Kaspersky tham gia chiến dịch “Rà soát và bóc gỡ mã độc 2020″ của Bộ Thông tin và Truyền thông
Sự hợp tác của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (National Cyber Security Center – NCSC) với các doanh nghiệp là điển hình đáng khích lệ về mối quan hệ chiến lược của các tổ chức công và tư để tạo ra một không gian mạng an toàn hơn.
Cùng với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông, Kaspersky công bố tham gia chiến dịch “ Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020″ nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ lây nhiễm mã độc cho Việt Nam.
“Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020″ là một chiến dịch vì cộng đồng do NCSC Việt Nam thực hiện nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ lây nhiễm mã độc và giảm địa chỉ IP nằm trong 10 mạng botnet phổ biến thông qua việc loại bỏ phần mềm độc hại khỏi các thiết bị đầu cuối bằng cách sử dụng những công cụ và giải pháp chống phần mềm độc hại, cũng như chặn kết nối của các mạng này với máy chủ. Người dùng Việt Nam được sử dụng phần mềm phòng chống mã độc miễn phí tại website https://khonggianmang.vn
Ông Stephan Neumeier, Giám đốc điều hành Kaspersky khu vực châu Á Thái Bình Dương cho biết: “Quan hệ đối tác giữa các tổ chức công – tư đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một nền tảng phòng thủ an ninh mạng bền vững cho Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới. Tuyệt đối ủng hộ sự tin cậy và minh bạch trong lĩnh vực an ninh mạng, chúng tôi rất vinh dự là một trong những đối tác của chính phủ Việt Nam cho chiến dịch “Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020″. Với đội ngũ chuyên gia ưu tú với kiến thức chuyên môn được đúc kết hơn hai thập kỷ và các giải pháp dựa trên thông tin tình báo mối đe dọa an ninh mạng, chúng tôi cam kết hỗ trợ Việt Nam trong chiến dịch này, cũng như những hoạt động bảo vệ an ninh mạng trong tương lai.”
Ông Trần Quang Hưng, Giám đốc Trung tâm NCSC cho biết: “Liên minh chiến lược với các chuyên gia an ninh mạng từ nước ngoài là rất cần thiết để Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và tăng cường khả năng tình báo mối đe dọa an ninh mạng. Kaspersky là đối tác quan trọng của NCSC và đã đồng hành cùng chúng tôi trong một thời gian dài. Hy vọng rằng chúng tôi có thể phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác này và thực hiện nhiều chiến lược an ninh mạng hiệu quả hơn nữa, mang lại lợi ích không chỉ cho quá trình chuyển đổi số quốc gia Việt Nam mà còn trong việc nâng cao an toàn thông tin trên toàn cầu.”
Là một trong những đối tác của chiến dịch, công ty an ninh mạng toàn cầu Kaspersky sẽ làm việc với chính phủ Việt Nam trong việc xác định và đánh giá các mạng botnet bằng cách chia sẻ thông tin tình báo mối đe dọa an ninh mạng.
Nguồn cấp dữ liệu tình báo mối đe dọa an ninh mạng của Kaspersky được bổ sung thêm góc nhìn từ các nhà nghiên cứu của Kaspersky. Mỗi ngày, Nhóm nghiên cứu chống phần mềm độc hại của Kaspersky xử lý hơn 325.000 tệp độc hại mới được phát hiện để đảm bảo rằng mỗi người dùng đều đang được bảo vệ tối đa, đồng thời, tạo ra cơ sở dữ liệu trong thời gian thực về các mối đe dọa, đóng vai trò là nền tảng của các giải pháp và dịch vụ thông minh của công ty an ninh mạng toàn cầu.
Bên cạnh việc chia sẻ thông tin về mối đe dọa an ninh mạng, Kaspersky cũng cung cấp miễn phí công cụ diệt mã độc cho người dùng tại Việt Nam. Kaspersky Virus Removal Tool là giải pháp hiệu quả có thể được sử dụng để quét và diệt mã độc trên máy tính chạy hệ điều hành Microsoft Windows. Công cụ này giúp tự động loại bỏ virus, Trojan, Worms, spyware và adware module, cũng như tất cả các loại rootkit
Video đang HOT
Giải pháp chuyển đổi số Make in Vietnam sẽ giúp ích cho người dân Đồng Tháp
Không chỉ Đồng Tháp, nhiều địa phương khác trên cả nước đang tích cực tìm biện pháp để tiến hành chuyển đổi số. Tuy nhiên, rất nhiều nơi trong số đó hiện không biết phải bắt đầu từ đâu.
Chuyển đổi số là câu chuyện của người đứng đầu
Chia sẻ tại buổi làm việc giữa Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) và tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Tháp, ông Nguyễn Huy Dũng - Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) khẳng định, chuyển đổi số phải là câu chuyện của người đứng đầu. "Nếu không phải người đứng đầu thì không ai dám làm và cũng không ai có thể làm được.", ông Dũng nói.
Tuy vậy, theo Cục trưởng Cục Tin học hóa, người lãnh đạo quá trình chuyển đổi số không nhất thiết phải là nhà công nghệ. Họ chỉ cần là người có thể đặt ra bài toán và mục tiêu giải quyết. Các chuyên gia, doanh nghiệp công nghệ sẽ phụ trách việc hiện thực hóa các mục tiêu đó.
Bên cạnh đó, do đây là một quá trình thay đổi toàn diện cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên công nghệ số, chuyển đổi số cũng là công việc của mọi thành viên trong cùng một tổ chức.
Buổi làm việc giữa Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) và tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Tháp.
Giải đáp cho câu hỏi chuyển đổi số cần thực hiện ra sao, ông Dũng cho rằng, các tỉnh cần thay đổi tư duy, nhận thức, phát triển chính quyền số, dẫn dắt chuyển đổi số theo từng ngành, từng lĩnh vực và phát triển lực lượng doanh nghiệp công nghệ số đông đảo tại địa phương.
Để thay đổi tư duy và nhận thức, cần lấy người dân là trung tâm. Lãnh đạo địa phương nên lựa chọn những lĩnh vực liên quan đến người dân để tiến hành chuyển đổi số trước.
Do đó, cần phải làm sao để mỗi người dân có một chiếc điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình có một đường truyền Internet. Đây chính là phương tiện cơ bản giúp người dân tiến hành chuyển đổi số.
Tỉnh Đồng Tháp đang muốn học hỏi kinh nghiệm chuyển đổi số từ Bộ TT&TT.
Tư vấn cho Đồng Tháp, Cục trưởng Cục Tin học hóa cho rằng, các tỉnh có thể chuyển đổi số nhanh hơn bằng cách sử dụng các nền tảng công nghệ Make in Vietnam.
"Tư tưởng, tinh thần của đề án chuyển đổi số quốc gia là chuyển đổi số dựa trên các nền tảng Make in Vietnam. Đây là công cụ cho phép các cơ quan tổ chức thực hiện chuyển đổi số nhanh hơn mà không cần biết gì về công nghệ số", ông Dũng nói.
Để thay đổi nhận thức, các tỉnh cũng nên đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu và việc phân tích dữ liệu. Nguyên tắc này thậm chí đã được cụ thể hóa thành luật tại các quốc gia mạnh về chuyển đổi số.
Đồng Tháp phải làm gì để chuyển đổi số?
Chia sẻ về phương pháp chuyển đổi số cho Đồng Tháp, Cục trưởng Nguyễn Huy Dũng cho rằng, giáo dục, y tế, nông nghiệp và du lịch là những lĩnh vực cần phải được ưu tiên.
Về nông nghiệp, khoảng 2 tháng gần đây có câu chuyện xoài Vĩnh Xương - một đặc sản của Đồng Tháp bị gắn nhãn mác nhái và phải xuất ngược trở lại. Trong khi đó, đây là thương hiệu tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ Blockchain. Trước khi xảy ra sự việc này, xoài Vĩnh Xương thậm chí còn là một trong những ví dụ tiêu biểu về việc sử dụng Blockchain để truy xuất dữ liệu nguồn gốc.
Quả xoài là một trong những sản vật đặc trưng của tỉnh Đồng Tháp.
Theo ông Nguyễn Huy Dũng, vấn đề ở đây là công nghệ số đứng một mình sẽ không giải quyết được vấn đề. Thay vào đó, nó phải được gắn với quy trình và phương thức quản lý theo một cách tổng thể và toàn diện. Điều này giống với việc dùng Blockchain để giải quyết vấn đề nhưng vẫn đứng trên góc độ của những người làm công nghệ thay vì góc độ của một người quản lý.
Về du lịch thông minh, Cục Tin học hóa đang tìm cách giải quyết các bài toán cụ thể của địa phương như có bao nhiêu khách du lịch tại Đồng Tháp trong một thời điểm cụ thể. Đây là thông tin quan trọng để phục vụ công tác quản lý, dự báo và hoạch định cho tương lai.
Với câu chuyện y tế, theo thống kê, tại tỉnh Đồng Tháp hiện có khoảng 1.300 bác sĩ trên 2,5 triệu dân, tương đương khoảng 5 bác sĩ trên 10.000 dân. Với tỷ lệ này, lực lượng y tế địa phương sẽ rất khó chăm sóc tốt cho người bệnh. Công nghệ số có thể giải quyết được bài toán đó bằng cách cá thể hóa để mỗi người dân có một ứng dụng giúp kết nối tới các y bác sĩ trên toàn quốc.
Xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT và Chính phủ điện tử tại Đồng Tháp.
Theo ông Nguyễn Huy Dũng, một trong những ví dụ mang lại hiệu quả bước đầu là việc triển khai chương trình cá thể hóa dịch vụ y tế tại xã Yên Hòa (huyện Yên Mô, Ninh Bình). Cùng với 11 địa phương khác, đây là 1 trong những nơi Bộ TT&TT thực hiện thí điểm mô hình xã thông minh.
Những ứng dụng này sẽ không thay thế cho việc đến bệnh viện khám. Tuy nhiên khi có vấn đề về sức khỏe, một người dân ở Ninh Bình có thể được tư vấn bởi các bác sĩ ở Hà Nội. Điều này sẽ giúp hạn chế việc đi lại của người dân, đồng thời giảm tải áp lực cho các bệnh viện. Người dân cũng sẽ nhận được sự tư vấn của các chuyên gia một cách nhanh chóng nhất.
Về giáo dục, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp hiện có hơn 300 trường tiểu học, gần 150 trường trung học và khoảng 43 trường THPT. Tỷ lệ sử dụng nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa tại Đồng Tháp hiện đạt khoảng 50%. Nếu nâng cao được tỷ lệ này sẽ tạo ra một thế hệ tương lai sử dụng thành thạo kỹ năng số ngay từ rất sớm. Đó là một vài ví dụ về cách chuyển đổi số cho các lĩnh vực tại địa phương.
Ông Nguyễn Huy Dũng - Cục trưởng Cục Tin học hóa tư vấn và chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số cho Đồng Tháp.
Cục Tin học hóa cũng đang xây dựng Bộ chỉ số Chuyển đổi số cho các bộ ngành, địa phương. Trong đó sẽ có các tiêu chí và chỉ số để đánh giá mức độ và hiệu quả chuyển đổi số cho từng bộ, từng tỉnh. Các bộ ngành, địa phương có thể căn cứ vào đây để đánh giá mức độ và hiệu quả chuyển đổi số của mình.
Cục Tin học hóa cũng sẽ phát hành bản điện tử của cuốn cẩm nang chuyển đổi số để các địa phương có thể tham khảo và sử dụng, tuyên truyền về chuyển đổi số.
Nhìn chung, chuyển đổi số chỉ có ý nghĩa khi được thực hiện một cách tổng thể và toàn diện. Đến lúc đó, chúng ta sẽ thực sự thấy ý nghĩa thực sự của chuyển đổi số.
Chính thức vận hành Cổng hỗ trợ thanh toán quốc gia Ngày 24/7, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức lễ ra mắt Cổng hỗ trợ thanh toán quốc gia (PayGov). Các đại biểu bấm nút ra mắt PayGov. Hệ thống này được thiết kế để giải quyết nhiều vấn đề quan trọng. Trong đó, về kết nối, Cổng dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành địa phương chỉ cần kết...