Kế hoạch du học bị “delay” mùa COVID-19: Làm sao để gỡ rối?
Trong lúc kế hoạch du học bị trì hoãn do ảnh hưởng dịch COVID-19, việc ra nước ngoài là không thể thì vẫn có nhiều giải pháp gỡ rối. Điều quan trọng là người học phải bình tĩnh, tránh những quyết định nóng vội.
Sinh viên học chương trình du học bán phần tại Đại học Kinh tế TPHCM liên kết với Đại học Western Sydney. Ảnh: Nhà trường cung cấp
Mỗi năm, có khoảng 600 nghìn học sinh trong số gần 1 triệu học sinh lớp 12 sẽ không lựa chọn học đại học trong nước mà quyết định đi du học, học cao đẳng, trung cấp hoặc đi làm.
Trong số đó, có hơn 100 ngàn học sinh lựa chọn du học. Những học sinh giỏi xuất sắc sẽ tìm kiếm và nhận được học bổng từ các Đại học nước ngoài như Mỹ, Nhật, Pháp, Anh, Úc, Canada, Singapore và các nước khác. Đây là con số thống kê mà ông Phùng Quán, Trưởng phòng thông tin – truyền thông (Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TPHCM) đưa ra.
Từ thực tế này, cộng với tình hình dịch bệnh COVID-19 chưa hề thuyên giảm trên thế giới, ông Quán cho rằng, nguyện vọng du học của các học sinh sẽ rất khó thực hiện.
“Xu hướng học tập trong năm nay sẽ có sự dịch chuyển. Đây là nguồn tuyển cho các trường Đại học. Trong đó, học sinh sẽ ưu tiên lựa chọn các chương trình liên kết đào tạo quốc tế như 2 2, 3 1, 2 1, 2.5 1…” – ông Quán khẳng định.
PGS Trần Hà Minh Quân, Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế (ISB), Đại học Kinh tế TPHCM chia sẻ rằng, xu hướng du học có sự thay đổi rõ trong năm nay. Số phụ huynh và học sinh tìm hiểu về các chương trình chuyển tiếp du học hoặc du học bán phần trong năm nay nhiều hơn so với năm ngoái.
Ông Quân nhận định, các trường đại học lớn trên thế giới, nơi mà đa số du học sinh Việt Nam lựa chọn vẫn tiếp tục tuyển sinh. Nhưng, tất cả đều trong “trạng thái chờ”, và không biết chờ đến bao giờ.
“Học online chỉ là giải pháp tạm thời trong khi du học sinh phải trả đủ học phí thì không thoả đáng. Điều quan trọng nhất theo tôi là vẫn phải bình tĩnh để lựa chọn hướng đi tốt nhất” – ông Quân phân tích.
Theo ông Quân, để nhận diện một chương trình học liên kết chất lượng không quá khó.
Video đang HOT
Trước tiên, phải dựa vào yếu tố “thâm niên”. Một chương trình tốt là chương trình đã được thời gian kiểm nghiệm, càng lâu càng tốt. Thứ hai là hãy xét trường đại học được liên kết trên thế giới với các chỉ số ranking, thứ hạng của nó trên các bảng xếp hạng uy tín.
Cuối cùng, phải tính tới “địa chỉ” của ngôi trường đó, nó phải đến từ những quốc gia có nền giáo dục đại học được nhiều du học sinh Việt Nam lựa chọn.
Du học sinh lao đao vì quyết định mới của chính phủ Mỹ
Ngày 6.7, trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) thông báo các du học sinh phải rời khỏi nước Mỹ nếu các lớp học trong trường được dạy trực tuyến hoàn toàn vào mùa thu này hoặc chuyển sang trường khác với sự hướng dẫn trực tiếp.
Điều này đặt ra khó khăn trực tiếp với các du học sinh và du học sinh Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó.
Cục Hợp tác Quốc tế (Bộ Giáo dục và Đào tạo) nước ta thông tin, trường hợp phải về nước học online tại Việt Nam, du học sinh cần đăng ký với Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với Bộ Ngoại giao báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống COVID-19, Chính phủ, đề xuất tổ chức chuyến bay đưa du học sinh Việt Nam về nước.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ làm việc với các cơ quan liên quan, đặc biệt là Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cập nhật tình hình và có giải pháp hỗ trợ phù hợp cho du học sinh.
TS. Lý Quí Trung: 'Nếu không có MBA, tôi đã không thành công thế này'
"Là người không muốn đứng yên một chỗ, ở mỗi giai đoạn tôi đều muốn mình giỏi hơn, tích lũy thêm kiến thức và hoàn thiện bản thân. Có như vậy, tôi mới không cảm thấy lãng phí thời gian. Và MBA là thứ tôi chọn để học thêm ngay khi hoàn thành cử nhân tại Đại học Western Sydney".
TS. Lý Quí Trung - Đồng sáng lập thương hiệu Phở 24 - Ảnh do nhân vật cung cấp
Tiếp nối câu chuyện học MBA, TS. Lý Quí Trung khẳng định: "Nếu không có MBA, thì tôi sẽ không phải là tôi của bây giờ".
Con đường tìm kiếm tri thức
Ông Trung được biết đến như là một doanh nhân có những bước đi táo bạo, đặc biệt là nhà sáng lập Phở 24 - một trong những thương hiệu nhượng quyền đầu tiên tại Việt Nam. Theo ông, để thành công trong sự nghiệp, việc theo học MBA là một bước đệm rất quan trọng.
TS. Lý Quí Trung kể lại, những năm 90s của thế kỷ trước, việc đi du học là chuyện quá khó. Và du học ở một quốc gia tư bản như Úc, Mỹ, Anh lại càng khó hơn. Nhưng, ông vẫn khao khát được "gõ cửa" hệ thống tri thức của phương Tây, nơi mà nền kinh tế thị trường đã định hình và phát triển từ lâu.
Và rồi, cánh cửa cơ hội mở ra, mối quan hệ giữa ông với một cựu chiến binh Úc đã giúp ông đến nước Úc với lời khuyên: "Học xong hãy trở về để làm một điều gì đó!". Cho nên, đến được ĐH Western Sydney, lấy được cái bằng Cử nhân, ông vẫn chưa muốn dừng lại.
"Lúc đó tôi nghĩ, chỉ tầm dăm bảy năm nữa bằng cử nhân sẽ dần trở nên phổ biến và không còn lợi thế cạnh tranh như trước. Chính lúc này, bằng MBA mới có tiếng nói, có trọng lượng hơn. Do đó, chiến lược học tiếp MBA như vậy thật sự đúng đắn".
Chính ý nghĩ đó đã thôi thúc ông Trung tận dụng cơ hội ngàn vàng này, ở lại Úc thêm 18 tháng và sở hữu ngay tấm bằng MBA. Sau khi hoàn thành khóa học và trở về nước, ngay lập tức ông được tuyển dụng vào chức danh Phó Tổng giám đốc của Tecaworld, một liên doanh danh giá lúc ấy. Sau đó, ông liên tục giữ vị trí điều hành hoặc lãnh đạo cao cấp của những doanh nghiệp lớn: Tổng Giám đốc Khách sạn Saigon Star; Tổng giám đốc của tập đoàn nội thất cao cấp AKA Furniture sở hữu thương hiệu Nhà Xinh và nhiều thương hiệu quốc tế khác như Boconcept, Calligaris, Savio Fermino, Baxter, Ligne Roset, Arclinea, Ceccotti, Bellavita...
Tấm bằng MBA, theo ông Trung, đem lại nhiều lợi ích cụ thể, đó là cây cầu đưa đến các vị trí quản lý, lãnh đạo cấp cao và cũng phản ánh mức lương xứng đáng cùng mở ra nhiều cơ hội "đắt giá" so với chỉ có một tấm bằng cử nhân cùng thời.
Để "nhúng" được lý thuyết vào thực tế
TS. Lý Quí Trung khẳng định rằng, một tấm bằng Cử nhân chỉ là "thứ căn bản, vừa đủ", và MBA mới là "bí kíp", là kiến thức chuyên sâu để áp dụng vào công việc.
"Trong thực tiễn công việc, tôi đã vắt kiệt kiến thức có được từ MBA để vận hành khách sạn Saigon Star khi mới 29 tuổi. Đến bây giờ, khi nhắm mắt lại, tôi vẫn có thể hình dung kiến thức đó nằm trong cuốn sách nào để tôi có thể lật xem lại".
Trong quá trình làm việc, ông Trung đã làm cả trăm kế hoạch kinh doanh, kế hoạch hành động, kế hoạch marketing... và kiến thức của MBA đều được đem ra ứng dụng hết. Tất cả đều bài bản, khoa học. Thậm chí đến bây giờ, khi không còn trực tiếp điều hành công ty, ông vẫn vận dụng và thực hiện kế hoạch kinh doanh rất nhiều với vai trò tư vấn. Và theo ông, đó chính là "tinh hoa của MBA".
TS. Lý Quí Trung (bên trái) cùng GS. Peter Shergold AC, Hiệu trưởng trường Đại học Western Sydney - Ảnh do nhân vật cung cấp
Không chỉ nổi tiếng ở lĩnh vực kinh doanh, nhiều người còn biết đến TS. Lý Quí Trung với vai trò tác giả của các cuốn sách nhượng quyền và khởi nghiệp. Theo ông, để cho ra đời những cuốn sách, tác giả phải tìm hiểu và tiêu hóa một lượng lớn kiến thức để rồi truyền đạt thông tin thật sự có giá trị đến độc giả.
Và những kiến thức có được từ trường đời và trường học, trong đó nội dung giảng dạy trên trường lớp chiếm ít nhất là 50%. Kiến thức đó định hình con người, định hình tư duy mỗi người. Chính vì thế, ông Trung nhắn nhủ các bạn trẻ đang trên con đường tìm kiếm tri thức: "Nếu xem MBA là một khoảng đầu tư, thì học MBA rất lời vì kiến thức có được từ MBA xài cả đời không bao giờ hết."
Live Webinar: MBA For Success - Thảo luận cùng ThS. Lê Trí Thông và TS. Phạm Anh Khôi được tổ chức bởi Viện ISB nhằm đem đến cho người tham dự góc nhìn tổng quan và giá trị thực tế về tấm bằng MBA từ chia sẻ của hai doanh nhân, CEO của các doanh nghiệp hàng đầu hiện nay.
Đăng ký tham gia buổi Live Webinar: MBA For Success tại https://isb.edu.vn/mba-for-success-thao-luan-cung-ths-le-tri-thong/
Từ năm 2010, Đại học Western Sydney, Úc và Viện ISB ký kết hợp tác chia sẻ nguồn lực và chuyên môn của hai bên. Mục đích nhằm tích cực hỗ trợ các hoạt động trao đổi giảng viên; hợp tác nghiên cứu và tham quan học tập giữa sinh viên Việt Nam và Australia.
Western Sydney MBA là chương trình Thạc sĩ kinh doanh liên kết giữa Viện ISB và Đại học Western Sydney - Trường top 300 - 1.2% thế giới. Đây là chương trình dành cho các học viên đang mong muốn tìm kiếm 1 chương trình MBA quốc tế học tại Việt Nam từ trường đại học hàng đầu thế giới.
Tìm hiểu chi tiết chương trình: https://isb.edu.vn/thac-si-kinh-doanh-western-mba/
8X Việt nhận học bổng toàn phần Chính phủ Ireland sau... 3 ngày "thần tốc" làm hồ sơ Võ Minh Quân (sinh năm 1988), chàng trai đến từ TP.Hồ Chí Minh từng xuất sắc nhận học bổng toàn phần của Chính phủ Ireland để du học bậc Thạc sĩ Quản trị tại trường Trinity Business School thuộc Trinity College Dublin (trường đại học cổ nhất Ireland, thành lập hơn 400 năm trước) với thời gian chuẩn bị hồ sơ "thần tốc"...