Kế hoạch lớn của EU
Các nguồn tin báo chí từ châu Âu vừa cho biết, sau cuộc họp cấp cao trực tuyến kéo dài 4 giờ, các nhà lãnh đạo Liên hiệp châu Âu (EU) đã bàn thảo về một quỹ phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 trị giá hơn 1.000 tỷ ơ-rô. Nếu EU thành lập được quỹ này, thì đây sẽ là một dấu mốc đáng ghi nhận về sự đoàn kết của “mái nhà chung châu Âu” khi phải cùng nhau đối phó với một thảm họa tồi tệ nhất kể từ khi thành lập đến nay.
Cách đây ít ngày, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát ở châu Âu, các quốc gia là “điểm nóng” về số người nhiễm Covid-19 như I-ta-li-a và Tây Ban Nha đã kêu gọi phát hành “trái phiếu cô-rô-na” để hỗ trợ các nền kinh tế. Tuy nhiên, “sáng kiến này” hầu như không được nhắc tới nữa, bởi các nhà lãnh đạo EU đã chủ trương hỗ trợ tín dụng và bảo lãnh thông qua các quỹ hiện có để giúp kinh tế khu vực vượt khó khăn. Tại cuộc họp trực tuyến tối 23-4, giới lãnh đạo EU tập trung bàn thảo về khoản ngân sách chung lớn hơn cho giai đoạn 2021-2027 cùng một kế hoạch phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, xây dựng ngân sách và quỹ phục hồi kinh tế với mức cụ thể bao nhiêu tiền là vấn đề không dễ thống nhất, bởi điều này liên quan quyền lợi, nghĩa vụ rất khác nhau của các nước và nhóm nước trong khối EU. Ngân sách chung dài hạn của EU có giá trị tương đương 1% sản lượng kinh tế của cả khối.
Tại cuộc họp trực tuyến, Thủ tướng I-ta-li-a G.Con-tê cho rằng quỹ phục hồi sắp tới nên có quy mô 1.500 tỷ ơ-rô (1.614 tỷ USD), cung cấp khoản tài trợ cho các chính phủ thuộc EU để ngăn các nền kinh tế sụp đổ kéo theo mối đe dọa đối với khả năng tồn tại của thị trường nội khối. Tây Ban Nha cũng có quan điểm tương tự và bày tỏ mong muốn quỹ cung cấp các khoản tài trợ thay vì các khoản vay. I-ta-li-a và Tây Ban Nha có cùng quan điểm bởi đây là những nền kinh tế chưa hoàn toàn thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hơn 10 năm trước và cũng là những nước đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, quan điểm nêu trên không nhận được sự đồng thuận của một số thành viên khác. Thủ tướng Áo X.Cuốt-dơ cho rằng, việc hỗ trợ cần được thực hiện thông qua các khoản vay.
Theo Tổng thống Pháp E.Ma-crông, việc tăng các khoản vay sẽ gây tác dụng ngược, khi làm tăng nợ ở những quốc gia bị ảnh hưởng dịch bệnh trầm trọng như I-ta-li-a, Bỉ, Hy Lạp. Thủ tướng ức A.Méc-ken kêu gọi lập một quỹ phục hồi quy mô lớn. Nhưng ức cho biết, họ cần biết quỹ phục hồi nêu trên sẽ được lên kế hoạch sử dụng như thế nào trước khi đưa ra cam kết chính thức. Trong khi đó, quan điểm của lãnh đạo Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng, quỹ phục hồi được bàn tại hội nghị trực tuyến lần này là cách duy nhất có thể đưa khối thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng đặc biệt nghiêm trọng do Covid-19. Chủ tịch EC U.Lây-en cho biết, giải pháp xây dựng quỹ sẽ là tăng số tiền đóng góp của mỗi chính phủ thành viên EU.
Video đang HOT
Theo số liệu thống kê của EU, đến nay các nước trong khối đã bỏ ra khoảng 3.500 tỷ ơ-rô để đối phó những tác động của Covid-19. Việc hỗ trợ của EU cho các nước thành viên hiện được đặt vào ba trụ cột, gồm Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM), qua các khoản bảo lãnh của Ngân hàng đầu tư châu Âu (EIB) và cơ chế làm việc rút ngắn thời gian. Tuy nhiên, hiện nay các quốc gia EU vẫn cần khoảng 1.000 tỷ ơ-rô nữa để vực dậy nền kinh tế.
Cuộc khủng hoảng dịch bệnh hiện nay không chỉ thách thức các nền kinh tế EU, mà còn là một phép thử đối với vai trò của các thể chế châu Âu. Việc EU thống nhất được một “kế hoạch nghìn tỷ ơ-rô” là liều thuốc tăng lực quan trọng cho nền kinh tế khu vực, có ý nghĩa gắn kết các quốc gia, tạo niềm tin cho các thành viên trong trận chiến chống đại dịch.
THẢO NGUYÊN
Chứng khoán BSC báo lỗ gần 61 tỷ đồng trong quý I
BSC báo lỗ 2 quý liên tiếp.Chứng khoán BSC lỗ gần 61 tỷ đồng quý I so với mức lãi 40,6 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.
CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC, HoSE: BSI ) công bố báo cáo tài chính quý I với doanh thu hoạt động đạt gần 216 tỷ đồng, tăng 44,5% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) chiếm tỷ trọng lớn nhất với 135,7 tỷ đồng, tăng gần 78% so với cùng kỳ. Lãi từ các khoản vay và phải thu kỳ này tăng 36,4%, đạt 30,7 tỷ đồng. Đối với doanh thu môi giới tăng 3% lên gần 37 tỷ đồng.
Chi phí hoạt động kỳ này ở mức 242,8 tỷ đồng, tăng đáng kể so với 83 tỷ đồng của quý cùng kỳ, chủ yếu là do lỗ FVTPL gấp gần 5 lần cùng kỳ, lên 205 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động tài chính hơn 611,8 triệu đồng so với mức 150 triệu đồng của quý I/2019 và chi phí tài chính 12,3 tỷ đồng, tăng 44,7%.
Kết quả, BSC báo lỗ 60,7 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 40,6 tỷ đồng. Đây cũng là quý thứ 2 liên tiếp báo lỗ khi quý IV/2019 lỗ hơn 900 triệu đồng.
Đơn vị: tỷ đồng.
Tại thời điểm 31/3, tổng tài sản ngắn hạn của công ty đạt 2.347 tỷ đồng, tăng hơn 23 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, các khoản cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất với 966,7 tỷ đồng, giảm 16,7%. Tiền và các khoản tương đương tiền đạt 57,5 tỷ đồng, giảm 18,8% so với đầu kỳ.
Công ty có 865,6 tỷ đồng giá trị tài sản FVTPL theo giá gốc nhưng giá trị hiện tại còn 805 tỷ đồng, giảm 7,5% so với đầu năm. Trong đó, BSC nắm giữ 603 tỷ đồng trái phiếu, tăng mạnh so với mức 222,8 tỷ đồng của đầu năm. Cổ phiếu niêm yết là 196,6 tỷ đồng, giảm 52,5%, đầu tư vào các cổ phiếu như REE của Cơ điện lạnh ( HoSE: REE ) với 22 tỷ đồng, FPT ( HoSE: FPT ) hơn 22,4 tỷ đồng...
Theo báo cáo thường niên năm 2019, BSC đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 145 tỷ đồng, tăng 6,1% so với thực hiện năm 2019. Thị phần môi giới tăng 15,8%, dự kiến đạt 3,6% hoặc nằm trong top 10.
Hải Triệu
Mạng lưới giao dịch nội gián ở Phố Wall bị lật tẩy, một loạt bí mật động trời về hệ thống này trên toàn cầu đều phanh phui! Đầu năm 2020, một trader người Thuỵ Sĩ đã tiết lộ với toà án New York về việc ông kiếm được 70 triệu USD lãi bất hợp pháp từ mạng lưới giao dịch nội gián trên toàn cầu. Ngoài ra, ông cho biết thêm, ông còn chia sẻ "mối" này với nhiều người khác để lấy tiền. Marc Demane Debih, đã nhận tội...