Kể chuyện đi Lyft, Uber tại Mỹ, Singapore và sự khác biệt so với Việt Nam
Sau khi đi nhiều nước, mình nhận ra Uber và Grab ở Việt Nam có 2 điểm khác biệt lớn so với dịch vụ chia sẻ xe ở các nước khác, đặc biệt là Mỹ và Singapore. Nó là sự khác biệt đến từ tài xế, và sự khác biệt và nơi bạn có thể đón xe. Lyft cũng là dịch vụ cạnh tranh với Uber nhưng phổ biến tại Mỹ, Mỹ không có Grab.
Nói trước về nơi đón xe, vì đây là cái khá ngắn gọn. Ở Việt Nam, bạn có thể đón xe gần như tại bất kì điểm nào, tài xế chỉ việc lái tới đó là xong. Nhưng ở Singapore và Mỹ, họ chỉ có thể đón bạn ở một số nơi nhất định, gọi là pickup point. Những chỗ đón là những chỗ được phép đỗ xe hoặc dừng xe, chứ giữa đường thì người ta không thể nào dừng lại được. Có khi chỗ pick point nằm ngay sát bạn, nhưng cũng có khi nó cách bạn vài chục đến trăm mét nên phải chịu khó đi bộ ra đó. Cả Grab và Uber đều tương tự như nhau.
Khi mình đáp xuống sân bay tại Honolulu, Hawaii, mình ấn tượng nhất là sân bay này có hẳn khu vực riêng để đón trả khách dành cho các dịch vụ chia sẻ xe. Họ ghi rõ điều đó, có bảng hiệu riêng luôn, đảm bảo phần đường dành cho xe cá nhân và taxi không bị tắc vì các xe như Uber, Lyft. Mình chưa thấy sân bay nào khác có vụ này, nó cho thấy phản ánh nhanh nhạy của nhà quản lý sân bay đối với xu hướng không thể chối bỏ của công nghệ. Thay vì cấm hay mặc kệ xu hướng, họ quy hoạch nó rõ ràng và nhắm tới đối tượng hưởng lợi chính là người dân.
Điểm khác biệt thứ 2 là về tài xế. Ở Việt Nam chúng ta đa số những người chạy Grab, Uber ngày xưa hay Go-Viet… đều là những người được tuyển dụng riêng hoặc họ mua xe chỉ để chạy dịch vụ này mà thôi. Nói cách khác, lái xe chính là nghề chính của họ. Trong khi đó, tại Mỹ hay Singapore thì việc lái xe chỉ là việc làm lúc rảnh rỗi để kiếm thêm thu nhập và cũng để bớt chán (vụ này thì Mỹ nhiều hơn, còn ở Singapore mình thỉnh thoảng vẫn thấy các bác tài chuyên chạy xe).
Video đang HOT
Mấy hôm ở Singapore mình gặp một anh bạn lái Grab đang là kĩ sư phần mềm, hôm đó chủ nhật ở nhà chán nên ảnh xách xe chạy vòng vòng để kiếm khách cho vui, lại có thêm tiền thay vì chỉ nằm ở nhà không. Còn mấy hôm tại Hawaii, mình gặp một bạn lái Lyft đang là giảng viên đại học mảng kinh doanh, và một bác khác từng làm trong nhà máy sản xuất chip, giờ đã nghỉ hưu mà sợ ở nhà buồn, bệnh nên xách xe chạy Lyft cho vui.
Do nghề chính của các bác tài không phải là lái taxi, nên họ có thể kể được cho bạn rất nhiều câu chuyện hay ho, hấp dẫn và đôi khi liên quan đến chính lĩnh vực bạn đang làm nữa kìa. Nó tạo ra một mối gắn kết vô hình giữa người lái xe và người đi xe, đồng thời tạo ra một cuộc hội thoại vui vẻ, đầy ý nghĩa, thậm chí bạn còn học được thêm một số thứ mới mẻ nữa. Mình luôn thích di chuyển bằng Lyft, Uber và Grab cũng vì thế, vì mình được gặp những con người mới, góc nhìn mới, hướng đi mới.
Và cũng vì nghề chính của họ không phải là lái xe nên họ thường không ngại đón bạn đi các chỗ gần gần, giới thiệu cho bạn những nhà hàng ngon, những địa điểm tốt để khám phá, và cũng không ngần ngại cho bạn lời khuyên hữu ích cho những ngày đi chơi sắp tới. Đó là một trải nghiệm rất thú vị mà không phải lúc nào cũng có được khi ở nhà.
Mình may mắn chưa từng gặp sự cố gì với tài xế khi đi Uber, Grab hay Lyft, mình biết là nhiều anh em ở nhà gặp bác tài “cà chớn” thì cũng khổ tâm lắm. Mình vẫn hay nghi ngờ rằng liệu việc chạy xe như là công việc toàn thời gian có khiến họ trở nên gắt gỏng, khó chịu hơn khi đi xe hay không?
Theo Tinh Te
Uber chính thức nộp hồ sơ IPO
Uber vừa mới nộp hồ sơ IPO, dự kiến giá trị vốn hóa có thể đạt 120 tỷ USD.
Theo báo cáo mới nhất của Wall Street Journal, Uber đã chính thức nộp hồ sơ S-1 để đăng ký hoạt động IPO. Đây là điều mà các nhà đầu tư đã mong đợi từ rất lâu và cũng dự kiến sẽ xảy ra vào năm 2019.
Lần gần đây nhất, Uber được định giá khoảng 72 tỷ USD. Hiện đang là startup lớn thứ 2 trên thế giới, sau khi bị Bytedance (sở hữu ứng dụng TikTok) vượt mặt. Tuy nhiên sau khi IPO, giá trị vốn hóa của Uber có thể tăng lên 120 tỷ USD, theo dự kiến của các nhà phân tích.
CEO Dara Khosrowshahi.
Theo báo cáo, sự kiện IPO của Uber có thể sẽ diễn ra ngay vào đầu năm 2019. Việc đẩy nhanh tiến độ của Uber rất có thể là do đối thủ Lyft mới đây cũng tuyên bố đã nộp hồ sơ và chuẩn bị IPO trong Q1/2019.
Uber hiện tại vẫn đang gặp nhiều khó khăn, sau khi thay thế nhà sáng lập Travis Kalanick bằng CEO đương nhiệm Dara Khosrowshahi. Uber đã thua lỗ khoảng 1 tỷ USD trong Q3/2018, doanh thu hàng quý là 2,95 tỷ USD theo báo cáo nội bộ.
Hồi tháng 8 vừa qua, Uber đã thuê cựu Giám đốc tài chính Merrill Lynch, ông Nelson Chai làm CFO mới và chuẩn bị cho sự kiện IPO.
Năm 2019 hứa hẹn sẽ là một năm đáng chú ý với các sự kiện IPO công nghệ. Bên cạnh Uber và Lyft thì ứng dụng Slack cũng đang lên kế hoạch "lên sàn" trong năm tới.
Theo GenK
Sửa chữa điện thoại chuyên nghiệp tại Singapore có giống ở Việt Nam? Sửa chữa điện thoại là một thị trường còn nhiều tiềm năng để kinh doanh và khai thác. Đặc biệt là khi mà dịch vụ bảo hành của nhiều hãng chưa thể làm hài lòng khách hàng. Tại Việt Nam hiện có hàng hàng cửa hàng sửa chữa điện thoại, nhưng đa phần chỉ là tự phát chứ không phải dịch vụ chuyên...