Jobex và giải pháp hướng nghiệp cho bạn trẻ của nhóm sinh viên Sư phạm
Hướng nghiệp thông qua trải nghiệm, cộng với tư vấn tâm lý 1-1, kết nối cố vấn trong doanh nghiệp là cách đề xuất mà dự án Jobex Network đang giải bài toán hướng nghiệp cho bạn trẻ.
Jobex Network, dự án của nhóm sinh viên trường ĐH Sư phạm TP. HCM, với Nguyễn Thị Việt Hà và Đàm Thượng Hải là “thủ lĩnh”, là mô hình hướng nghiệp toàn diện kết hợp khoa học tâm lý và trải nghiệm, tác động toàn diện vào các yếu tố ảnh hưởng lên người học như xã hội, nhà trường, gia đình.
Hướng nghiệp và trải nghiệm
Theo nhóm, với tốc độ biến đổi và phát triển của thị trường nghề nghiệp Khiến phụ huynh và học sinh khó khăn khi quyết định trước quá nhiều loại hình công việc. Tại Việt Nam, bên cạnh sự tham gia của gia đình, những mô hình hướng nghiệp như: tham vấn, tư vấn nghề nghiệp trực tiếp hay cung cấp thông tin về đặc thù công việc tại các trường học và trung tâm khá phổ biến. Tuy nhiên, những hình thức này vẫn chưa chú trọng vào nhu cầu của học sinh và thiếu cơ hội cho người trẻ được chủ động tham gia vào công tác có liên quan trực tiếp đến tương lai của họ.
Hướng nghiệp là chủ đề không quá xa lạ tại Việt Nam. Nhưng chúng ta chỉ đang tổ chức những chương trình mang tính bề nổi, “mì gói” như tư vấn tuyển sinh đại học, tham quan cơ sở doanh nghiệp… mà quên mất giải quyết 3 nhóm năng lực cốt lõi quyết định trực tiếp đến kết quả hướng nghiệp là: nhận thức bản thân, nhận thức về nghề nghiệp, xây dựng kế hoạch nghề nghiệp.
Các thành viên nhóm Jobex Network.
“Nhóm đã trăn trở rất nhiều để tìm ra một giải pháp mới, một phương pháp hướng nghiệp có thể tăng mức độ chủ động của người được hướng nghiệp để từ đó đem lại hiệu quả tối đa cho quá trình hướng nghiệp. Sau khi nghiên cứu, Jobex lựa chọn kết hợp giữa “Hướng nghiệp” và “Học tập trải nghiệm”, một phương pháp giáo dục còn khá mới lạ tại Việt Nam nhưng đã thể hiện được hiệu quả tại nhiều nước giúp học sinh trở nên chủ động hơn trong học tập”, Việt Hà cho biết.
Video đang HOT
Việt Hà và Thượng Hải thiết kế các khóa học và chương trình trải nghiệm hướng nghiệp bao gồm 3 hoạt động cốt lõi là Tư vấn hướng nghiệp; Trải nghiệm dự án; Kết nối cố vấn trong doanh nghiệp.
Sự kết hợp giữa Hướng nghiệp và Trải nghiệm là nhằm mục đích nâng cao sự tự tin vào khả năng bản thân (self-efficacy), thực hiện hoặc trải nghiệm một công việc cụ thể sẽ giúp tăng cảm giác tự tin vào khả năng của người đó khi phải thực hiện công việc đó một lần nữa.
Để không còn “60% sinh viên tốt nghiệp làm trái ngành”
Số liệu mà nhóm có được cho thấy 60% sinh viên tốt nghiệp làm việc trái ngành. Theo nhóm, thực tế, ngay từ năm thứ nhất, năm thứ hai, sinh viên đã có nguy cơ đối mặt với những vấn đề tâm lý khi phát hiện học trái ngành. Trái ngành có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng hầu hết xuất phát từ khâu hướng nghiệp chưa đúng.
“Phát triển nghề nghiệp không chỉ dừng lại ở giáo dục. Yếu tố then chốt tác động đến học sinh là sự phối hợp chặt chẽ từ phía gia đình và xã hội. Gia đình ngày nay, tuy đã tiến bộ trong suy nghĩ, nhưng vẫn bị mắc phải thói quen áp đặt. Dù không gián tiếp nói ra, nhưng phụ huynh vẫn đưa con em vào tình thế khó khăn hơn, khi có những lời bâng quơ so sánh, bình luận. Con số 60% là con số xác thực trực tiếp hậu quả của công tác yếu kém trong phân luồng học sinh”, nhóm cho biết.
Bạn trẻ tham gia “24h làm nhà truyền thông 4.0″ của Jobex.
Jobex bao gồm ba hoạt động cốt lõi: tư vấn tâm lý nghề nghiệp được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia tâm lý có kinh nghiệm giúp bạn trẻ khám phá bản thân qua các hình thức trắc nghiệm tâm lý, trò chuyện hoặc gợi ý tìm ra đam mê phù hợp. Tiếp theo là hoạt động trải nghiệm trực tiếp trong các dự án để cảm nhận môi trường làm việc trong thực tế của bất kỳ ngành nghề nào.
“Sau khi đưa ra quyết định chọn nghề, Jobex sẽ có đội ngũ cố vấn cá nhân cho từng bạn để hỗ trợ học sinh vạch ra kế hoạch phát triển về sự nghiệp, học tập và bản thân họ trong tương lai”, Thượng Hải nói. Các chương trình của nhóm hướng đến giải pháp cá nhân hóa là học kỹ năng tự nhận thức bản thân – Trải nghiệm dự án thực tế – Kết nối cố vấn. Ba hoạt động này được tổ chức linh hoạt, đa dạng, kết hợp giữa online và offline
Jobex Network của nhóm đã đoạt giải Nhì Cuộc thi Sinh viên Sư phạm với ý tưởng khởi nghiệp 2020 và Top 50 Cuộc thi CiC 2020. Theo đánh giá của các chuyên gia, dự án có tính khả thi khá cao vì có sự quan tâm và hỗ trợ từ các chuyên gia giáo dục thuộc trường ĐH Sư phạm TP. HCM và những người thành công đi trước có kinh nghiệm trong đa dạng ngành nghề.
Tính cạnh tranh của Jobex cao vì đã có các dự án đã được triển khai: 5 tuần trải nghiệm chủ đề “Giải mã xu hướng nghề nghiệp của thị trường lao động Việt Nam trong 5 năm tới”, Tọa đàm “Cha mẹ cùng con hướng nghiệp thời 4.0″. Mới đây, nhóm tổ chức sự kiện “24h làm nhà truyền thông 4.0″ thu hút nhiều bạn trẻ tham dự nhằm nâng cao nhận thức trước tin giả và chủ động trong tư duy phản biện.
Dự định sắp tới, nhóm sẽ phi lợi nhuận hóa dự án và kêu gọi hỗ trợ từ cộng đồng như: hỗ trợ địa điểm tổ chức dự án, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ chuyên môn công việc trong các lĩnh vực nghề nghiệp.
Hướng nghiệp từ gốc
Thời điểm học sinh lớp 9 và lớp 12 kết thúc thi học kỳ I cũng là lúc rộ nở các hoạt động tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp chuẩn bị cho mùa tuyển sinh 2021.
Ảnh minh họa/INT
Không chỉ tổ chức các chương trình tư vấn độc lập trực tuyến và trực tiếp, nhiều trường ĐH, CĐ, trung cấp còn phối hợp với các đơn vị truyền thông, doanh nghiệp, chuyên gia hướng nghiệp khởi động tổ chức Ngày hội tư vấn nghề nghiệp, Khám phá trường học... quy mô lớn ở các tỉnh thành khác nhau.
Điểm chung của các chương trình là thu hút đông đảo sự tham gia của học sinh và phụ huynh. Điều này chứng tỏ nhu cầu thông tin về hướng nghiệp rất lớn và các chương trình đã phần nào mang đến nội dung bổ ích, thỏa cơn khát cho những ai quan tâm. Thế nhưng, khách quan mà nói, dù giải quyết được một phần nhu cầu của phụ huynh, học sinh song các mô hình tư vấn đến hẹn lại lên này chỉ giải quyết được phần ngọn của công tác hướng nghiệp.
Thực tế cho thấy nhiều năm qua, dù các trường học, tổ chức, đơn vị nỗ lực mở các chương trình tư vấn, đưa trường học đến thí sinh nhưng cách làm này vẫn chưa tạo được hiệu quả như mong muốn. Một khảo sát gần đây của dự án giáo dục đại học được Ngân hàng Thế giới tài trợ cho kết quả khoảng 60% sinh viên các trường đại học nước ta phải đào tạo bổ sung, trong đó có nhiều trường hợp phải thay đổi ngành học do chọn nhầm nghề, không phù hợp năng lực và sở thích cá nhân.
Tình trạng chọn nghề theo phong trào, nghề nổi tiếng, dễ kiếm tiền mà không quan tâm nghề đó có phù hợp với mình, có gắn với nhu cầu xã hội không là một thực tế cho thật. Hướng nghiệp chưa phù hợp không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian, tiền bạc của người học mà còn tác động xấu đến chất lượng nhân lực, làm giảm năng lực cạnh tranh quốc gia.
Hướng nghiệp hiệu quả, bền vững phải đi trước tuyển sinh một bước, phải làm từ gốc. Thế nhưng, trong nhà trường phổ thông hiện nay, để xây cái gốc cho vững lại gặp quá nhiều rào cản. Hiện, không có biên chế chính thức làm công tác tư vấn/hướng nghiệp, thường công tác này do giáo viên chủ nhiệm hoặc một vài bộ môn kiêm nhiệm.
Thiếu đội ngũ chuyên gia am hiểu về tâm lý học nghề nghiệp, thực tế ngành nghề, thông tin thị trường lao động để định hướng cho học sinh nên chất lượng tư vấn chưa bảo đảm. Tình trạng thiếu các phương tiện, tài liệu tham khảo cập nhật về nghề nghiệp và thị trường lao động... khá phổ biến. Các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn cũng chưa mặn mà phối hợp với trường học trong việc giúp học sinh "cận cảnh" trải nghiệm nghề nghiệp... Tâm lý phụ huynh, học sinh và xã hội nói chung vẫn có những phân biệt về thầy - thợ.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang đặt ra nhiều bài toán mới cho thị trường lao động, đòi hỏi công tác tư vấn hướng nghiệp phải đặt trước tuyển sinh, cần làm căn cơ từ gốc chứ không cố sửa ngọn.
Trong Chương trình GDPT 2018, giáo dục hướng nghiệp được quan tâm từ bậc tiểu học, tích hợp vào nội dung giáo dục của một số môn học, hoạt động giáo dục như tự nhiên và xã hội, khoa học, Tiếng Việt, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm.
Ở cấp THCS, giáo dục hướng nghiệp tiếp tục được tích hợp vào các môn học, đồng thời được biên soạn thành một số chủ đề ở các môn Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật, Giáo dục công dân và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong hai năm học cuối cấp. Ở cấp THPT, giáo dục hướng nghiệp được thực hiện ở tất cả môn học và hoạt động giáo dục.
Định hướng trong chương trình đã rõ nhưng để giáo dục hướng nghiệp đạt hiệu quả, thực tế cho thấy chỉ mỗi sự nỗ lực của nhà trường phổ thông là chưa đủ. Đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa công tác hướng nghiệp ngay từ gốc rất cần sự sát cánh, chung tay của cơ quan quản lý Nhà nước về lao động - việc làm; các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề; cơ quan nghiên cứu dự báo nguồn nhân lực và nghề nghiệp; cơ quan truyền thông và phụ huynh, học sinh!
Sinh viên chọn cách chủ động bước tới Hôm nay 27-12, chương trình làm việc của Đại hội Hội Sinh viên VN TP.HCM lần VI chính thức khai mạc, mở ra nhiệm kỳ mới nhiều thay đổi song cũng đầy thách thức. Hoa hậu Trần Tiểu Vy (đại biểu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM) đóng góp ý kiến thảo luận tổ - Ảnh: Q.NG. Khi tiêu chí 5 tốt...