Kế hoạch nhỏ: Từ ủ phân xanh đến… nuôi gà
Thay vì chở cả cô tô giấy vụn đến trường làm kế hoạch nhỏ, thế hệ trước đã có những…
“Thời tôi, trẻ con vui lắm chứ không như bây giờ chỉ biết học và học, cắm đầu cắm cổ vào đống sách toàn chữ nghĩa đến mụ mị cả đầu óc. Mà vui nhất là dịp nhà trường phát động phong trào Kế hoạch nhỏ góp đuôi chuột. Sau khi lớp trưởng thông báo, từng top khoảng 3 đến 5 người rủ đứa mang rơm, củi, đứa mang cuốc, thuổng,… kéo nhau ra đồng diệt chuột. Mỗi khi tìm thấy hang, cả bọn lại xúm vào mang rơm, rạ rồi châm lửa tạo khói hun chuột, chị Trần Lệ Thủy (40 tuổi – Thái Bình), kể về phong trào kế hoạch nhỏ.
“Cả buổi chiều đi diệt chuột, mỗi nhóm thường chỉ bắt được 10 đến 15 con, chia đều mỗi đứa được 3 con, thế là đủ chỉ tiêu mỗi người 3 đuôi chuột. Nhưng nhóm tôi lần nào cũng được tuyên dương trước toàn trường vì vượt chỉ tiêu. Mỗi khi được tuyên dương, đứa nào cũng thấy tự hào và vinh dự”, chị Thủy kể tiếp.
Nhắc đến kế hoạch nhỏ, với anh Đặng Xuân Trường (38 tuổi, Hà Nội) thì đó là những lần Đoàn xã phát động phong trào “nuôi gà làm kế hoạch nhỏ”….
Diệt chuột làm kế hoạch nhỏ. Ảnh: Nguồn Internet
“Hồi nhỏ gia đình tôi sống ở Vĩnh Phúc. Ngày ấy khó khăn nên rất ít người có giấy vụn làm kế hoạch nhỏ. Vì vậy, kế hoạch nhỏ của chúng tôi đơn giản và dễ làm. Sau khi các anh chị Đoàn viên thanh niên trong xóm phát động phong trào kế hoạch nhỏ, tôi và những đứa trẻ hàng xóm xin mẹ đôi gà nuôi làm vốn.
Có đôi gà, lũ trẻ trong xóm chăm chỉ hơn hẳn, không còn mải mê chơi khăng, chơi đáo nữa. Hàng ngày, cả lũ rủ nhau đi đào giun, đào dế, đến mùa gặt thì đi bắt cào cào, châu chấu cho gà ăn. Đôi gà của tôi được chăm sóc cẩn thận lớn nhanh chỉ sau nửa năm, đã thành một đàn gà lớn có, nhỏ có. Tiền bán gà chúng tôi giữ lại cho mình một nửa mua sách, vở, nửa còn lại đóng cho Đoàn thanh niên trong xóm làm kế hoạch nhỏ”, anh Trường hào hứng kể.
Cũng từng có thời ấu thơ dưới mái trường làng, ông Chu Đức Tuấn (51 tuổi, Ninh Bình) vẫn còn nhớ như in thuở cắp sách đến trường.
“Kế hoạch nhỏ thời đó là cùng trẻ con cùng xóm thu lá cây nộp cho cô giáo để nhà trường ủ phân xanh, bón ruộng cho người dân.
Công việc cắt lá cây ủ phân xanh vừa không tốn nhiều sức, vừa giúp người dân dọn cỏ, dọn dẹp bờ ruộng. Buổi chiều không phải đi học, cả bọn mang xe kéo ra đồng, gặp bụi cây nào cũng nhặt lá hoặc cắt những bụi rậm. Người lớn cổ vũ phong trào này lắm, đầu bờ ruộng được dọn sạch cỏ, lũ chuột không còn nơi trú ngụ. Chỉ một buổi chiều, chúng tôi có thể thu được vài xe cây, cỏ về nộp cho Đoàn thanh niên”.
Phong trào kế hoạch nhỏ là một phong trào của thiếu nhi Việt Nam ra đời năm 1958, do Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức theo sáng kiến của thiếu nhi tỉnh Sơn Tây và Hải Phòng, lấy kinh phí thu được để xây nhà máy nhựa TNTP tại Hải Phòng.
Video đang HOT
Ngày 2/12/1958, Chủ tích Tôn Đức Thắng đã viết thư cho phép mở rộng phong trào trên toàn miền Bắc. Trong lễ khánh thành nhà máy, 18.000 sản phẩm của nhà máy để trao lại cho thiếu nhi miền Nam đang sống dưới chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Hành động này nhằm thể hiện sự đoàn kết giữa thiếu nhi cả hai miền nam bắc.
Năm 1975, Sau khi thống nhất đất nước, phong trào được thực hiện thêm ở miền Nam. Chủ yếu hoạt động thu hồi giấy, phế liệu, tăng gia, trồng cây, nuôi gia cầm,”Trồng một cây, nuôi một con”…
Sau nhiều năm triển khai, phong trào đã phát triển rộng khắp và đạt được nhiều kết quả như: góp phần cho ra đời “Đoàn tàu lửa mang tên Đội TNTP Hồ Chí Minh”, xây dựng “Khách sạn khăn quàng đỏ” ở Thủ đô Hà Nội, Xây dựng tượng đài và khu di tích kỉ niệm Kim Đồng, xây dựng tượng đài và nhà tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu, xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động Đội như mua trống, cờ, khăn quàng đỏ,…vì vậy phong trào luôn lớn mạnh.
Theo TTVN
Cận tết, làng nuôi gà Móng lại nhộn nhịp
Gà chân voi (hay gà Móng) là giống gà quý, từ lâu đã nổi tiếng là loại gà có thịt thơm ngon và chỉ được nuôi duy nhất ở thôn Móng, xã Tiên Phong, Duy Tiên, Hà Nam. Nên mỗi dịp giáp tết người dân nơi đây lại nhộn nhịp "gột" gà, chăm chút từng con để bán.
Gà Móng ở Tiên Phong là giống gà đầu tiên được ghi vào Sách đỏ Việt Nam năm 2013. Cũng từ đó người dân nơi đây thành lập "Câu lạc bộ Gà Móng" để duy trì, bảo tồn và phát triển giống gà này.Những con gà chân voi ở Hà Nam Gà Móng được cho là bắt nguồn từ xã Tiên Phong, huyện Duy Tiên (Hà Nam), chân to, thân hình giống gà Hồ (Bắc Giang), thịt ngon như gà Đông Tảo (Hưng Yên).
Vì gà Móng là giống gà quý, thịt lại thơm ngon nên người dân ở nơi đây chăm chút rất cẩn thận. Giá bán chênh khoảng 30.000 - 50.000 đồng/kg so với gà bình thường loại ngon. Năm nay, giá gà Móng ngày thường khoảng 150 - 180 nghìn đồng/kg, dịp gần tết lên đến 250 nghìn đồng/kg. Trung bình một cặp gà nặng 5 - 8 kg, giá giao động từ 1 - 1,5 triệu đồng.
Người dân địa phương cũng cho biết, hầu hết gà đều được đặt hàng trước tết khoảng 2 tháng. Vì thế mà số gà bán lẻ cũng ít, càng những ngày giáp tết thì các hộ dân trong xã đều không còn để bán.
Hình ảnh về loại gà Móng được ghi vào Sách đỏ được nuôi tại một số hộ gia đình trong thôn An Nội, Tiên Phong:
Giống gà chuẩn phải hai chân thấp to, có màu đỏ, hai hàng vảy chân nổi rõ và thẳng hàng, khe các móng có đường chỉ đỏ.
Gà trống có màu mã linh (xanh đen), mào gà sít, lì.
Gà mái có màu trắng vàng.
Gà Móng có thân hình to giống gà Hồ (Bắc Giang), thịt thơm ngon giống gà Đông Cảo (Hưng Yên).
Vì chân to nên người dân ở đây gọi gà Móng là gà chân voi.
Gà trống được người dân nuôi riêng để dễ dàng chọn giống tốt.
Để bảo tồn và đảm bảo chất lượng, trứng để ấp phải chọn những quả trứng to, có màu hồng.
Khi gà nhỏ phải được nuôi (úm) khép kín bằng bóng điện, ở nơi kín gió.
Mùa đông lạnh người dân thắp điện sưởi ấm cho gà.
Chuồng nuôi gà phải đảm bảo cao ráo, thông thoáng, mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông.
Thức ăn cho gà gồm thóc, gạo, ngô, sắn, tấm và các loại rau xanh.
Đặc tính nổi bật của giống gà này là: Ưa nuôi chăn thả, chân to, lớn nhanh, ít bệnh, sức đề kháng cao...
Những con gà "đến lứa" có thể bán...
N hiều năm nay người dân thôn An Hội (Tiên Phong, Duy Tiên, Hà Nam) bảo tồn thành công giống gen gà Móng.
Theo PLVN
Nuôi gà thành tỷ phú Từ một nông dân lam lũ, ông Nguyễn Văn Nam (62 tuổi), ở xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn, Bình Định) đã trở thành tỷ phú. Biến đồi hoang thành trang trại chăn nuôi, gia đình ông đạt mức thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm... Rất nhiều nông dân đã "xuống ruộng" vì giấc mộng chăn nuôi trang trại và rồi...