Jose Mourinho: Quái kiệt “phá” bóng đá…
Thứ bóng đá của Mourinho đã cũ kỹ? Ai đó đã từng nói như vậy về “ Người đặc biệt”. Nhưng giờ đây, thứ bóng đá cũ kỹ ấy đã quay trở lại, ám ảnh thế giới bóng đá…
Trước tiên, cần phải nói rằng, từ “phá” ở đây không mang ý nghĩa tiêu cực. Trái lại ở góc độ nào đó, thế giới bóng đá (hay nói rộng hơn là cuộc sống) luôn cần những con người “biết phá” như vậy, để phát triển lên tầm cao mới.
HLV Mourinho đã biến Tottenham trở thành đội bóng xù xì vô cùng đáng sợ
Cái ngày Mourinho lầm lũi rời khỏi Old Trafford, không ít lời châm biếm cho rằng thứ bóng đá của ông đã cũ kỹ, cần phải cất vào bảo tàng. Nhưng rồi, chẳng ai ngờ rằng một ngày đẹp trời, sản phẩm của sự cũ kỹ ấy đã quay lại, ám ảnh thế giới bóng đá.
Trong dòng chảy của bóng đá hiện đại, thuật ngữ pressing (hay nói đúng hơn là pressing tầm cao) ra đi, thống trị. Từng có thời, nó đẩy những con người như Mourinho rơi vào tình cảnh lạc hậu.
Nhưng rồi, con người tự nhận là “Người từng trải” ấy đã trở lại với đúng sự nguy hiểm vốn có. Trận đấu với Chelsea vừa qua thêm một lần nữa cho thấy cái chất tài ba của “Người đặc biệt”. Thứ bóng đá của ông không hề lạc hậu, thay vào đó, đúng như lời tự nhận, nó “từng trải” hơn qua năm tháng.
Trước khi hiểu hơn về Mourinho, hãy hiểu về thuật ngữ mới PPDA (opposition passes allowed per defensive action). Nó có thể hiểu đại loại là: số đường chuyền của đối phương trước khi đội bóng của mình thực hiện một hành động phòng ngự.
Chỉ số PPDA của Tottenham ở trận gặp Chelsea lên tới hơn 32
Thủ thành Hugo Lloris cũng phát bóng dài nhiều, không giống như Mendy bên phía Chelsea
Với những HLV hiện đại, những người chủ trương xây dựng đội bóng theo kiểu pressing tầm cao, họ muốn lấy bóng lại ngay lập tức, để tổ chức một đợt tấn công mới. Có nghĩa rằng, chỉ số PPDA sẽ rất thấp.
Video đang HOT
Như Liverpool ở mùa trước, chỉ số PPDA chỉ là 11,2, tức họ chỉ cho đối thủ thực hiện 11 đường chuyền, trước khi tổ chức cướp lại bóng. Những đội bóng của Pep Guardiola cũng thường có chỉ số này khá thấp, bởi họ không muốn đối thủ chơi bóng.
Nhưng hãy xem chỉ số PPDA của Tottenham trong trận đấu với Chelsea là bao nhiêu? Con số ấy là 32,2. Có nghĩa rằng, Spurs cho Chelsea thực hiện chán chê đường chuyền, rồi mới thực hiện hành động phòng ngự. Những hành động phòng ngự ấy đương nhiên sẽ ở khu vực 1/3 sân của đội nhà.
Trong khi đó, chỉ số PPDA của Chelsea trong trận đấu với Tottenham chưa tới 11. Nó phản ánh rõ một điều, triết lý của Mourinho ngược hẳn với dòng chảy bóng đá. Ông vẫn ôm khư khư định nghĩa từng gắn bó với thưở mới lập nghiệp: “Càng cầm bóng nhiều, bạn càng dễ mắc sai lầm”.
Trong màn đấu trí với Lampard, đôi bóng của Mourinho chỉ cầm bóng chưa tới 40%. Thậm chí, trước đó, trong chiến thắng trước Man City, con số ấy chỉ là 33%. Số cú dứt điểm của Tottenham trước Chelsea là 5 cú, còn trước Man City chỉ là 4 cú. Đương nhiên, đối thủ luôn vượt trội họ ở mọi chỉ số tấn công. Nhưng tất cả là vô nghĩa…
Sơ đồ vị trí trung bình cho thấy hầu hết các vị trí của Tottenham đều nằm bên phần sân nhà
Chứng kiến sơ đồ trung bình về vị trí của Tottenham trước Chelsea có thể thấy, chỉ có 3 tiền đạo được phép vượt qua vạch giữa sân, còn lại tất cả (kể cả tiền vệ công Ndombele) đều nằm ở bên phần sân nhà.
Vai trò của Ndombele không hẳn giống như tiền vệ công, điều tiết như thuần túy. Thay vào đó, “Người đặc biệt” sử dụng chính cầu thủ này để… đeo bám Kante, “người không phổi” ở tuyến giữa Chelsea. Và khi Kante lùi sâu, nhiệm vụ ấy lại được giao cho Harry Kane.
Trước khi rời sân, Ndombele, người trước đó từng bị HLV Mourinho chỉ trích lười biếng, đã chạy trong quãng đường 8,2 km, với vận tốc trung bình 7,52km/h, cao hơn bất kỳ cầu thủ nào của Spurs. Đó cũng là lý do mà ngôi sao người Pháp bỗng dưng được trọng dụng ở mùa giải này.
Ndombele (số 28) có nhiệm vụ theo sát Kante
Harry Kane cũng tích cực lùi về kèm người
Trong thế trận ấy, Chelsea của Lampard buộc phải sử dụng những đòn tấn công biên nhưng cũng không phát huy được tác dụng bởi Tammy Abraham đã được “chăm sóc” khá kỹ ở bên trong.
Cũng giống như trận gặp Man City, Tottenham chủ yếu sử dụng đòn phản công. Trong đó, Harry Kane (trong vai trò số 9 ảo) vẫn là mắc xích quan trọng. Cầu thủ này không chỉ thực hiện những đường chuyền, mà còn thu hút sự chú ý để Son Heung Min hay Bergwijn băng lên từ hai cánh.
” Đây đúng là trận đấu điển hình của Mourinho ” – Roy Keane bình luận trên sóng truyền hình Sky Sports. Sự điển hình ấy được thể hiện ở chỗ: “Tottenham phòng ngự kỷ luật, chắc chắn, sẵn sàng phạm lỗi và lao về phía trước rất nhanh trong những pha phản công”.
Tình huống phản công điển hình của Tottenham thời Mourinho. Harry Kane nhận bóng và phân phối, còn Son Heung Min chạy thật nhanh lên đón bóng
Thời Pochettino dẫn dắt, có thể Tottenham “đáng xem” hơn nhưng họ luôn gặp vấn đề ở hàng thủ. Còn ở thời điểm này, Spurs lầm lỳ như một cỗ máy. Họ đang là đứng đầu Premier League với tư cách là đội thủng lưới ít nhất (9 bàn). Tất cả là nhờ vào sự cũ kỹ của “Người đặc biệt”.
Mourinho có thể nhận Tottenham chỉ là “ngựa con” trong cuộc đua vô địch Premier League nhưng nó có thể phi nước đại lúc nào không hay.
Pháp vào bán kết Nations League với thành tích bất bại
Chiến thắng 4-2 trước Thụy Điển ở lượt cuối cùng tại vòng bảng UEFA Nations League đưa đội tuyển Pháp vào bán kết League A với thành tích bất bại ở vòng bảng.
Tiếp Thụy Điển trên sân nhà ở lượt trận cuối cùng thuộc bảng 3, League A, UEFA Nations League không còn mang ý nghĩa với tuyển Pháp, bởi đoàn quân của huấn luyện viên Didier Deschamps đã chính thức giành vé vào bán kết sau khi thắng trên sân Bồ Đào Nha ba ngày trước.
Thụy Điển cần chiến thắng để có thể hi vọng tiếp tục ở lại League A. Đội bóng Bắc Âu khởi đầu tốt với bàn thắng mở tỉ số ở phút thứ 4 do công của Viktor Claesson. Tiền vệ đội khách lao lên nhận bóng ở đầu vòng cấm địa, anh như nhảy múa trước hàng thủ đối phương và hạ gục thủ thành Hugo Lloris bằng một cú vẩy má ngoài khiến đối phương chôn chân đứng nhìn bóng đi vào lưới.
Giroud (trái) ăn mừng sau khi ghi bàn vào lưới Thụy Điển
Được thi đấu trên sân nhà nên tuyển Pháp không dễ dàng đầu hàng. Đội chủ nhà nhanh chóng đáp trả và có bàn thắng gỡ hòa ở phút 16. Olivier Giroud dứt điểm quyết đoán ở đầu vòng cấm địa sau đường căng ngang của Marcus Thuram, bóng đi vào góc trái và cũng quá nhanh để thủ thành của Thụy Điển kịp phản ứng.
Phút 36, Thuram nhảy múa trước hàng thủ đối phương, anh xoay người, rê bóng qua ba người của Thụy Điển, nhưng cú dứt điểm đã bị cầu thủ thứ tư chặn lại và vô tình văng ra bên phải. Không cần phức tạp, Benjamin Pavard bắt vô lê đưa bóng chéo về góc trái cầu môn mang về bàn thắng thứ hai cho tuyển Pháp.
Chơi áp đảo trước đối phương, Pháp tiếp tục có thêm bàn thắng. Phút 59, Kylie Mbappe tạt bóng rất vừa tầm để Giroud lao xuống đánh đầu ở trung tâm vòng cấm địa. Bóng đi vào lưới với tốc độ rất nhanh khiến thủ thành Robin Olsen không kịp cản phá.
Pavard (trái) ghi bàn nâng tỉ số lên 2-1 cho Pháp trước Thụy Điển
Hi vọng có điểm nhen nhóm với Thụy Điển tới ở phút 88, Robin Quaison đã ập vào đệm bóng cận thành rất thoải mái sau đường căng ngang của đồng đội. Hàng thủ của tuyển Pháp đã để lọt người trong tình huống này và họ phải trả giá.
Tuy nhiên, Thụy Điển đã không thể gỡ hòa mà còn bị thủng lưới bàn thứ tư. Pháp ấn định chiến thắng 4-2 ở phút bù giờ thứ năm khi toàn bộ đội hình đội khách bao gồm cả thủ môn đã dâng cao trong tình huống đá phạt, Kingsley Coman dễ dàng sút bóng vào lưới trống ghi bàn cho đội chủ nhà.
Kết thúc vòng bảng, Pháp đứng đầu bảng 3 với 16 điểm, năm trận thắng và một trận hòa, giành vé vào bán kết. Thụy Điển chỉ có được ba điểm, cùng điểm số với Croatia nhưng kém về hiệu số bàn thắng bại, bởi vậy đội bóng Bắc Âu phải xuống thi đấu ở League B.
Coman (trái) ấn định chiến thắng 4-2 cho Pháp trước Thụy Điển
Đội hình thi đấu
Pháp: Lloris, Pavard, Varane (Zouma, 46'), Kimpembe, Hernandez (Digne, 46'), Sissoko, Pogba, Rabiot (N'Zonzi, 78), Thuram (Mbappe, 57'), Griezmann, Giroud (Coman, 84')..
Thụy Điển: Olsen, Lustig (Krafth, 67'), Lindelof (Helander, 66'), Danielsson, Bengtsson, Claesson (Quaison, 66'), Olsson, Larsson (Cajuste, 87'), Forsberg, Berg (Isak, 86), Kulusevski.
Son Heung Min suýt tẩn nhau với đội trưởng Tottenham: Jose Mourinho nói gì? Tiền đạo người Hàn Quốc suýt chút nữa đã "tẩn nhau" với đội trưởng Hugo Lloris trong giờ nghỉ giữa hai hiệp. Nguyên nhân là gì và Mourinho nói sao về tình huống này? Tottenham vừa giành trọn 3 điểm trước một đối thủ không hề dễ chịu là Everton. Bàn thắng duy nhất tới từ cú dứt điểm của Harry Kane nhưng...