Kẻ gian giả mạo ‘Cục viễn thông’, gọi điện dọa khóa SIM người nghe
Kẻ gian liên tục thay đổi phương thức và chiêu trò nhằm thực hiện hành vi lừa đảo. Người dùng cần hết sức cảnh giác, tránh sập bẫy của những đối tượng này.
“Mọi người cho mình hỏi rằng mình vừa nhận được cuộc điện thoại tự xưng là cục viễn thông và thông báo sau hai tiếng nữa thì họ khóa sim của mình. Việc này là sao? Có ai biết giải thích giúp mình với”, tài khoản Vân Anh đặt câu hỏi trong một hội nhóm trên Facebook.
Thời gian gần đây, nhiều người dùng liên tục nhận được cuộc gọi giả mạo “Cục viễn thông” với nội dung đe dọa khóa SIM (Ảnh minh họa).
Khoảng hai tuần trở lại đây, nhiều người dùng phản ánh rằng họ đã nhận được một số cuộc gọi tự xưng đến từ “Cục viễn thông”. Những cuộc gọi này có một điểm chung là đều đưa ra thông báo sẽ khóa SIM của người nghe.
“Cục viễn thông xin thông báo sẽ khóa số điện thoại của quý khách trong hai tiếng nữa. Vui lòng bấm phím 0 để biết thêm thông tin chi tiết”, thông báo được đưa ra trong các cuộc này.
Trên thực tế, đây hoàn toàn là những cuộc gọi lừa đảo, nhằm mục đích đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tài sản. Những cuộc gọi này đến từ rất nhiều số điện thoại khác nhau và có đầu số khác nhau, từ thuê bao di động cho tới thuê bao cố định.
Theo các chuyên gia tại Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), đây là một trong những kịch bản phổ biến được nhiều đối tượng lừa đảo sử dụng.
Từ đầu năm 2021, các đối tượng lừa đảo đã từng giả danh công an và thực hiện hành vi lừa đảo với kịch bản “thông báo người dùng gây tai nạn ở Đà Nẵng” hoặc “đang bị điều tra liên quan đến một vụ án nghiêm trọng”. Từ đó, kẻ gian sẽ đe dọa nạn nhân và yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản định sẵn để xác minh rồi chiếm đoạt.
Mục đích của các đối tượng lừa đảo nhằm đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng. Những thông tin cá nhân này sau đó có thể bị lạm dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
Video đang HOT
Trong trường hợp gặp phải các cuộc gọi lừa đảo, người dùng có thể thông báo đến đầu số 156 và đầu số 5656 để được hỗ trợ (Ảnh minh họa).
Trước tình trạng các cuộc gọi lừa đảo gia tăng, Bộ TT&TT nhận thấy cần phải có một kênh tiếp nhận các thông tin phản ánh của khách hàng một cách thống nhất và thuận tiện nhất.
Do đó, bên cạnh đầu số 5656 (cũ), Bộ TT&TT cùng các doanh nghiệp viễn thông đã thống nhất từ 8 giờ sáng ngày 1/11/2022 sẽ triển khai, mở rộng việc tiếp nhận phản ánh về cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo thông qua hình thức cuộc gọi tới đầu số 156 (miễn phí).
“Cần phải có một đầu số, đầu mối để tiếp nhận phản ánh của người dân về các cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, các cuộc gọi rác và tin nhắn rác. Khi có các cuộc gọi phản ánh, các nhà mạng sẽ tiếp nhận, phân loại và xử lý các nội dung này. Người dân khi gọi điện đến đây sẽ được tiếp nhận, giúp đỡ”, ông Phạm Đức Long, Thứ trưởng Bộ TT&TT cho biết.
Bên cạnh đầu số mới 156, người dân vẫn có thể gọi điện tới đầu số cũ 5656 và làm theo hướng dẫn của bộ phận chăm sóc khách hàng.
Ngoài việc gọi điện, người dẫn vẫn có thể nhắn tin dựa theo cú pháp như sau:
- Với tin nhắn rác, người dân soạn tin nhắn theo cú pháp: S (số điện thoại phát tán tin nhắn rác – nội dung cuộc gọi rác) gửi 156 (hoặc 5656).
- Với cuộc gọi có dấu hiệu là cuộc gọi rác, người dân soạn tin nhắn theo cú pháp: V (số điện thoại phát tán cuộc gọi rác – nội dung cuộc gọi rác) gửi 156 (hoặc 5656).
- Với cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân soạn tin nhắn theo cú pháp: LD (số điện thoại phát tán cuộc gọi lừa đảo – nội dung cuộc gọi lừa đảo) gửi 156 (hoặc 5656).
Vụ mất 2,1 tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng: Chuyên gia công nghệ cảnh báo
Mới đây, một khách hàng tố cáo bị mất 2,1 tỷ đồng trong tài khoản tiết kiệm online. Theo phân tích của các chuyên gia công nghệ, nguyên nhân dẫn tới tình trạng này chủ yếu do khách hàng chủ quan và đã lộ thông tin từ trước.
Nhiều ngân hàng, nhà mạng đã cảnh báo tình trạng lừa đảo chiếm đoạt sim, từ đó chiếm đoạt tài khoản ngân hàng
Chiếm đoạt sim điện thoại: Chiêu thức cũ vẫn nhiều khách hàng sập bẫy
Mới đây, một khách hàng tại TP.HCM tá hỏa bởi khoản tiết kiệm online 2,1 tỷ đồng tại một ngân hàng thương mại bỗng dưng bốc hơi. Nguyên nhân là khách hàng này đã bị kẻ gian lừa đảo gọi điện, tự xưng là nhân viên nhà mạng đề nghị hỗ trợ nâng cấp sim, khách hàng làm theo và bị chiếm đoạt sim điện thoại.
Kẻ gian sau đó gọi lên tổng đài tự động của ngân hàng yêu cầu cấp lại tên đăng nhập Internet Banking. Tên đăng nhập tài khoản Internet Banking được gửi về email mà khách hàng đã đăng ký trước đó với ngân hàng.
Tiếp đó, tổng đài tự động của ngân hàng tiếp tục nhận được cuộc gọi từ số điện thoại khách hàng đăng ký báo quên mật khẩu và yêu cầu cấp mật khẩu mới. Ngay sau khi mật khẩu được cấp lại, số tiền tiết kiệm của khách hàng được tất toán và chuyển sang các tài khoản ở những ngân hàng khác..
Hiện vụ việc đã được ngân hàng chuyển sang cơ quan điều tra, song việc tiền gửi bỗng dưng bỗng hơi khiến khách hàng bức xúc, lo lắng, nhiều người gửi tiền khác cũng có tâm lý hoang mang.
Trao đổi với Báo điện tử Đầu tư, chuyên gia an ninh mạng Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Công nghệ của Công ty Công nghệ an ninh mạng Việt Nam NCS cho rằng, tình huống khách hàng mất 2,1 tỷ đồng khi gửi tiết kiệm này không phải do bảo mật của hệ thống ngân hàng hay nhà mạng có vấn đề mà nguyên nhân chủ yếu từ sự mất cảnh giác của người dùng.
Ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Công nghệ của Công ty Công nghệ an ninh mạng Việt Nam NCS
"Những vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng thời gian qua chủ yếu là các đối tượng lừa đảo đã có khá nhiều thông tin cá nhân của nạn nhân trước khi thực hiện lừa đảo. Ví dụ như trường hợp chiếm đoạt esim sau đó chiếm đoạt 2,1 tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng là do kẻ lừa đảo đã có họ tên, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng, từ đó dễ dàng đưa ra "kịch bản" để bẫy nạn nhân. Thật không may, những thông tin cá nhân như vậy hiện nay lại khá dễ dàng bị kẻ gian thu thập khi chúng ta tham gia giao dịch, trao đổi, mua bán hàng hóa qua mạng. Có thể nói, tình trạng lộ lọt thông tin cá nhân trên internet là nguyên nhân quan trọng dẫn tới các vụ lừa đảo đang ngày một tràn lan hiện nay", ông Vũ Ngọc Sơn khẳng định.
Thực tế, thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt sim điện thoại sau đó chiếm đoạt tài khoản ngân hàng không mới mà đã diễn ra thường xuyên vài năm nay, liên tục được các cơ quan chức năng và ngân hàng liên tục cảnh báo song vẫn không ít người dân bị lừa. Hồi tháng 6/2022, Công an quận Hà Đông, Hà Nội đã khởi tố một loạt đối tượng liên quan đến đường dây lừa đảo chiếm đoạt sim điện thoại sau đó chiếm đoạt tài khoản ngân hàng với tổng số tiền bị chiếm đoạt lên tới 10 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Minh Đức, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần an toàn thông tin CyRadar cho biết, ngân hàng là lĩnh vực bị tấn công mạng nhiều nhất với các thủ đoạn tấn công ngày càng đa dạng, tinh vi.
"So với các lĩnh vực khác, ngân hàng là lĩnh vực đầu tư bảo mật rất tốt. mặc dù vậy, với các cuộc tấn công nhắm vào người dùng, ngân hàng cũng không thể kiểm soát hết được vì phụ thuộc vào ý thức bảo mật, trình độ của từng khách hàng. Chính vì vậy, nhiều chiêu thức lừa đảo dù đã cũ nhưng vẫn nhiều khách hàng bị sập bẫy. Mặc dù các ngân hàng luôn đầu tư nhiều về bảo mật nhưng giải quyết dứt điểm tình trạng này rất khó vì liên quan đến ý thức cảnh giác bảo mật của người dùng là chủ yếu", ông Đức nói.
Bảo mật thông tin cá nhân: Chìa khóa vàng để bảo vệ tài khoản ngân hàng
TS Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho hay, tội phạm mạng trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gia tăng làm các ngân hàng hết sức đau đầu. Nhiều trường hợp khách hàng mất tiền trong tài khoản là do sự chủ quan của chính bản thân song ít nhiều thương hiệu ngân hàng cũng bị tổn hại. Chính vì vậy, bên cạnh ngân hàng thường xuyên phải tăng cường bảo mật, ông Hùng cho rằng, mỗi khách hàng phải luôn ý thức bảo vệ thông tin cá nhân của mình.
Đầu năm nay, Bộ Công an đã phát ra cảnh báo với người dân về hiện tượng các đối tượng tội phạm thực hiện thủ đoạn lừa chiếm đoạt quyền sử dụng Sim điện thoại cá nhân, từ đó chiếm đoạt mật khẩu tài khoản ngân hàng, ví điện tử... để chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cũng khuyến cáo người dân nêu cao tinh thần cảnh giác, thực hiện các biện pháp phòng tránh, ngăn ngừa, như kiểm tra thông tin, không truy cập các đường dẫn lạ. Đồng thời, tăng cường bảo mật cho sim điện thoại của mình, có thể bằng cách cài đặt mã PIN cho sim điện thoại theo hướng dẫn của nhà mạng, liên hệ tổng đài khóa sim ngay khi phát hiện thẻ sim trên máy điện thoại của mình bị vô hiệu hóa, nghi ngờ do bị chiếm đoạt quyền kiểm soát sim...
Theo các chuyên gia bảo mật, nguyên tắc đầu tiên của các đối tượng lừa đảo hiện nay là có trong tay một số thông tin nhất định để dễ dàng có được "niềm tin" của khách hàng. Trong khi đó, nhiều khách hàng vẫn vô tư chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng, biến mình thành miếng mồi cho lừa đảo.
Tất nhiên, để hạn chế cho rủi ro cho người dùng, nhà mạng và ngân hàng có thể siết lại quy trình bảo mật chặt chẽ hơn như vậy lại gây bất tiện cho người dùng. Giải pháp hữu hiệu nhất để phòng trách lừa đảo, theo ông Vũ Ngọc Sơn là người dùng cần ý thức về việc cung cấp thông tin cá nhân cho người khác khi trao đổi trên mạng.
"Người dùng cần áp dụng triệt để nguyên tắc: "không tin tưởng, luôn xác minh lại". Theo đó mỗi khi nhận được 1 các cuộc gọi, tin nhắn, email từ phía ngân hàng, nhà mạng hay bất kỳ đơn vị nào thì cũng không vội tin ngay mà phải kiểm tra lại số điện thoại đó có phải của ngân hàng, nhà mạng.. hay không, không nên vội vàng làm theo hướng dẫn khi nhận được điện thoại", ông Sơn khuyến nghị.
Trò lừa TikTok khiến ai cẩn thận nhất cũng có thể mắc bẫy Lợi dụng sự phổ biến của nền tảng TikTok, kẻ gian đã lừa người dùng truy cập vào liên kết giả mạo và chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng. Trò lừa giả mạo tin nhắn từ TikTok Về cơ bản, hình thức lừa đảo giả mạo thương hiệu (SMS Brandname) vốn không phải là mới bởi nó đã xuất hiện từ...