Kế hoạch trả thù phát xít Đức của người Do Thái sau Thế chiến II
Nhiều người Do Thái sống sót sau Thế chiến II đã lên kế hoạch trả thù nhằm vào các tù binh phát xít Đức.
Cảnh sát Đức đang khám nghiệm xưởng bánh nơi nhóm Do Thái trộn thạch tín vào bánh mỳ. Ảnh: US Army
Phẫn nộ vì tội ác của phát xít Đức đối với đồng bào mình, sau Thế chiến II, một nhóm người Do Thái đã lên kế hoạch trả thù. Mục tiêu của họ là giết bằng được càng nhiều người Đức càng tốt, theo Slate.fr.
Trước tiên, nhóm này lên kế hoạch bỏ thuốc độc vào nguồn nước uống tại một thành phố lớn của Đức là Nuremberg. Nhưng một số thành viên trong nhóm không tán đồng bởi việc này có thể gây ra cái chết của nhiều người Đức vô tội, đồng thời cũng có thể khiến cộng đồng quốc tế giảm bớt sự ủng hộ đối với tiến trình thành lập nhà nước Do Thái.
Sau đó, họ chuyển sang kế hoạch B, nhắm mục tiêu chính vào 36.000 nghìn tù binh thuộc lực lượng SS, từng một thời sát hại người Do Thái không chùn tay, đang bị giam giữ trong một trại tram ở ngoại ô thành phố.
Video đang HOT
Ngày 13/4/1946, ba thành viên của nhóm đột nhập vào xưởng bánh mỳ tại thị trấn Langwasser, ngoại ô Nuremberg, chuyên cung cấp bánh cho trại giam để trộn thạch tín vào 3.000 ổ bánh, nhằm giết chết 12.000 thành viên SS.
Khi phát hiện các tù nhân trong trại có dấu hiệu tương tự như bệnh tả với nôn mửa và sốt phát ban, bộ phận y tế của trại nhanh chóng đưa thức ăn đi kiểm định, phát hiện lượng thạch tín trong mỗi chiếc bánh mỳ lên đến 0,2 g, đủ khả năng giết chết một người khỏe mạnh.
Tờ New York Times tháng 4/1946 đề cập đến vụ việc khoảng 1.900 tù binh Đức bị đầu độc bằng thạch tín, trong đó có khoảng từ 300 – 400 trường hợp tử vong.
Theo một bản báo cáo điều tra bí mật vào năm 1947 mà AP được tiếp cận, nếu không bị phát hiện, số lượng thạch tín mà nhóm bỏ vào nước và bột trong xưởng bánh có khả năng giết chết khoảng 60.000 người.
Một cơ sở của nhóm tại Paris cũng lên kế hoạch cải trang thành cảnh sát nhằm hạ sát các chỉ huy chủ chốt của Đức Quốc xã Hermann Gring, Rudolf Hess ngay tại tòa án chiến tranh Nuremberg.
Tuy nhiên, các lãnh đạo Do Thái, sau vụ việc ở trại giam, lo ngại rằng uy tín của nhà nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nên ra lệnh tất cả các nhóm đang hoạt động bí mật nhằm trả thù người Đức phải ngay lập tức hồi hương. Kế hoạch đã không thể thực hiện.
Hiện một số thành viên trong nhóm trả thù vẫn còn sống ở Israel. Khi được hỏi về việc đã làm, họ nói không hề cảm thấy hối hận.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Hitler cứu nước Mỹ khỏi thảm họa vũ khí sinh học như thế nào
Đức Quốc xã đủ khả năng tấn công Mỹ bằng vũ khí sinh học vào năm 1943, người duy nhất chặn đứng kế hoạch này chính là Adolf Hitler.
Hitler là người duy nhất phản đối kế hoạch dùng vũ khí sinh hóa của Đức. Ảnh: War is Boring.
Trong nửa sau Thế chiến II, các nhà khoa học Đức đã nghiên cứu thành công nhiều loại vũ khí sinh học. Lý do duy nhất khiến Mỹ và đồng minh không phải hứng chịu thảm họa là nhờ sự ngăn cấm quyết liệt từ chính trùm phát xít Adolf Hitler, theo cuốn sách Biologist Under Hitler của tác giả Ute Deichman.
Năm 1943, một nhà khoa học Đức đề xuất tấn công nước Mỹ bằng nhiều loại tác nhân gây đại dịch cho người và động vật. Vào thời điểm đó, Đức Quốc xã đã thí nghiệm thành công hàng loạt vũ khí sinh học gây bệnh khác nhau. Người Đức còn có ý tưởng thả 40 triệu con bọ hung lên các cánh đồng của nước Anh, gây ra tình trạng mất mùa và nạn đói diện rộng.
Các nhà nghiên cứu cũng tìm ra cách biến những căn bệnh nguy hiểm như thương hàn, tả hay bệnh than thành vũ khí. Họ có thể tạo môi trường nuôi sống vi khuẩn gây bệnh trong 8-12 tuần liền, bảo đảm khả năng sát thương tối đa khi chúng được thả xuống lãnh thổ đối phương. Sau chiến tranh, giới khoa học Mỹ đã tìm thấy ghi chép của người Đức về các thí nghiệm vũ khí sinh học. Họ coi đó là thành tựu xuất chúng nhưng rất đáng sợ.
Tuy nhiên, không một loại vũ khí sinh học nào được triển khai nhằm vào Mỹ và đồng minh. Ngay từ đầu cuộc chiến, Hitler đã ra lệnh cấm mọi nghiên cứu về vũ khí sinh học. Giới khoa học Đức đã phớt lờ yêu cầu này, họ tiếp tục tiến hành những thử nghiệm trên cả người và động vật.
Sau này, Hitler vẫn không thay đổi suy nghĩ của mình, quyết không sử dụng những vũ khí hóa sinh hủy diệt hàng loạt mà quân đội Đức quốc xã đang sở hữu.
Có nhiều giả thuyết giải thích cho quyết định này. Có người cho rằng Hitler từng bị thương vì vũ khí sinh hóa trong Thế chiến I, hoặc ông ta coi đó là một âm mưu bí mật của người Do Thái, nên kiên quyết không cho phép đưa vào chiến trường những loại vũ khí có thể gây thiệt hại lớn cho phe Đồng minh như vậy.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Trận tập kích đường không bi thảm nhất của Mỹ trong Thế chiến II Không quân Mỹ hứng chịu thiệt hại nặng nề khi thực hiện Chiến dịch Sóng Thủy tấn công tổ hợp lọc dầu được bảo vệ rất nghiêm ngặt của Đức Quốc xã. Oanh tạc cơ B-24 Liberator bay trên đầu mục tiêu ở Ploesti, Romania tháng 8/1943. Ảnh: US Army Mùa hè năm 1943, không quân Mỹ phát động một chiến dịch táo...