Joshua Wong được thả, đang trên đường sang Đức
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas hôm 9/9 hoan nghênh việc nhà hoạt động Hong Kong Joshua Wong được cảnh sát thả và nói ông có thể gặp anh ta ở Berlin, Đức.
Ông Maas nghe nói Wong đang trên đường đến thủ đô nước Đức và cho biết họ có thể nói chuyện sau đó.
Joshua Wong. (Ảnh: Joan Huang/ Reuters)
Joshua Wong bị giam giữ hôm Chủ nhật (8/9) sau khi vi phạm các điều kiện bảo lãnh. Hồi tháng 8, nhà hoạt động Hong Kong bị bắt và bị cáo buộc cùng với một số nhà hoạt động nổi tiếng khác tội xúi giục và tham gia một hội đồng trái phép.
Hong Kong đang phải đối mặt với khủng hoảng của các cuộc biểu tình diễn ra liên tiếp, bắt đầu từ việc phản đối một dự luật dẫn độ cho phép đưa nghi phạm đến Trung Quốc đại lục.
Video đang HOT
Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuần trước bất ngờ tuyên bố rút dự luật, nhưng những người biểu tình cho rằng động thái này quá chậm trễ và không đủ đối với họ.
(Nguồn: Reuters)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Hé lộ lý do quan hệ Đức-Mỹ đang chạm đáy thấp nhất trong lịch sử
Những bất đồng về chính trị và kinh tế đang khiến quan hệ Đức và Mỹ liên tục xói mòn.
Trang Der Spiegel đưa tin, mối quan hệ giữa Đức và Mỹ đang ở tuột dốc ở mức thấp nhất trong lịch sử do những bất đồng về chính trị và kinh tế, cũng như những đe dọa từ Washington.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Thủ tướng Đức Angela Merkel (ảnh: ENP)
Kể từ khi ông Richard Grenell đảm nhận vai trò Đại sứ Mỹ tại Đức vào tháng 5/2018, hai nước đã "chơi trò im lặng" trong ngoại giao. Cùng lúc, bài báo cũng dẫn phát biểu của cựu Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz về Đại sứ Grenell.
"Grenell đang cư xử không giống như một nhà ngoại giao, mà giống như một viên chức thực dân cực đoan cánh hữu", ông Schulz nói.
Theo Der Spiegel, cách hành xử của ông Grenell đã khiến Thủ tướng Đức Angela Merkel không buồn nói chuyện với ông, trong khi Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cũng chỉ muốn thông báo tin tức cho đại diện ngoại giao Mỹ tại Đức.
Đức và Mỹ thể hiện quan điểm mâu thuẫn trong nhiều vấn đề, mà gần đây nhất là việc Washington cố gắng thiết lập một liên minh tuần tra hàng hải tại Vịnh Ba Tư. Mỹ được cho là đã mời Đức tham gia liên minh và giúp đỡ kiềm chế Iran, nhưng bị Berlin từ chối. Lý do là Đức không muốn trở thành một phần trong chiến dịch "gây sức ép tối đa" của Washington lên Tehran.
Cảnh báo bất ngờ từ hỏa lực tên lửa Trung Quốc tới hiện diện quân sự Mỹ tại châu Á
Những bất đồng thương mại chưa được giải quyết giữa hai nước có thể dẫn tới đòn trừng phạt, trong khi ngân sách quốc phòng cũng là một vấn đề gây tranh cãi khác. Đức tuyên bố gia tăng chi tiêu quốc phòng lên 1,35% vào năm 2019 - nhưng vẫn còn cách xa so với mục tiêu 2% mà các thành viên NATO cam kết vào năm 2014.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin DPA, Đại sứ Grenell đã chỉ trích ngân sách quốc phòng Đức và cho rằng Berlin đang lợi dụng tình bạn với Washington.
"Thật sự là sự xỉ nhục khi mong chờ người dân Mỹ đóng thuế để chi trả cho hơn 50.000 lính Mỹ tại Đức nhưng người Đức lại sử dụng thặng dư thương mại cho các mục đích đối nội", ông Grenell tuyên bố. Đại sứ Mỹ cũng ca ngợi ý tưởng của Tổng thống Trump tái triển khai quân lính Mỹ từ Đức sang Ba Lan và cho rằng, đã tới lúc Berlin "tự trả tiền cho quốc phòng của mình".
Phương Đỗ
Theo toquoc
Mỹ giận đùng đùng vì Đức không nhập đội bảo vệ Eo biển Hormuz Đại sứ Mỹ tại Đức tố Berlin giũ bỏ trách nhiệm và nghĩa vụ của một đồng minh lâu năm khi không tham gia liên minh hàng hải do Washington dẫn đầu ở Eo biển Hormuz. Đại sứ Richard Grenell tỏ ra rất giận dữ sau khi Ngoại trưởng Đức Heiko Maas thông báo nước này không tham gia sáng kiến của Mỹ...