Jeff Bezos trải lòng với nhân viên: “Amazon sớm muộn cũng phá sản, việc của chúng ta là trì hoãn điều này càng lâu càng tốt”
Jeff Bezos trải lòng với nhân viên: “ Amazon sớm muộn cũng phá sản, việc của chúng ta là trì hoãn điều này càng lâu càng tốt”
Tại cuộc họp toàn thể diễn ra vào thứ 5 tuần trước ở Seattle, một nhân viên đã đặt câu hỏi cho Jeff Bezos về tương lai của Amazon. Cụ thể, người này muốn biết ông chủ của mình đã học được bài học gì từ sự phá sản gần đây của Sears và nhiều nhà bán lẻ lớn khác.
Tỷ phú Jeff Bezos cho biết: “Amazon không lớn đến nỗi không thể thất bại. Trên thực tế, theo dự đoán của tôi thì một ngày nào đó chúng ta sẽ phá sản. Những công ty lớn trên thế giới có tuổi thọ trung bình trên 30 năm chứ không phải hơn 100 năm. Nếu chỉ tập trung vào chính mình thay vì tập trung vào khách hàng, ngày ‘tận thế’ của chúng ta đang đến. Vì vậy, chúng ta phải nỗ lực và tìm cách trì hoãn sự sụp đổ càng lâu càng tốt”.
Có thể nói, ở thời điểm hiện tại, Amazon đang trong giai đoạn thành công chưa từng có với việc lĩnh vực kinh doanh bán lẻ cốt lõi của hãng tiếp tục phát triển và công ty cũng đang nắm giữ thị phần lớn trong thị trường điện toán đám mây khổng lồ.
Mặc dù vậy, một số nhân viên đang bày tỏ lo ngại về tốc độ mở rộng của Amazon. Lực lượng lao động của gã khổng lồ thương mại điện tử đã tăng hơn 20 lần trong 8 năm qua với hơn 600.000 nhân viên và giá cổ phiếu của họ đã tăng hơn gấp 4 lần kể từ năm 2013.
Vừa qua, Amazon thông báo sẽ xây trụ sở thứ hai tại thành phố Long Island của New York và Arlington của bang Virginia. Dự kiến kế hoạch này sẽ giúp tạo thêm 25.000 việc làm mới tại mỗi thành phố.
Đây không phải lần đầu tiên Jeff Bezos bàn về vấn đề quy mô công ty với nhân viên. Trong cuộc họp toàn thể vào tháng 3 năm nay, ông đã được hỏi liệu Amazon có cần phải được quản lý chặt chẽ hơn trong bối cảnh sức mạnh và tầm ảnh hưởng thị trường ngày một tăng của chính mình hay không.
Ông trả lời: “Thực tế là chúng ta là một công ty lớn. Việc các tổ chức lớn cần được xem xét và quản lý kỹ lưỡng là điều dễ hiểu”.
Video đang HOT
Nhiều nhân viên của Amazon tiết lộ rằng các quy định của chính phủ và tiềm năng vi phạm luật chống độc quyền là những mối quan tâm hàng đầu của lực lượng người lao động khi nghĩ đến tương lai của công ty.
Theo dự kiến, Amazon sẽ chiếm 48% tổng doanh số bán hàng trực tuyến tại Mỹ trong năm nay, tăng 5% so với năm ngoái. Dịch vụ AWS của công ty cũng đang dẫn đầu trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng điện toán đám mây, chiếm khoảng 34% thị trường Mỹ.
Về vấn đề chống độc quyền, đại diện của Amazon đã nhắc đến cuộc phỏng vấn giữa Giám đốc điều hành tiêu dùng toàn cầu Jeff Wilke của Amazon với Wall Street Journal. Theo đó, Amazon đang tham gia và một nhóm các doanh nghiệp chiếm ít hơn 1% thị trường bán lẻ toàn cầu.
Trong cuộc họp hồi tháng 3, tỷ phú Jeff Bezos đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự khác biệt giữa câu chuyện của Amazon và những công ty công nghệ khác. Ví dụ điển hình là họ có mô hình kinh doanh rất khác so với các công ty cùng ngành và luôn tìm cách để cải thiện trải nghiệm cũng như cuộc sống của khách hàng.
Tuy vậy, nhân viên của Amazon vẫn có lý do chính đáng để cảm thấy bất an. Tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính quyền của ông đang xem xét các vi phạm chống độc quyền của Amazon. Bên cạnh đó, các nhà quản lý ở châu Âu và giới chức Nhật Bản cũng đã mở một số cuộc điều tra về vấn đề chống độc quyền liên quan đến công ty của Jeff Bezos.
Theo GenK
Cấm tiệt PowerPoint trong họp hành và thay bằng bản tường thuật, cách quản lý của kỳ quặc của Jeff Bezos hiệu quả ra sao?
Những bản tường thuật 6 mặt giấy đã thay thế PowerPoint tại các cuộc họp của Amazon. Phương pháp của ông chủ "thét ra lửa" Jeff Bezos hiệu quả ra sao?
Trong tâm thư gửi tới cổ đông và nhân viên năm 2018, người sáng lập kiêm CEO Amazon, Jeff Bezos, nhắc lại quy tắc cấm sử dụng PowerPoint tại văn phòng và các cuộc họp tại Amazon.
Thay vào đó là những bản ghi tường thuật (narrative memo) khoảng 6 trang giấy. Theo ông, điều này khuyến khích tư duy phản biện với những vấn đề tưởng chừng đơn giản. Ngoài ra, cách làm này thể hiện cái nhìn sâu sắc hơn dành cho nhà lãnh đạo.
Jeff Bezos, ông chủ "thét ra lửa" đã đưa Amazon lên vị thế của người khổng lồ
Trong khuôn khổ Diễn đàn về Lãnh đạo tại Trung tâm Bush, Bezos tiết lộ rằng cấu trúc của một bản tường thuật hiệu quả hơn PowerPoint nhiều. Tuy nhiên, ban điều hành và nhân viên Amazon từng hứng chịu một cú sốc lớn trong văn hóa làm việc sau sự thay đổi này.
Tác giả của bài viết bạn đang đọc, Carmine Gallo, người chuyên "kể chuyện ra tiền trong kinh doanh" 20 năm qua sẽ đưa ra 3 lý do vì sao nó lại tốt hơn PowerPoint:
1. Bản ghi tường thuật là món ăn "dễ nuốt" hơn với bộ não người
Kể chuyện là cái gì đó khó có thể quan trọng với sự sống bằng thức ăn, nước uống... nhưng nó quan trọng không kém.
Quay trở về thuở hồng hoang, khi con người khám phá ra cách kiểm soát lửa - nó đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của con người. Tổ tiên của chúng ta, đã dùng lửa để chế biến thức ăn, đó là điểm cộng lớn ai cũng biết. Tuy nhiên, lợi ích thứ hai cũng quan trọng nhưng ít được quan tâm: Mọi người ngồi quanh lửa trại, kể chuyện cho nhau nghe. Những lời chỉ dạy, hướng dẫn, cảnh báo và cả cảm hứng cũng được truyền qua các câu chuyện.
Bộ não người thích các câu chuyện, đó là điều quan trọng các nhà lãnh đạo cần ghi nhớ. Thông tin truyền đạt dưới dạng truyện kể sẽ dễ ghi nhớ hơn nhiều so với những gạch đầu dòng khô khốc.
2. Kể chuyện bao giờ cũng có sức thuyết phục cao hơn liệt kê thông tin
Khoa học chứng minh: cảm xúc chính là con đường ngắn nhất dẫn tới ký ức và lựa chọn của não bộ. Hiểu cách khác, cách nhanh nhất để truyền đạt ý tưởng đến nhiều người chính là kể chuyện.
Bezos giải thích lý do tại sao ông trực tiếp đọc email phản hồi của khách hàng và chuyển tiếp thư ấy đến bộ phận xử lí phù hợp. Và sau đó họ phải giải thích lý do vấn đề cho Bezos để ông trực tiếp trả lời lại khách hàng: "Tôi thực sự là một fan lớn của những phản hồi từ người tiêu dùng trong kinh doanh, đọc những lời nhận xét của khách hàng có ý nghĩa hơn số liệu được công ty báo cáo".
"Tôi đã nhận thấy khi những phản hồi và các số liệu không thống nhất với nhau, những câu chuyện của khách hàng thường là đúng. Đó là lý do tại sao kiểm tra dữ liệu với trực giác và bản năng là rất quan trọng, và là một nhà sáng lập công ty, bạn cần phải truyền điều đó cho giám đốc điều hành cơ sở".
3. Chấm liệt kê đầu dòng (bullet-point) là cách kém hiệu quả để chia sẻ ý tưởng
Sundar Pichai - CEO Google và các CEO nổi tiếng trên thế giới như: Jeff Bezos, Elon Musk, Richard Branson, hoặc hầu hết các diễn giả truyền cảm hứng giỏi nhất trên thế giới đều tỏ ra không thích, thậm chí ghét bỏ chấm đầu dòng (bullet-point).
Như đã nhắc tới ở trên, não người không có bản năng lưu giữ thông tin liệt kê theo kiểu gạch đầu dòng hay dấu chấm trong slide. Là ta bắt nó làm như vậy thôi.
Trong cuộc thảo luận tại Diễn đàn về Lãnh đạo tại Trung tâm Bush, Bezos dành hầu hết thời gian để nói về việc tại sao nên trình bày ý tưởng bằng văn bản/bản ghi tường thuật. Điều đó cho thấy, một trong những ông chủ lớn nhất thế giới thực sự quan tâm và tâm huyết với cách làm này. PowerPoint có thể thuận tiện thật, nhưng nó khiến ông chủ và nhân viên trở thành những "cỗ máy check thông tin" vô cảm.
Theo Inc
CEO Amazon giải thích lý do hợp tác cùng Quân đội Mỹ: "Đất nước này cần được bảo vệ" Thậm chí CEO của Amazon, ông Jeff Bezos còn lên tiếng chỉ trích quyết định rút lui của các đối thủ khác vì việc phản đối của nhân viên. Phát hiện ra AI tuyển dụng "trọng nam khinh nữ", Amazon buộc phải tắt nó đi. Lúc này Apple, Microsoft và Amazon có lẽ đang ngồi cười khẩy trước màn trình diễn của Google...