Jordan xúc tiến xây nhà máy khử mặn ở Biển Đỏ trị giá 1 tỷ USD
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Bộ Thủy lợi và Nguồn nước Jordan ngày 13/6 thông báo quốc gia này có kế hoạch xây dựng một nhà máy khử mặn ở Biển Đỏ, nhằm cung cấp nguồn nước uống rất quan trọng cho quốc gia có diện tích phần lớn là sa mạc và thường xuyên trong tình trạng hạn hán này.
Jordan thường xuyên trong tình trạng hạn hán nghiêm trọng. Ảnh minh họa: AFP
Người phát ngôn Bộ Thủy lợi và Nguồn nước Jordan – ông Omar Salameh cho biết nhà máy khử mặn nói trên dự kiến sẽ được xây dựng ở Vịnh Aqaba, phía Nam Jordan, với kinh phí khoảng 1 tỷ USD và sẽ sản xuất 250 – 300 triệu m3 nước sinh hoạt mỗi năm. Theo kế hoạch, nhà máy này sẽ đi vào hoạt động trong năm 2025 hoặc 2026, đáp ứng nhu cầu nước cho Jordan trong vòng 20 năm tới.
Ông Salameh cho biết hiện đã có 13 tập đoàn quốc tế tham gia đấu thầu xây dựng nhà máy khử mặn này và Chính phủ Jordan sẽ cân nhắc lựa chọn 5 nhà thầu vào tháng 7 tới.
Jordan là một trong những quốc gia thiếu nước ngọt nhất thế giới. Các chuyên gia cho biết đất nước có khoảng 10 triệu dân này đang phải hứng chịu một trong những đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong lịch sử. Tháng trước, ông Salameh cho biết Jordan cần khoảng 1,3 tỷ m3 nước sạch/năm, nhưng hiện chỉ đáp ứng được 850 – 900 triệu m3/năm, do lượng mưa thấp, tình trạng ấm lên toàn cầu, dân số và dòng người tị nạn tăng.
Cuộc chiến giành giật ngôi nhà giữa thánh địa Jerusalem
Căn nhà 4 tầng trong hẻm ở quận Silwan, Đông Jerusalem trở thành biểu tượng cho cuộc tranh chấp thánh địa dai dẳng giữa người Palestine và Israel.
Nasser Rajabi cùng gia đình người Palestine của mình sống trong tầng hầm, tầng ba và một phần tầng hai của ngôi nhà, trong khi nhà Boaz Tanami, một người Israel, sống ở tầng một và phần còn lại của tầng hai. Ai cũng tuyên bố họ có quyền sống trong căn nhà. Ai cũng muốn gia đình kia chuyển đi.
Israel giành quyền kiểm soát Đông Jerusalem sau Cuộc chiến 6 ngày vào năm 1967, nhưng phần lớn thế giới vẫn coi đây là vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, đồng thời cũng là điểm nóng xung đột liên tục giữa người Israel và Palestine.
17 năm chung sống của hai gia đình Palestine và Israel trong căn nhà 4 tầng không hề dễ dàng. Họ hiếm khi nói chuyện với nhau, trừ khi nhà Tanami vô tình đánh rơi đồ từ ban công xuống khoảng sân ở tầng dưới của nhà Rajabi, buộc hai bên phải tiếp xúc một cách gượng gạo.
Tanami còn lắp đèn hình ngôi sao David biểu tượng của người Do Thái ngoài ban công, ngay phía trên khoảng sân của nhà Rajabi. Đáp lại, Rajabi dựng đèn neon hình lưỡi liềm, biểu tượng Hồi giáo.
"Tôi nên bắt chuyện với ông ấy như thế nào? Ông ấy có phải hàng xóm, hay chỉ là ai đó đang sống trong ngôi nhà không phải của ông ấy?", Rajabi tự hỏi vào một đêm nọ, khi ngước lên và nhìn thấy Tanami trên ban công.
Nasser Rajabi và mẹ trước cửa ngôi nhà sống chung cùng một gia đình Do Thái ở quận Silwan, Đông Jerusalem. Ảnh: NY Times.
Quá trình khiến hai gia đình phải sống chung khá phức tạp. Họ hàng của Rajabi đã xây ngôi nhà, sau đó nó được gia đình ông mua lại vào năm 1975, theo luật sư của Rajabi. Đến thập niên 1980, họ chia nhà thành hai phần, bán một căn hộ ở tầng một và tầng hai cho một gia đình Palestine.
Gia đình này sau đó lại bán cho chủ sở hữu thứ ba người Palestine. Người này bán căn hộ cho một tổ chức định cư Israel vào năm 2000, tổ chức này tuyên bố. Tuy nhiên, Rajabi cho biết chủ sở hữu thứ ba đã bán lại căn hộ cho ông vào năm 2004.
Tháng 3/2004, vài ngày trước khi Rajabi dự định đưa một số thành viên gia đình vào sống chung, tổ chức định cư Israel đã chiếm căn hộ, chặn Rajabi và đưa Tanami vào nhà. Theo tòa án Israel, tổ chức này đã mua căn hộ một cách hợp pháp.
Trong một phán quyết khác, tòa án tuyên bố một quỹ tín thác Do Thái còn có quyền sở hữu toàn bộ ngôi nhà, bởi lô đất nơi căn nhà được xây thuộc về quỹ này trước khi nhà nước Israel được thành lập vào năm 1948. Quỹ tín thác đã không hoạt động trong nhiều năm. Tuy nhiên, hồi năm 2001, một tòa án chỉ định ba người được ủy thác mới để quản lý tài sản, về cơ bản là hồi sinh tổ chức.
Theo phán quyết này, không chỉ nhà của gia đình Rajabi, mà toàn bộ quận Silwan, nơi căn nhà tọa lạc, đều thuộc về quỹ tín thác. Những người Do Thái đã chuyển đến định cư tại 5 ngôi nhà khác cùng hẻm với Rajabi hoặc gần đó. Giờ đây, các tổ chức Do Thái đang nỗ lực trục xuất thêm hơn 80 gia đình khác với khoảng 700 thành viên, động thái có thể biến một khu phố của người Palestine thành Do Thái.
Các tòa án Israel đã phê chuẩn việc trục xuất 6 hộ gia đình, nhưng các trường hợp này đều đang kháng cáo. Ateret Cohanim, tổ chức định cư tiên phong trong việc ủng hộ những cư dân Israel như Tanami, cho biết người Do Thái có quyền định cư trên mảnh đất, bởi họ từng sống tại đây không chỉ trong thế kỷ 19, mà còn từ thời cổ đại.
"Thượng đế đã hứa ban mảnh đất này cho chúng tôi. Sau 2.000 năm tha hương, chúng tôi đang trở về nhà. Nơi đây chưa bao giờ có người Palestine", Daniel Luria, phát ngôn viên của Ateret Cohanim, cho biết.
Cuối những năm 1930, khu đất này bị bỏ hoang. Các tài liệu cho thấy giới chức Anh, khi đó đang cai trị Palestine, đã sơ tán cư dân Do Thái bởi lo ngại họ gặp nguy hiểm trước cuộc nổi dậy của người Arab. Sau khi người Anh rời đi và Jordan chiếm đóng Bờ Tây năm 1948, các gia đình Palestine chuyển đến khu đất hoang. Israel giành quyền kiểm soát Bờ Tây từ Jordan vào năm 1967, sau đó sáp nhập Đông Jerusalem, nhưng không được Liên Hợp Quốc và hầu hết thế giới công nhận.
Lãnh thổ Israel - Palestine hiện nay (trái) và do Liên Hợp Quốc đề xuất. Đồ họa: Việt Chung. Bấm vào ảnh để xem chi tiết
Các nhóm định cư, thường được luật pháp Israel hậu thuẫn, đang nỗ lực trục xuất người Palestine tại những khu vực chiến lược trên khắp Đông Jerusalem. Theo Peace Now, tổ chức vận động cho giải pháp hai nhà nước để chấm dứt xung đột, khoảng 3.000 người Palestine tại 200 khu đất ở Đông Jerusalem đang có nguy cơ bị trục xuất.
Luật pháp Israel cho phép người Do Thái đòi lại đất tại Đông Jerusalem từng thuộc về họ trước năm 1948, nhưng không cho hàng trăm nghìn người Palestine phải di tản vào cùng năm được quyền đòi lại những gì từng thuộc về mình. Liên Hợp Quốc cho rằng việc Israel đưa người Do Thái đến và trục xuất người Palestine khỏi Đông Jerusalem là hành động vi phạm luật pháp quốc tế đối với vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Tuy nhiên, theo lập trường của Israel, Đông Jerusalem không phải là vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, nên luật đó không có hiệu lực.
Aryeh King, phó thị trưởng Jerusalem, cho biết việc tăng cường sự hiện diện của người Do Thái tại Đông Jerusalem có thể giúp họ tránh được "bất cứ sự chia cắt nào với thành phố, cũng như viễn cảnh phải san sẻ một phần Jerusalem cho kẻ thù trong tương lai".
Quận Silwan là một phần trong kế hoạch, nằm ở phía đông nam Thành Cổ, trải dài hai bên của một thung lũng dốc. Rajabi và Tanami sống ở sườn phía đông, trong một khu phố mà người Palestine gọi là Batan al-Hawa, còn một số người Israel gọi là làng Yemenite.
Từ cửa sổ căn nhà có thể nhìn thấy Mái vòm Đá, ngôi đền được xây tại nơi người Hồi giáo tin rằng Nhà tiên tri Muhammad đã lên thiên đường. Gần ngôi đền là nhà thờ al-Aqsa, cũng là địa điểm linh thiêng của đạo Hồi. Khu phức hợp này lại được xây dựng trên tàn tích của Ngôi đền Thứ hai, nơi thiêng liêng đối với người Do Thái. Vì vậy, những khu vực xung quanh như Silwan trở thành nơi người Do Thái muốn định cư.
Một trong những huyền thoại lớn nhất về cuộc xung đột Israel - Palestine diễn ra trong nhiều thế kỷ
Nguồn cơn xung đột Israel - Palestine. Video: Vox .
Sự xuất hiện của họ biến một con hẻm hẹp từng ít được biết đến trở thành tâm điểm xung đột. Cảnh sát chống bạo động thường xuyên tuần tra trong hẻm, trong khi các vệ sĩ tư nhân hộ tống người Do Thái định cư đi lại, bởi họ nói rằng mình là nạn nhân bị người Palestine tấn công.
Tuy nhiên, người Palestine trong hẻm cho biết họ thường xuyên bị bắt giam, đột kích nhà, trúng hơi cay và lựu đạn choáng của cảnh sát. Trong một vụ xung đột gần đây, một bình hơi cay rơi vào khoảng sân của Rajabi, làm hỏng chiếc ghế bành. "Bạn đang sống trong trạng thái sợ hãi thường trực", ông nói.
Vài năm trước, Rajabi từng quyết định chuyển đến sống ở nơi khác tại Đông Jerusalem. Do người Palestine "gần như không thể" được giới chức cấp phép xây dựng, Rajabi đã xây nhà mới mà chưa nhận được sự đồng ý. Ông cho biết chính quyền Israel đã phá dỡ ngôi nhà. Khi ông xây lại, họ tiếp tục phá dỡ một lần nữa.
"Đây là quá trình thanh lọc sắc tộc. Họ đang cố dùng các công cụ pháp lý để đẩy chúng tôi ra khỏi Jerusalem", Rajabi nói.
Fleur Hassan-Nahoum, phó thị trưởng Jerusalem, thừa nhận cư dân tại Đông Jerusalem "nhiều năm nay không được cấp giấy phép" xây nhà mới, thêm rằng chính quyền đã bắt đầu đơn giản hóa thủ tục. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh luật đất đai phải có lợi cho người Do Thái, để bảo vệ bản sắc Israel.
"Đây là một nhà nước Do Thái, để che chở người Do Thái khắp thế giới khi họ cần. Các chính sách được vạch ra theo quan điểm đó. Đây là bản chất đất nước chúng tôi", Hassan-Nahoum cho hay.
Nga nối lại chuyến bay đến các khu nghỉ mát của Ai Cập Hãng tin Interfax của Nga dẫn lời Chủ tịch hãng hàng không Nga Aeroflot ngày 4/6 cho biết các chuyến bay thuê bao của Nga đến các khu nghỉ mát ở Ai Cập dự kiến sẽ nối lại trong những ngày tới sau 1 năm gián đoạn. Máy bay của Hãng hàng không Nga Nordwind (trái) đỗ tại sân bay thành phố nghỉ...