Italy kêu gọi EU từ bỏ nguyên tắc đồng thuận để đẩy nhanh quyết sách chống Nga
Thủ tướng Italy Mario Draghi kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) từ bỏ nguyên tắc đồng thuận trong các quyết định về chính sách đối ngoại.
Thủ tướng Italy Mario Draghi. Ảnh: AP
Thủ tướng Draghi đã yêu cầu EU từ bỏ đồng thuận trong quyết sách đối ngoại khi liên minh này đối diện với thách thức kinh tế và an ninh liên quan đến can dự quân sự của Nga tại Ukraine. Theo ông Draghi, cần hướng đến cách tiếp cận “đa số hợp lý” để đẩy nhanh các quyết định liên quan đến đáp trả Nga.
Phát biểu trước Nghị viện châu Âu (EP) ngày 3/5, ông Draghi nói rằng EU cần cải tiến năng lực ra quyết sách để đáp trả có hiệu quả nguy cơ mà Nga gây ra. Thủ tướng Ukraine kêu gọi EU từ bỏ một nguyên tắc từng được đề cao nhất trong khối – nguyên tắc đồng thuận, khi các thành viên EU trong tuần này sẽ thảo luận về kế hoạch áp gói trừng phạt mới chống Nga, trong đó có cấm vận dầu mỏ.
Một sự thay đổi theo hướng đề xuất của Thủ tướng Draghi sẽ cho phép EU xử lý được dứt điểm một số tiếng nói “phản đối” riêng lẻ trong khối. Nổi bật là trường hợp của Hungary, nước liên tục đưa ra tuyên bố không chấp nhận áp trừng phạt năng lượng chống Nga.
Hiệp ước Lisbon năm 2009 cho phép EU áp dụng nguyên tắc đa số trong các quyết định liên quan đến nhiều lĩnh vực, chủ đề nhạy cảm như thuế, bảo đảm an ninh xã hội, gia nhập thành viên mới. Tuy nhiên, các chính sách về đối ngoại, an ninh, hợp tác cảnh sát vẫn yêu cầu đồng thuận của tất cả các quốc gia thành viên.
Video đang HOT
Trong quá khứ, Italy từng đưa đề nghị về cải cách này. Tuy nhiên, ý tưởng của Thủ tướng Draghi nhiều khả năng sẽ không có tính khả thi, bởi muốn được thông qua sẽ lại phải cần đến nguyên tắc đồng thuận tuyệt đối.
Sự trở lại của than đá tại châu Âu giữa khủng hoảng Ukraine
Các nhà máy than đá tại châu Âu sẽ sớm được mở cửa trở lại trong bối cảnh các quốc gia châu lục này tìm cách giảm sự phụ thuộc vào khí đốt Nga.
Trạm tiếp nhận khí đốt của Hệ thống đường ống dẫn khí Nord Stream 2 của Nga ở Lubmin, Đức ngày 1/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), các nhà lãnh đạo EU sẽ tham gia một hội nghị thượng đỉnh tổ chức tại Versailles (Pháp) trong hai ngày 10-11/3 để thảo luận về chính sách quốc phòng chung. Tại hội nghị, họ cũng sẽ nhất trí loại bỏ dần sự phụ thuộc của EU đối với khí đốt, dầu và than đá nhập khẩu từ Nga.
Tuy nhiên, đây được đánh giá là một nhiệm vụ đầy thách thức khi Nga cung cấp gần 40% nhu cầu khí đốt và 33% nhu cầu dầu của châu Âu.
Những lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung năng lượng đã thúc đẩy các nước châu Âu trì hoãn thỏa thuận từ bỏ than đá trong khi nhanh chóng tìm hướng sử dụng năng lượng sạch thay thế.
Tháng trước, Thủ tướng Italy Mario Draghi tuyên bố nước này có thể mở lại một số nhà máy nhiệt điện than nhằm thu hẹp khoảng cách nguồn cung năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào Nga. Chính phủ Ba Lan cũng đã tiếp cận Australia để tìm nguồn than thay thế.
Tại Đức, với cam kết trước đó sẽ ngưng sử dụng toàn bộ nhà máy nhiệt điện than trước năm 2038, các cục trưởng kinh tế của 16 bang đã kêu gọi gia hạn thời gian hoạt động đối với nhà máy nhiệt điện than và hạt nhân. Phó Thủ tướng Đức kiêm Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck cho biết các nhà máy than nhiệt điện có thể hoạt động sau năm 2030.
Michaela Holl, một nhà nghiên cứu cấp cao tại viện chiến lược Agora Energiewende của Đức, tiết lộ một vài quốc gia EU đang thảo luận về việc làm chậm tiến độ giải trừ than đá.
"Điều này có thể khiến lượng khí thải từ các nhà máy than nhiệt điện giảm chậm hơn so với kỳ vọng... nhưng nó sẽ không ảnh hưởng đến tham vọng về khí hậu của Châu Âu vì Hệ thống Thương mại Khí thải EU đã đặt ra ngưỡng giới hạn khí thải tuyệt đối trong ngành này", chuyên gia Holl nhận xét.
Lauri Myllyvirta, nhà phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch ở Helsinki, cho biết có khả năng cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ làm tăng lượng khí thải từ các nhà máy than nhiệt điện trong một hoặc hai năm tới, nhưng sau đó, quá trình loại bỏ các nhà máy điện sử dụng than sẽ diễn ra nhanh hơn dự kiến.
"Tác động từ cuộc xung đột và các lệnh trừng phạt đối với thị trường khí đốt đã làm tăng giá đáng kể... Điều này đồng nghĩa với việc sản xuất điện đang chuyển từ khí sang than, làm tăng lượng khí thải trong ngắn hạn", vị chuyên gia cho hay.
Giá khí đốt ở châu Âu đã đạt mức cao nhất trong lịch sử vào ngày 7/3 do ảnh hưởng từ xung đột tại Ukraine. Giá dầu và các mặt hàng khác cũng tăng vọt khi Mỹ cho biết họ sẵn sàng cấm nhập khẩu dầu của Nga.
Tuy nhiên, ông Myllyvirta nói thêm chiến dịch quân sự của Nga đã tạo ra một quyết tâm mới ở châu Âu nhằm cắt giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu khí đốt Nga trong tương lai. Đây cũng là một hướng đi phù hợp với mục tiêu giải trừ cacbon của châu Âu. "Đức đã công bố mục tiêu đạt 80% điện năng tái tạo vào năm 2030 và 100% vào năm 2035, điều này có nghĩa là việc sản xuất điện từ than và khí đốt bị loại bỏ hoàn toàn", chuyên gia Myllyvirta chỉ ra.
EU đặt mục tiêu giảm 55% lượng khí thải carbon dioxide vào năm 2030 và trở thành khu vực không carbon vào năm 2050. Để đạt được các mục tiêu về khí hậu, EU cần giảm sử dụng và nhập khẩu khí đốt, than đá.
"Xung đột Ukraine đã đặt ra những câu hỏi liên quan đến vấn đề nhập khẩu năng lượng từ Nga và những gì các nhà hoạch định chính sách cần làm để cắt giảm chúng", Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAE) cho biết trong một báo cáo ngày 3/3 đề xuất 10 cách giảm sự phụ thuộc của EU đối với khí đốt tự nhiên Nga.
"Các biện pháp được thực thi trong năm nay có thể cắt giảm 1/3 lương khí đốt nhập khẩu từ Nga, với các lựa chọn bổ sung tạm thời để tăng cường mức cắt giảm này xuống hơn một nửa", IAE lưu ý.
Italy lên án các hành động khiêu khích tại Ukraine và Belarus Theo phóng viên TTXVN tại Rome, ngày 21/12, Thủ tướng Italy Mario Draghi lên án mọi hành động khiêu khích tại Ukraine, cuộc khủng hoảng người di cư ở khu vực biên giới giữa Ba Lan và Belarus, đồng thời kêu gọi giải pháp đối thoại. Người di cư tập trung tại khu vực biên giới Belarus - Ba Lan ngày 14/11/2021. Ảnh:...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Trump hé lộ nội dung cuộc điện đàm sắp diễn ra với Tổng thống Nga Putin

Elon Musk rút lui, DOGE vẫn quyết liệt cải tổ chính phủ Mỹ

Tiết lộ chi phí khổng lồ cho châu Âu khi thay thế sự hỗ trợ quân sự của Mỹ

Ngoại trưởng Nga, Mỹ điện đàm về Ukraine và quan hệ song phương

Giám đốc tình báo Ukraine tiết lộ thời điểm trao đổi 2.000 tù nhân với Nga

Cơ hội 90 ngày, Trung Quốc làm gì để lật ngược thế cờ trong cuộc đấu thuế quan?

Xung đột Hamas-Israel: Nối lại đàm phán ngừng bắn tại Gaza

Reuters: Nga đặt điều kiện để tiến hành ngừng bắn với Ukraine

Mỹ: Bão kèm lốc xoáy, ít nhất 16 người thiệt mạng

Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng về cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin

Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông

Con gái Bill Gates bị chỉ trích vì khởi nghiệp kiểu "con nhà giàu"
Có thể bạn quan tâm

Bố vợ doanh nhân của Đoàn Văn Hậu bất ngờ lộ diện, có còn phong độ như lúc đưa Doãn Hải My vào lễ đường?
Sao thể thao
17:41:30 18/05/2025
Drama giảm cân: Tìm bà dì bí ẩn "phốt" Ngân 98, Ngân Collagen động thái kỳ lạ
Netizen
17:21:47 18/05/2025
Hé lộ tin nhắn nhạy cảm giữa Diddy và bạn gái, gia đình ác hơn cả "ông trùm"?
Sao âu mỹ
16:59:30 18/05/2025
Cảnh sát cứu cô gái kẹt trong thang máy ở TPHCM
Tin nổi bật
16:25:27 18/05/2025
Rò rỉ mật khẩu khiến các cuộc tấn công mạng đang gia tăng nhanh chóng
Thế giới số
16:13:04 18/05/2025
Xiaomi Civi 5 Pro lộ diện: Trang bị chip Snapdragon 8s Gen 4, màn hình OLED 120Hz, camera Leica, pin 6.000mAh
Đồ 2-tek
16:04:24 18/05/2025
G-Dragon bị "phản bội"
Nhạc quốc tế
16:01:29 18/05/2025
Nữ hoàng showbiz tiêu tiền như nước: Nhận cát -xê cả thùng tiền mặt, tiêu mãi không hết
Sao châu á
15:41:33 18/05/2025
Dữ liệu trên điện thoại phơi bày 'quân xanh, quân đỏ' ở gói thầu trăm tỷ
Pháp luật
15:24:07 18/05/2025
Travel Off Path gọi tên Đà Nẵng trong top điểm đến châu Á dành cho dân du mục số
Du lịch
15:09:38 18/05/2025