay của Chính phủ vào một đầu mối theo dõi, quản lý và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đúng quy định. Với những giải pháp này đến giai đoạn 2020 chắc chắn sẽ hoàn thành các chỉ tiêu ngân sách mà Đảng ta đã đề ra./.
PV
Theo_VOV
Chi cục thuế TP. Cà Mau: Đi đầu trong thu ngân sách
Năm 2015 Chi cục thuế TP. Cà Mau (tỉnh Cà Mau) đã "về đích" xuất sắc trong việc thu Ngân sách Nhà nước (NSNN), vượt chỉ tiêu trên giao.
Ông Nguyễn Hữu Thoại - Chi cục trưởng Chi cục thuế TP. Cà Mau cho biết: Năm 2015 là năm mang tính quyết định đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm (2011-2015), ngành thuế thành phố triển khai nhiệm vụ công tác thuế trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội trong nước đang trên đà phục hồi và tăng trưởng, bên cạnh những cơ hội phát triển vẫn còn tiềm ẩn không ít rủi ro, thánh thức. Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố vẫn duy trì được sự ổn định và tiếp tục phát triển...
Bí thư Thành ủy Cà Mau Hồ Trung Việt tặng hoa chúc mừng lãnh đạo đơn vị thuế thành phố.
"Tuy có nhiều thách thức, nhưng với quyết tâm cao cùng với sự chỉ đạo điều hành quyết liệt và linh hoạt của Cục thuế, lãnh đạo thành phố ... đơn vị đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quản lý thu, khai thác triệt để các nguồn thu, chống thất thu ngân sách và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đa dạnh hóa các hình thức tuyên truyền hổ trợ, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp nhằm ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đã đạt được các kết quả quan trọng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu NSNN năm 2015" - ông Thoại thông tin thêm.
Trong 2015 thành phố thu được là: 383,9 tỷ đồng (so với dự toán năm 2015 tỉnh giao đạt 147,6%; so dự toán năm 2015 thành phố giao đạt 144,88%, (tăng 31,3% so với cùng kỳ). Ngoài ra, tất cả các đơn vị xã, phường và Văn phòng Chi cục đều vượt dự toán trên giao, đặc biệt là Văn phòng Chi cục thuế có số thu tuyệt đối cao nhất 205/260 tỷ đồng, kết quả thực hiện năm 2015 thu được 318/205 tỷ (vượt 55%) so với dự toán trên giao.
Ông Huỳnh Thanh Dũng - Phó Chủ tịch TP.Cà Mau cho biết thêm: "Năm 2015 có các nguồn thu đạt và vượt cao so với dự toán được giao như: Thuế thu nhập doanh nghiệp vược 22%; thuế thu nhập cá nhân vượt 65%; lệ phí trước bạ vượt 43,8%, đặc biệt là nguồn thu tiền sử dụng đất vượt 417%. Đây là năm TP.Cà Mau có số thu vượt dự toán cao nhất từ trước đến nay".
Cải cách thủ tục hành chính tạo niềm tin cho người nộp thuế.
Để đạt đực những kết quả trên, Ban Chỉ đạo thu NSNN TP. Cà Mau chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động ngay từ những ngày đầu năm, điều hành công tác thu ngân sách ở từng đơn vị xã, phường và Văn phòng Chi cục thuế; tham mưu đến Thành ủy, UBND thành phố trong công tác thu hồi nợ đọng thuế bằng nhiều biện pháp tác động như động viên, thuyết phục... nhờ đó tính đến ngày 31.12.2015 tỷ lệ nợ đọng đạt tỷ lệ dưới 5% so với thực hiện 2015.
"Bênh cạnh những kết quả đạt được, Chi cục thuế TP.Cà Mau cũng vướng phải không ít khó khăn trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát người nộp thuế..., đây là những tồn tại và thách thức đang được ngành thuế thành phố khắc phục trong thời gian tới" - ông Thoại nhấn mạnh.
Theo_Dân việt
Giá dầu giảm sâu sẽ ảnh hưởng thế nào đến kinh tế Việt Nam? Giá dầu giảm sẽ gây ra nhiều bất lợi, tuy nhiên nếu chuẩn bị tốt phương án ứng phó thì có thể biến thành cơ hội cho kinh tế phát triển. Việc giá dầu thế giới giảm liên tục trong thời gian qua đã tác động mạnh tới nền kinh tế của các nước xuất khẩu dầu mỏ nói chung trong đó có...