Ivy League không yêu cầu bài thi chuẩn hóa để xét tuyển đại học
Theo một cuộc khảo sát mới, 80% cơ sở giáo dục đại học của Mỹ sẽ không yêu cầu sinh viên khóa 2023 phải có kết quả kỳ thi chuẩn hóa như ACT hay SAT.
Trung tâm Kiểm định đề thi Mỹ (FairTest) mới đây công bố danh sách ít nhất 1.835 trường đại học Mỹ không bắt buộc hoặc miễn kết quả các kỳ thi chuẩn hóa như ACT hay SAT cho ứng viên nộp hồ sơ vào trường.
“Phần lớn văn phòng tuyển sinh đại học chọn sinh viên không dựa vào điểm ACT hay SAT”, Giám đốc điều hành FairTest Harry Feder cho biết.
Ít nhất 1.835 trường đại học, tương đương 80% trường đại học Mỹ không còn quan trọng kết quả bài thi chuẩn hóa đầu vào như SAT hay ACT. Ảnh minh họa: Unsplash.
Theo ông Feder, các trường dần nhận ra điểm các bài thi chuẩn hóa không thể hiện được thành tích học tập của ứng viên. Nó chỉ thể hiện điều kiện kinh tế của gia đình ứng viên – một tiêu chí không phải dùng để xét tuyển đại học.
Ông cũng đánh giá mô hình không tuyển sinh dựa trên kết quả các bài thi chuẩn hóa là mục tiêu mới mà toàn bộ nền giáo dục Mỹ, từ phổ thông đến đại học, nên hướng đến.
Cụ thể, theo FairTest, hơn 1.750 trường sẽ áp dụng chính sách không bắt buộc kết quả kỳ thi ACT hay SAT vào mùa thu năm 2023. Ngoài ra, 85 trường cũng sẽ loại trừ kết quả kỳ thi chuẩn hóa dù thí sinh có nộp những chứng chỉ này.
Cũng theo bảng thống kê mới nhất của FairTest, ít nhất 1.450 trường đại học Mỹ đã tuyển sinh không dựa vào kết quả các kỳ thi chuẩn hóa vĩnh viễn. 90 trường khác cho biết cũng sẽ xét tuyển theo mô hình này cho đến khóa 2024.
“Việc nhập học mà không cần điểm thi là ‘điều bình thường mới’ đối với thế hệ ứng viên đại học hiện này”, Giám đốc về Chính sách giáo dục công FairTest Bob Schaeffer kết luận.
Các chính sách không yêu cầu kết quả bài thi chuẩn hóa lần đầu được áp dụng trong thời kỳ đại dịch Covid-19 tồi tệ nhất. Tuy nhiên, mô hình này dần trở nên phổ biến trên toàn nước Mỹ kể cả khi đại dịch dần được kiểm soát.
Thống kê mới cho thấy số trường đại học tạm dừng hoặc chấm dứt sử dụng kết quả các bài thi chuẩn hóa đầu vào tiếp tục tăng và bao gồm tất cả 8 tổ chức trong Ivy League cùng nhiều trường đại học ưu tú khác như Duke, Johns Hopkins, Northwestern, Rice, Stanford, Notre Dame, cũng như các trường đại học khai phóng danh tiếng như Amherst, Bates, Colby, Middlebury và Wesleyan College.
Phần lớn trường đại học công lập hàng đầu với hàng triệu sinh viên theo học vẫn duy trì việc xét kết quả kỳ thi chuẩn hóa ít nhất trong một khóa học tới.
Các bài thi đánh giá năng lực, tư duy hướng tới kỳ 'thi thật' vào đại học
Hội thảo Khảo thí thường niên tổ chức sáng ngày 9.11 đã đưa ra bức tranh toàn cảnh các Bài thi đánh giá năng lực, tư duy vào đại học năm 2022.
Video đang HOT
Đặc biệt, các bài thi chuẩn hóa đều hướng tới các kỳ 'thi thật', góp phần định hướng cho việc 'học thật, nhân tài thật'.
Ngày 09.11.2022. Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức Hội thảo Khảo thí thường niên năm 2022.
Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Nguyễn Hoàng Hải phát biểu tại hội nghị
Thí sinh không phải dự thi nhiều lần vào đại học
Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hoàng Hải cho biết, hoạt động khảo thí nói riêng và các kỳ thi phục vụ tuyển sinh đại học nói chung đóng vai trò quan trọng trong hoạt động đào tạo, đặc biệt tuyển chọn được các thí sinh chất lượng theo học các chương trình đào tạo phù hợp với phẩm chất, năng lực thí sinh.
Hội thảo Khảo thí thường niên 2022 là diễn đàn trao đổi kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy của Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Công an, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Qua Hội thảo này, các đơn vị tổ chức phối hợp nghiên cứu hình hành các bộ công cụ chuyển đổi điểm các bài thi phù hợp, tạo ra sân chơi để thí sinh không phải dự thi nhiều lần và cung cấp nguồn tuyển chất lượng cho công tác tuyển sinh đại học.
Các đại biểu phát biểu tại hội thảo
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN nhấn mạnh: "Hội thảo Khảo thí thường niên đã đưa ra bức tranh toàn cảnh các bài thi đánh giá năng lực, tư duy năm 2022. Mỗi bài thi đều có cấu trúc khác nhau, nét độc đáo riêng nhưng đều hướng tới đánh giá năng lực người học tốt nghiệp chương trình trung học phổ thông để định hướng xét tuyển đại học.
Công tác tổ chức thi của công ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả, khách quan, minh bạch... Với những người làm công tác khảo thí đều hướng tới cung cấp cho xã hội một sản phẩm chất lượng, phù hợp cho tuyển sinh đại học.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN
Ngoài ra, các bài thi chuẩn hóa đều hướng tới các kỳ "thi thật", góp phần định hướng cho việc "học thật, nhân tài thật". Hội thảo là diễn đàn khoa học kết nối những người làm công tác chuyên môn cùng phân tích, khai thác kho dữ liệu thi năm 2022 để cho hoạt động khảo thí ngày càng đi vào chiều sâu chất lượng, ứng dụng thành tựu khoa học đo lường cho hoạt động kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục.
Thời gian tới, các đơn vị tổ chức thi tiếp tục phối hợp triển khai nghiên cứu thiết lập các bộ công cụ chuyển đổi thang điểm giữa các bài thi phục vụ thí sinh và các cơ sở giáo dục đại học.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Tại hội thảo, TS. Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho biết, với bài thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.Hồ Chí Minh cho thấy bài thi có mức độ phân hóa tốt, đáp ứng được yêu cầu tuyển sinh. Kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) có độ tin cậy cao, được nhiều cơ sở giáo dục trong cả nước tin tưởng và sử dụng phục vụ tuyển sinh đại học, cao đẳng trong các năm qua.
Kỳ thi ĐGNL ĐH Quốc gia TP.Hồ Chí Minh giúp mở rộng phương án xét tuyển của các đơn vị trong và ngoài hệ thống ĐH Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, góp phần đánh giá chính xác và toàn diện hơn năng lực của thí sinh, giúp tuyển chọn được thí sinh có năng lực phù hợp cho giáo dục đại học.
"Số lượng các trường đại học, cao đẳng đăng ký sử dụng kết quả thi ĐGNL của ĐH Quốc gia TP.Hồ Chí Minh để tuyển sinh ngày càng tăng cho thấy kỳ thi đã khẳng định được chất lượng và uy tín" - TS. Nguyễn Quốc Chính nhấn mạnh.
Cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội
TS. Vương Thị Phương Thảo, Phó Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN cho biết, bài thi Đánh giá năng lực (HAS) của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đánh giá học sinh trung học phổ theo 3 nhóm năng lực chính: Sáng tạo và giải quyết vấn đề; Năng lực Toán, tiếng Việt, tư duy ngôn ngữ, lập luận, logic, tính toán và xử lý số liệu; Tự học và khám phá và ứng dụng khoa học (tự nhiên - xã hội)/công nghệ. Bài thi ĐGNL gồm 3 phần tư duy định tính (60 phút), tư duy định lượng (75 phút), khoa học (60 phút).
Bài thi được thiết kế theo hướng cá thể hóa và đánh giá năng lực của học sinh trung học phổ thông. Phân tích mẫu thi diện rộng của kỳ thi HSA năm 2022 tổ chức tại 8 tỉnh thành, 62.633 lượt thi ghi nhận được phổ điểm bài thi HSA có phân bố chuẩn, đánh giá tốt năng lực của thí sinh dự thi, phù hợp với mục tiêu đánh giá của đề thi và sử dụng làm căn cứ xét tuyển vào các trường đại học.
Phổ điểm bài thi theo phân bố chuẩn; kết quả thi có tương quan thuận với kết quả học tập ở bậc học trung học phổ thông của thí sinh dự thi. Bài thi đánh giá năng lực có độ tin cậy cao để các cơ sở giáo dục đại học khai thác sử dụng phục vụ tuyển sinh đại học, đặc biệt phù hợp với các các ngành/chương trình đào tạo đòi hỏi tính phân loại cao.
Đại tá, TS. Đặng Việt Xô, Phó Cục trưởng Cục Đào tạo, Bộ Công an
Sẽ hướng tới tính gọn nhẹ, hiện đại
Đại tá, TS. Đặng Việt Xô, Phó Cục trưởng Cục Đào tạo, Bộ Công an cho biết, năm 2022 là năm đầu tiên Bộ Công an tổ chức bài thi đánh giá theo chủ trương đổi mới phương thức xét tuyển. Bài thi đánh giá của Bộ Công an mang tính đặc thù riêng của lực lượng Công an, bài thi với 2 phần.
Phần trắc nghiệm có 70 câu tương đương 60 điểm gồm các phần khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, ngoại ngữ và phần tự luận với 40 điểm: Toán học và Ngữ văn. Bộ Công an đã xây dựng quy chế thi theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công an, huy động và tập huấn cho 2000 cán bộ, giáo viên phục vụ công tác tổ chức kỳ thi.
Công tác tổ chức tuyển sinh, chuẩn bị cho kỳ thi có sự phối hợp chặt chẽ của Cục đào tạo, các học viện nhà trường Công an nhân dân, các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an... và sự hỗ trợ nhiệt tình của ĐHQGHN đảm bảo an toàn kỳ thi: xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, in sao vận chuyển đề thi, coi thi,...
Ngày 17.7.2022 kỳ thi diễn ra có hơn 93% thí sinh dự thi/tổng số thí sinh đăng ký thi. Kết quả xét tuyển là tổng điểm của 03 môn thuộc tổ hợp xét tuyển vào trường Công an Nhân dân chiếm tỷ lệ 40%, điểm từ bài thi đánh giá chiếm 60%.
PGS.TS Trần Trung Kiên- Trưởng phòng Tuyển sinh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay, Bài thi Đánh giá tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (ĐHBKHN) đã được nghiên cứu thiết kế và triển khai trong các mùa tuyển sinh vừa qua.
Với những điều chỉnh về nội dung của các phần thi từ năm 2023 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới, bài thi đánh giá tư duy của Trường ĐHBK Hà Nội sẽ hướng tới tính gọn nhẹ, hiện đại để đạt được mục tiêu đánh giá khả năng tư duy của thí sinh để có thể học tập tốt nhất tại môi trường giáo dục đại học, đặc biệt cho các ngành nghề về khoa học, công nghệ, kinh tế, kỹ thuật, công nghiệp...
Thí sinh dự thi Kỳ thi Đánh giá tư duy vào trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2022 (Ảnh:TH)
Hướng đến các kỳ thi thích ứng trên máy tính
TS. Đặng Xuân Cương, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã có phân tích về việc "Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và một số vấn đề đặt ra cho các kỳ thi tuyển sinh". Theo đó, việc đổi mới kỳ thi đánh giá năng lực ở Việt Nam với 3 yếu tố sau:
Thứ nhất, thay đổi quan niệm về đánh giá giáo dục nói chung, các kỳ thi nói riêng. Đánh giá gồm 3 công đoạn chủ yếu là thu thập thông tin; phân tích, xử lý thông tin; và ra quyết định, do đó cần đảm bảo tính chính xác từ khâu thu thập thông tin đến phân tích thông tin để có được quyết định đúng đắn thông qua kết quả đánh giá. Trong đó, các thành tựu của khoa học đo lường và đánh giá giáo dục cần được nghiên cứu một cách cẩn thận và ứng dụng vào các khâu khác nhau của kỳ thi để đảm bảo độ tin cậy, độ giá trị và độ công bằng cho các kỳ thi.
Thứ hai, xác định rõ ràng các năng lực cốt lõi cho kỳ thi, từ đó xây dựng khung năng lực bao gồm hệ thống các chỉ số hành vi/biểu hiện/tiêu chí cụ thể của mỗi năng lực. Trên cơ sở đó, thiết kế các câu hỏi đo lường các biểu hiện cụ thể.
Thứ ba, xây dựng các đề thi chuẩn hóa như là bước khởi đầu và từng bước xây dựng ngân hàng câu hỏi thi qua các năm, tiến tới việc hình thành và phát triển các ngân hàng câu hỏi thi đủ lớn.
Chuyển dần từng bước các kỳ thi trên giấy qua các kỳ thi trên máy tính, và hướng đến các kỳ thi thích ứng trên máy tính. Bên cạnh đó, sử dụng các dữ liệu thi để tiếp tục hiệu chỉnh và chuẩn hóa các câu hỏi thi.
Nhiều trường đại học sử dụng chứng chỉ VSTEP cho xét tuyển sinh và chuẩn đầu ra Đại học Quốc gia TPHCM vừa ban hành công văn gửi các trường thành viên về việc sử dụng chứng chỉ VSTEP trong xét kết quả đầu ra. Sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM trong một giờ học. Theo đó, Đại học Quốc gia TPHCM cho phép các đơn vị thành viên và trực thuộc chủ động xem xét và công nhận...