Jack Ma biến mất bí ẩn sau cú vạ miệng trị giá hàng chục tỷ USD: Bị gỡ bỏ hình ảnh khỏi show thực tế do chính mình tạo ra, im lặng trên mọi mặt trận mạng xã hội
Giới báo chí đang đặt câu hỏi về sự “mất tích” bí ẩn của Jack Ma suốt 2 tháng nay sau lần vạ miệng.
Tờ Financial Times đưa tin Jack Ma đã hoàn toàn biến mất trước công chúng từ suốt 2 tháng nay. Đặc biệt, ông cũng không còn xuất hiện trong trận chung kết của chương trình truyền hình tìm kiếm tài năng do chính ông tạo ra mang tên Người hùng kinh doanh châu Phi. Tờ Financial Times nhận định điều đó cho thấy rõ những khó khăn mà tỷ phú Jack Ma đang phải đối mặt trước sự kiểm duyệt gắt gao của chính quyền Trung Quốc.
Cụ thể, hình ảnh của Jack Ma trong show thực tế Người hùng châu Phi đã bị xóa bỏ trên website và ông cũng không còn xuất hiện trong video quảng bá gần đây của chương trình nữa. Trong khi đó, show thực tế này do chính ông tạo ra và đang bước vào vòng chung kết để tìm ra người chiến thắng.
Thông tin ban giám khảo của Người hùng kinh doanh châu Phi vào năm ngoái.
Thông tin giám khảo Người hùng châu Phi trận chung kết.
Video đang HOT
Tình huống khó hiểu này xảy ra kể từ sau bài phát biểu của Jack Ma vào tháng 10 khi ông lên tiếng chê các nhà băng Trung Quốc và các quy định của chính quyền mà ông cho là không hiểu gì về internet.
Kể từ đó, chính phủ Trung Quốc đã thắt chặt kiểm soát các công ty của Jack Ma, đầu tiên là đình chỉ thương vụ IPO của Ant và sau đó là thành lập đội điều tra về cáo buộc độc quyền với Alibaba. Những động thái kể trên đã khiến giới đầu tư toàn cầu lo sợ, kết quả là vốn hóa thị trường của Alibaba và cả những gã khổng lồ Trung Quốc khác bốc hơi hàng trăm tỷ USD. Tài sản của Pony Ma – ông chủ Tencent cũng đã giảm 15% kể từ đầu tháng 11 còn ông chủ Meituan là Wang Xing cũng đã chứng kiến khối tài sản giảm 1/5 so với giai đoạn đỉnh điểm vào tháng trước.
Bản thân Jack Ma cũng chứng kiến tài sản bốc hơi 11 tỷ USD sau khi giá cổ phiếu Alibaba lao dốc. Kể từ đó đến nay đã 2 tháng và Jack Ma cũng không hề xuất hiện trước truyền thông.
Một người phát ngôn của Alibaba thì giải thích về sự vắng mặt của Jack Ma trong trận chung kết show Người hùng kinh doanh châu Phi rằng: “Do bị xung đột lịch trình nên Jack Ma không thể tham gia chương trình chung kết Người hung kinh doanh châu Phi”.
Một người dự thi trong chương trình này nói rằng cô đã hoàn toàn bị thu hút khi thuyết trình ý tưởng kinh doanh của mình với Jack Ma trong vòng đầu tiên. “Bạn không thể tưởng tượng được vòng thi đó hấp dẫn thế nào đâu”. Tuy nhiên, khi đến vòng chung kết, Jack Ma đã bị thay bởi Lucy Peng – một lãnh đạo cấp cao tại Alibaba.
“Có gì đó đang xảy ra giữa Trung Quốc và Jack Ma hay cái gì đó tương tự như thế. Chính vì vậy nên Lucy phải thay thế vị trí của ông”.
Dù vòng chung kết đã diễn ra vào tháng 11 nhưng lịch phát sóng chương trình đã bị hoãn cho tới mùa xuân năm nay và một video quảng bá vào cuối tháng 11 đã không hề đề cập tới Jack Ma nữa.
Năm ngoái, những thí sinh đã thuyết trình ý tưởng trực tiếp cho Jack Ma khi họ nhắm tới việc giành được giải thưởng lớn từ quỹ từ thiện Jack Ma Foundation.
Jack Ma là một trong những người giàu có nhất Trung Quốc. Những năm gần đây, sau khi tuyên bố nghỉ hưu ông làm việc cho Liên hợp quốc và tập trung vào nhiều hoạt động từ thiện.
Khi đại dịch Covid-19 ập đến, ông đã quyên góp 10 triệu khẩu trang gửi đi cứu trợ trên toàn cầu. Ông cũng đã cùng với cánh tay phải của mình là Joe Tsai để tặng 2.000 máy thở cho New York khi các bênh viện ở đây chứng kiến tình trạng thiếu hụt trầm trọng.
Bài đăng trên mạng xã hội cuối cùng của Jack Ma là vào tháng 8 năm ngoái với nội dung khích lệ những thí sinh lọt vào vòng chung kết Người hung kinh doanh châu Phi: “Tôi đang rất mong chờ được gặp họ ở trận chung kết”.
2 tháng bão táp trong cuộc đời Jack Ma: Tài sản bốc hơi 11 tỷ USD chỉ vì 1 lần vạ miệng
Dù đã nghỉ hưu nhưng Jack Ma đang phải đối mặt với những ngày tháng khó khăn nhất trong cuộc đời.
Theo ghi nhận của Bloomberg, tổng tài sản của Jack Ma đã bốc hơi gần 11 tỷ USD kể từ cuối tháng 10 khi chính quyền Trung Quốc thắt chặt kiểm soát đế chế của ông và cả những gã khổng lồ công nghệ lớn khác trong cả nước.
Năm nay, vị tỷ phú 56 tuổi đã có lúc chứng kiến tài sản vọt lên 61,7 tỷ USD, giành lại ngôi giàu nhất châu Á. Tuy nhiên hiện tại, khối tài sản ông nắm sụt giảm chỉ còn 50,9 tỷ USD và đứng ở vị trí thứ 50 trong bảng xếp hạng 500 người giàu nhất thế giới của Bloomberg.
Nguyên nhân của sự sụt giảm khối tài sản của Jack Ma xuất phát từ một bài phát biểu vào tháng 10 khi ông lên tiếng chê các nhà băng Trung Quốc và các quy định của chính quyền mà ông cho là không hiểu gì về internet.
Kể từ đó, chính phủ Trung Quốc đã thắt chặt kiểm soát các công ty của Jack Ma, đầu tiên là đình chỉ thương vụ IPO của Ant và sau đó là thành lập đội điều tra về cáo buộc độc quyền với Alibaba. Những động thái kể trên đã khiến giới đầu tư toàn cầu lo sợ, kết quả là vốn hóa thị trường của Alibaba và cả những gã khổng lồ Trung Quốc khác bốc hơi hàng trăm tỷ USD. Tài sản của Pony Ma - ông chủ Tencent cũng đã giảm 15% kể từ đầu tháng 11 còn ông chủ Meituan là Wang Xing cũng đã chứng kiến khối tài sản giảm 1/5 so với giai đoạn đỉnh điểm vào tháng trước.
Dù tài sản giảm mạnh thời gian gần đây nhưng tính từ đầu năm, những tỷ phú công nghệ Trung Quốc như Jack Ma vẫn bỏ túi thêm nhiều tỷ USD.
"Có một làn sóng cho thấy rằng các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đang chịu sự theo dõi sát sao của chính quyền. Những bản thảo chỉ dẫn chống độc quyền chỉ là một trong những tín hiệu đó", chuyên gia phân tích Bruce Pang nói.
Dẫu vậy, mặc cho những sự cố gần đây, những gã khổng lồ Internet Trung Quốc vẫn chứng kiến cổ phiếu tăng kể từ đầu năm nay. 21 tỷ phú công nghệ được Bloomberg theo dõi đã kiếm được 187 tỷ USD trong năm 2020. Kể cả tài sản của Ma cũng tăng 4,3 tỷ USD.
Gần đây chính quyền Trung Quốc đã ra tay quyết liệt với một vài tập đoàn tư nhân trong đó có cả Ant. Cho tới gần đây, Jack Ma nổi tiếng có mối quan hệ tốt với chính quyền. Trước bài phát biểu công khai vào ngày 24/10, ông chưa từng có bất kỳ lời nói công khai nào liên quan tới các vấn đề chính sách của nhà nước.
Trong nhiều năm, nhiều công ty bao gồm cả Ant và các gã khổng lồ như Alibaba, Tencent đều được hưởng 1 giai đoạn chịu rất ít sự soi xét của chính quyền, nhờ vậy họ mở rộng được sang nhiều lĩnh vực từ thanh toán, cho vay...
Với WeChat của Tencent và một số ứng dụng khác được phát triển bởi những công ty này, người tiêu dùng Trung Quốc và những chủ doanh nghiệp nhỏ có thể mua sắm, gọi taxi, thực hiện đầu tư hay vay tiền chỉ bằng một cú vuốt điện thoại. Những công ty như Alibaba và Tencent đã trở nên quá quyền lực đến nỗi chính quyền phải lo ngại.
Tháng 11, Trung Quốc đã công bố một vài dự thảo luật nhắm tới việc ngăn những công ty như vậy thu thập dữ liệu nhạy cảm người dùng, chống độc quyền.
Những Fintech khổng lồ của Trung Quốc đứng trước nguy cơ bị kìm hãm Việc các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc chiếm lợi thế về dữ liệu người dùng khiến hệ thống tài chính tại quốc gia này đứng trước rủi ro bị phá vỡ. NHỮNG NẠN NHÂN "ĐỨNG ĐẦU NGỌN GIÓ" Chính quyền Trung Quốc tìm cách thắt chặt kiểm soát ngành fintech. Theo South China Morning Post, việc các gã khổng lồ công...