Jenn Im – vlogger, fashionista nổi tiếng Châu Á đã làm 10 điều này trong những ngày nghỉ dịch, còn bạn?
Hẳn là trong những ngày này, bạn sẽ rất đau đầu không biết nên làm gì để “giết” thời gian, vậy hãy thử nghe chia sẻ từ cô nàng vlogger này xem sao!
Jenn Im được biết đến là một vlogger, fashionista nổi tiếng Châu Á. Mang hai dòng máu Hàn và Mỹ, cô đã xây dựng cho mình một “đế chế” thời trang riêng là sự kết hợp giữa những yếu tố nhẹ nhàng của phong cách Á Đông và sự phóng khoáng trong cách sống của người phương Tây. Năm 2017, Jenn Im cũng đã cho ra mắt được thương hiệu thời trang riêng mang tên EGGIE, “cháy hàng” chỉ trong vài phút bán qua mạng.
Ở tuổi 29, Jenn Im vẫn giữ được nét đẹp không tuổi của phụ nữ Châu Á
Bên cạnh niềm đam mê thiết kế, Jenn Im đã lập một kênh Youtube riêng để chia sẻ về OTTD (outfit of the day – trang phục mỗi ngày) cũng như là những câu chuyện về cuộc sống thường nhật. Sau gần 9 năm, kênh youtube của cô đã thu hút 2,5 triệu người follow và ngày càng được nhiều người biết đến. Trong tập vlog mới nhất, Jenn Im đã chia sẻ 10 điều nên làm ở nhà mùa dịch Covid-19 – đây sẽ là một vlog cần thiết đối với những ai còn đang băn khoăn không biết nên làm gì trong thời gian rảnh rỗi này.
Vậy 10 điều đó là gì, hãy cùng nghe Jenn Im bật mí nhé!
1. Dọn dẹp nhà cửa:
Jenn Im thường bắt đầu công việc dọn dẹp từ việc xếp lại gối và trải lại chăn ga một cách gọn gàng. Sau đó sẽ là hút bụi, mặc dù mất nhiều thời gian nhưng nàng fashionista lại rất thích cảm giác nhìn bụi bẩn được dọn dẹp sạch sẽ ra khỏi sàn nhà. Tiếp đến, Jenn Im sẽ sử dụng khăn để lau chùi mọi đồ vật trong nhà: từ tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, vòi nước, điều khiển TV,… thậm chí là cả ví tiền, điện thoại và đồng hồ đeo tay. Sau khi dọn dẹp, Jenn Im cũng không quên dặn mọi người hãy nhớ rửa tay thật sạch với xà phòng để ngăn ngừa vi khuẩn.
2. Tập thể dục:
Jenn Im thường tập những bài workout để ra mồ hôi và tăng cường sức đề kháng. Ngoài những bài tập do chính cô tự thiết kế, Jenn Im cũng giới thiệu cho mọi người một vài kênh Youtube chuyên về tập luyện thể dục. Vlogger cũng khuyên mọi người có thể lựa chọn bài tập phù hợp với khả năng của bản thân, có thể là tập tạ, tập HIIT hoặc yoga đều được.
3. Tiếp tục làm việc thật chăm chỉ:
Jenn Im cũng biết rằng: Khi ở nhà, mọi người thường sẽ rất lười biếng và không muốn làm gì cả. Nhưng theo cô nàng, làm việc ở nhà – tại không gian mà bạn yêu thích nhất sẽ đem đến sự hiệu quả trong công việc. Thói quen của Jenn Im những ngày này là dành 2 tiếng (từ 9 giờ sáng đến 11 giờ) cho những cuộc họp, những cuộc gặp mặt trực tuyến. Thời gian còn lại, Jenn dành cho việc quay những vlogs.
4. Thử nghiệm với các kiểu makeup:
Video đang HOT
Nghe thì có vẻ buồn cười, nhưng thực chất đây là cơ hội tuyệt vời để bạn trải nghiệm những phong cách makeup khác nhau. Khi bạn mày mò trang điểm ở nhà, nếu thành công, bạn có thể selfie và khoe bức ảnh đó lên mạng xã hội, còn nếu thất bại, chỉ cần tẩy trang là được!
5. Đọc sách:
Jenn Im là một cô nàng rất thích đọc sách, cô khuyên mọi người hãy cố gắng dành một khoảng thời gian trong ngày để làm việc này. Với những bạn đang sống ở những thành phố quá ồn ào, tấp nập, Jenn có vài gợi ý cho mọi người: hãy thử bật một đĩa nhạc yêu thích, thắp nến thơm và lấy một quyển sách ra gần cửa sổ để đọc. Bản thân Jenn Im thì thích đọc sách hơn là xem TV, bởi theo cô, sách có thể làm tăng sự sáng tạo và tư duy cho bộ não. Và đừng chỉ đọc một quyển sách, hãy lựa chọn nhiều quyển với những thể loại khác nhau, như vậy sẽ rất thú vị!
6. Nấu ăn ở nhà:
Những ngày ở nhà tránh dịch, Jenn Im đặc biệt thích nướng bánh. Món bánh ưa thích của Jenn là bánh quế, cô đã phải làm 4 lần mới có thể thành công. Jenn cũng khuyên mọi người đừng nản chí khi nấu nướng, bạn sẽ phải tập luyện rất nhiều lần thì mới có được một món ăn ngon. Sau khi nghe chia sẻ của Jenn Im, bạn muốn thử làm một món gì đó để dành tặng gia đình và bạn bè chứ?
7. Viết nhật ký:
Jenn thường viết vào cuốn sổ những suy nghĩ, ý tưởng hay những cảm xúc của bản thân. Với cô, điều đó sẽ thật tuyệt nếu sau này có thể đọc lại nó. Đặc biệt, Jenn Im cũng rất thích được vẽ vời, trang trí cho cuốn sổ, mặc dù ban đầu sẽ mất rất nhiều thời gian nhưng sau đó nó đã trở thành thói quen của cô trước khi viết nhật ký.
8. Liên lạc với bạn bè và người thân:
Thực tế, công nghệ đã phát triển và bạn có thể dễ dàng facetime hay nhắn tin với bạn bè. Nếu không thể gặp mặt vào thời gian này, bạn có thể học cách của Jenn: lập những group để trò chuyện, tâm sự, đó thực sự sẽ trở thành một “bữa tiệc” online mà không ai muốn rời đi!
9. Học một cái mới:
Tranh thủ thời gian rảnh rỗi này, bạn có thể thử học một điều gì đó mới mẻ. Giờ đây, Internet có thể cung cấp cho bạn mọi thông tin, kiến thức. Sở thích của Jenn là nghe những chương trình phát thanh và ghi chú lại. Điều đó sẽ giúp cho bộ não bạn phải làm việc và ghi nhớ thông tin. Ngoài ra, Jenn Im cũng tham gia một lớp học Tiếng Hàn online và chăm chỉ hoàn thành bài tập về nhà. Để nâng cao khả năng tiếng Hàn, bố mẹ cũng khuyên Jenn nên xem nhiều phim Hàn Quốc hơn – đây sẽ là một cách học cực hiệu quả.
10. Hưởng thụ những thú vui của bản thân:
Bạn có thể làm bất cứ điều gì khiến bản thân được thư giãn. Jenn Im cực thích được ngồi trên sofa để xem phim, vừa xem vừa có thể ăn bỏng ngô luôn mồm, hay thậm chí là cô nàng có thể ăn kem trong lúc tắm,… Nếu một ngày của bạn diễn ra quá nhàm chán, hãy thử như Jenn, làm một điều gì đó thật sự điên rồ, miễn là bạn cảm thấy vui là được!
Trong 10 điều Jenn Im chia sẻ, bạn đã làm được những gì rồi? Hãy cùng thử thực hiện một vài điều trên nhé, biết đâu sẽ khiến bạn thấy hạnh phúc và thích thú thì sao!
Diễn biến dịch COVID-19 tại Việt Nam đang ngày càng phức tạp, và trong thời gian tới đây, đất nước chúng ta sẽ bước vào giai đoạn thử thách thật sự. Thông điệp mà Chính phủ, Bộ Y Tế và các cơ quan chính quyền địa phương đưa ra, đó là: Người dân nếu không có nhiệm vụ gì, nếu thực sự không cần thiết thì nên ở nhà vì nguy cơ lây nhiễm chéo trong cộng đồng đang rất cao.
Hãy “ở yên” khi Tổ Quốc cần. Yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào, đang ở chỗ nào thì hãy ở yên chỗ đấy. Còn tôi, tôi ở nhà! Vì ở nhà lúc này, đã là hành động cho thấy ý thức bảo vệ bản thân, chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh.
Các y bác sĩ trên toàn thế giới đang lan truyền thông điệp “Chúng tôi đi làm vì bạn, xin hãy ở nhà vì chúng tôi”. Là một công dân có ý thức, đặt sự an toàn sức khoẻ lên hàng đầu, hãy cùng nhau lan toả lời kêu gọi #toionha để nhanh chóng đẩy lùi #CôVyĐiĐi các bạn nhé!
Bị đuổi khỏi nhà và các hủ tục phụ nữ phải chịu khi đến kỳ kinh nguyệt
Ở một số nơi châu Á, phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt luôn bị xem là những người dơ bẩn, đáng xấu hổ. Họ bị đuổi đến sống trong những túp lều xập xệ và không ai chăm sóc.
Zing.vn trích dịch bài đăng trên South China Morning Post đề cập đến những hủ tục và bất công mà phụ nữ ở nhiều quốc gia phải gánh chịu khi đến kỳ kinh nguyệt.
Năm 2019, Parbati Bogati (17 tuổi) bị đuổi ra khỏi nhà trong "ngày đèn đỏ" của mình. Cô phải dọn đến một căn lều (thường được gọi là "lều kinh nguyệt") tồi tàn, xập xệ.
Vài ngày sau, người ta tìm thấy thi thể của Bogati trong chính túp lều này. Cô chết vì ngạt khói độc từ đống lửa được nhóm lên để giữ ấm trong đêm đông giá rét.
Olivia Cotes-James, nhà sáng lập Luuna Naturals, công ty tạo ra các sản phẩm chăm sóc chu kỳ phụ nữ, cho biết: "Sự kỳ thị kinh nguyệt chính là rào cản lớn nhất đối với sự tiến bộ và phát triển của phụ nữ chúng tôi".
"Nhiều người vẫn cảm thấy kinh nguyệt là thứ gì đó bẩn thỉu và đáng xấu hổ. Nếu bi kịch này vẫn còn tiếp diễn trong xã hội, chắc hẳn không còn cơ hội để phụ nữ tin vào cái được gọi là quyền bình đẳng giới", cô nói thêm.
Kinh nguyệt đóng vai trò rất quan trọng đối với việc sinh sản và phát triển loài người, nhưng những quan niệm và hủ tục sai lầm về nó đến nay vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới.
Phụ nữ bị bắt ngủ dưới những túp lều đơn sơ, xập xệ mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt của mình. Ảnh: Kamal Khatri.
Hủ tục "kỳ thị kinh nguyệt"
Chhaupadi là hủ tục yêu cầu phụ nữ khi đến tháng phải sống trong những túp lều đơn sơ, nhằm tránh gây ô uế trong nhà của mình.
Ở một số vùng châu Á, tín ngưỡng văn hóa và tôn giáo ăn sâu vào nhận thức của người dân khiến họ tự buộc mình vào vô số hủ tục lạc hậu, trong đó có chhaupadi.
Theo một nghiên cứu vào năm 2019 từ Đại học Bath (Anh), có tới 77% phụ nữ và trẻ em gái sống tại trung tây Nepal đang bị buộc phải đến sống trong những "túp lều kinh nguyệt" mỗi lần đến tháng, dù chính phủ Nepal đã ra lệnh cấm việc này vào năm 2018.
Jennifer Thompson, tác giả nghiên cứu, còn cho biết: "Phụ nữ ở đây không được phép chạm vào đàn ông trong gia đình, không được đi chùa, không đến lễ hội, không được vào bếp hay nấu ăn, cũng không được ăn thực phẩm thường ngày như bơ sữa. Họ thậm chí còn không được ngủ trên giường của mình".
"Đáng buồn hơn, những hủ tục này thường bị ép buộc bởi các thành viên lớn tuổi trong gia đình mà đa phần là phụ nữ như bà, mẹ, hoặc các bô lão", cô bổ sung.
Thậm chí, họ không được phép chạm vào thức ăn, gia súc và đàn ông trong những ngày này. Ảnh: Prakash Mathema.
Ngay cả những nơi gần hoặc trong trung tâm thành phố, nhiều người vẫn cho rằng sử dụng tampon giống với hành vi tình dục. Họ còn mặc định những cô gái còn trinh trắng không thể sử dụng cốc nguyệt san, cũng không thể bơi hay tập thể dục trong chu kỳ.
Cotes-James cho rằng việc chăm sóc sức khỏe trong chu kỳ ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe tổng quát của phụ nữ.
"Thế nhưng, thay vì xem kinh nguyệt là một chỉ số hạnh phúc, nhiều phụ nữ được dạy cách phải xa lánh và mặc kệ nó. Một cách vô tình, họ có thể bỏ qua những dấu hiệu quan trọng về sức khỏe của mình", cô chia sẻ.
Khoảng 1 trong 10 phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung, tuy nhiên, họ phải mất trung bình gần một thập kỷ để phát hiện bệnh.
"Nguyên nhân chính là phụ nữ thường không chú ý đến việc mất bao nhiêu máu mỗi tháng, hoặc phớt lờ những triệu chứng trong 'ngày dâu', bởi xã hội buộc họ phải làm thế", cô nhận định.
"Cần nhiều hành động quyết liệt và rõ ràng hơn, đặc biệt là đối với quan niệm kỳ thị kinh nguyệt. Đó không chỉ là vấn đề vệ sinh đơn thuần, mà còn tượng trưng cho quyền của phụ nữ, ảnh hưởng đến tính mạng và cơ thể của họ", Thompson cho biết.
Bất bình đẳng giới và những rào cản vệ sinh cơ thể
Theo UNICEF, phụ nữ tốn trung bình 8 năm cuộc đời cho tổng chu kỳ kinh nguyệt của mình.
"Việc sử dụng cốc nguyệt san giúp phụ nữ đánh giá xem lượng máu họ mất có nằm trong phạm vi bình thường hay không.
Khuyến khích sử dụng băng vệ sinh ở những nơi kém phát triển không giải quyết được tình trạng nghèo đói của họ. Thậm chí, nó làm trầm trọng hơn một vấn đề cấp bách khác - chất thải nhựa", Cotes-James cho biết.
Theo Mạng lưới Môi trường Phụ nữ, một phụ nữ trung bình sử dụng 11.000 sản phẩm kinh nguyệt dùng một lần trong hơn 30 năm.
Thế nhưng, một chiếc cốc nguyệt san có thể tồn tại đến 10 năm, không những thế, nó tiết kiệm hàng tỷ đồng và giảm số lượng rác thải mất hàng nghìn thế kỷ để phân hủy.
Có nhiều trải nghiệm sống ở Hong Kong và Thượng Hải, Cotes-James nói rằng bên cạnh những vấn đề rõ rệt tại châu Á thì ở quy mô toàn cầu, phụ nữ trước giờ vẫn phải chịu đựng bất bình đẳng giới và những quan niệm cổ hủ liên quan đến sức khoẻ sinh sản.
Christo Ekapatria, bác sĩ phụ khoa ở Jakarta, cho biết: "Phụ nữ châu Á có quan niệm giữ gìn trinh tiết cho đến lúc kết hôn, vì vậy họ không muốn đặt bất cứ thứ gì vào âm đạo của mình".
Thậm chí, việc chạy các chiến dịch giáo dục về cốc nguyệt san trong trường học là không thể vì chúng được xem như thúc đẩy quan hệ tình dục, ông nói thêm.
"Trong nhiều năm qua, đàn ông luôn là người quyết định mọi thứ liên quan đến các sản phẩm dành riêng phụ nữ, từ điều hành công ty sản xuất băng vệ sinh, giám sát quảng cáo, cho đến việc đánh thuế chúng như một mặt hàng xa xỉ và không yêu cầu các công ty khai báo nguồn gốc vật liệu sản xuất", Cotes-James ý kiến.
Trong một trung tâm mua sắm cao cấp ở Indonesia, một gói băng vệ sinh 10 miếng có giá chỉ 7.500 rupiah (0,55 USD) nhưng với số lượng tampon tương tự, chúng có giá gấp tám lần.
Nhiều bức xúc như trên đã dẫn đến vài thay đổi tích cực: Ấn Độ, Canada và 13 tiểu bang của Hoa Kỳ tuyên bố bãi bỏ thuế tampon, các nhà lập pháp ở Scotland đang ủng hộ một dự luật sản xuất các sản phẩm phụ nữ miễn phí.
"Tôi tin chúng ta có quyền chịu trách nhiệm cho chính cơ thể của mình, ít nhất là biết rõ thành phần trên bao bì các sản phẩm vệ sinh. Chúng ta vẫn còn chặng đường dài phía trước để hiện thực hóa giấc mơ bình đẳng giới", cô nói.
Ảnh: Veronica Sanchis Bencomo.
Nhiều phụ nữ hiện đại cho rằng cốc nguyệt san là một lựa chọn thích hợp cho những "ngày đèn đỏ" của mình.
Theo news.zing.vn
Lao vào giật hoa cưới phản cảm, cô gái bị dân mạng mỉa mai gay gắt Một cô gái vừa bị cộng đồng mạng chỉ trích 'vô duyên' khi có hành động lao vào giật hoa cưới của cô dâu khá phản cảm. Truyền thống cô dâu tung hoa sau khi kết thúc lễ cưới đã trở thành nghi thức không thể thiếu trong các hôn lễ của người phương Tây và hiện nay còn "du nhập" vào các...