Italy đứng đầu EU về tiếp nhận đơn xin tị nạn

Theo dõi VGT trên

Theo số liệu vừa được truyền thông Italy công bố, từ tháng 6/2026 đến tháng 6/2027, nước này có thể phải xem xét tối đa 16.032 đơn xin tị nạn.

Như vậy Italy là nước tiếp nhận đơn xin tị nạn cao nhất (chiếm 26,7% tổng số đơn) trong Liên minh châu Âu (EU), theo Hiệp ước châu Âu về tị nạn và di cư vừa được thông qua hồi tháng 4.

Italy đứng đầu EU về tiếp nhận đơn xin tị nạn - Hình 1
Cảnh sát hướng dẫn người di cư bên ngoài trung tâm tiếp nhận người di cư trên đảo Lampedusa, Italy ngày 16/9/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Truyền thông Italy cho biết số đơn xin tị nạn trong giai đoạn năm 2027-2028 mà nước này phải tiếp nhận sẽ tăng lên 24.048 đơn. Sau Italy là Hungary, với số đơn dự kiến trong giai đoạn từ tháng 6/2026 đến tháng 6/2027 là 15.432 đơn và 23.148 đơn trong 1 năm sau đó. Tiếp theo là Tây Ban Nha với số đơn lần lượt là 6.602 và 9.903, Hy Lạp (4.376 và 6.564) và Ba Lan (3.128 và 4.692).

Theo Hiệp ước châu Âu về tị nạn và di cư, các nước thành viên sẽ phải đảm bảo đủ năng lực tiếp nhận và nguồn nhân lực, đủ hạn ngạch được phân bổ và kích hoạt cơ chế đoàn kết giữa các nước thành viên.

Hạn ngạch tiếp nhận tối đa đơn xin tị nạn đối với mỗi quốc gia thành viên EU được tính dựa trên số lượt người vượt biên bất hợp pháp vào lãnh thổ EU, trong đó có cả những người được giải cứu trong các chiến dịch tìm kiếm và cứu hộ, cũng như những người bị các chính phủ thông báo từ chối trong 3 năm, từ ngày 1/1/2021 đến 31/12/2023.

Video đang HOT

Hungary một lần nữa chỉ trích EU về Hiệp ước châu Âu về tị nạn và di cư. Bộ trưởng các vấn đề châu Âu của Hungary Janos Boka phản đối quy định buộc Hungary và Italy phải tiếp nhận hơn 50% tổng số đơn xin tị nạn tại EU từ tháng 6/2026, cao hơn nhiều so với các quốc gia thành viên khác. Ông cho rằng điều này là do Hungary đã ngăn chặn một lượng lớn người nhập cư bất hợp pháp trong những năm trước.

Câu hỏi tìm lời đáp

Nghị viện châu Âu vừa thông qua Hiệp ước châu Âu về tị nạn và di cư, với tiêu chí trọng tâm là "đoàn kết và trách nhiệm", sự kiện được Thủ tướng Đức Olaf Scholz đ.ánh giá là "lịch sử".

Nhưng châu Âu đã tìm được giải pháp thực sự cho vấn đề di cư và thực hiện đúng với trách nhiệm của mình hay chưa vẫn là câu hỏi để ngỏ.

Câu hỏi tìm lời đáp - Hình 1
Người di cư tới đảo Lampedusa, Italy ngày 18/9/2023. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Được Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen trình bày vào ngày 23/9/2020, hiệp ước trên là cuộc cải tổ lớn nhất các quy định về nhập cư và tị nạn của Liên minh châu Âu (EU) trong hơn một thập niên. Sau quá trình đàm phán kéo dài do vấn đề cực kỳ phức tạp, gây chia rẽ và các cuộc đàm phán mang tính chính trị hóa cao, hiệp ước đã được thông qua với đa số sít sao và chủ yếu nhờ vào số phiếu trắng của những nghị sĩ không đồng ý với văn bản nhưng muốn hiệp ước được thông qua.

Hiệp ước mới là một bộ gồm 10 công cụ (6 quy định, 3 khuyến nghị và một chỉ thị) được thiết kế nhằm đạt được sự cân bằng giữa kiểm soát biên giới và tình đoàn kết trong việc tiếp nhận người di cư trên đất châu Âu, nhưng triết lý tổng thể vẫn là các quốc gia nhập cảnh chịu trách nhiệm về phần lớn việc tiếp nhận.

Cụ thể, Brussels dự định hành động dựa trên 3 yếu tố chính. Thứ nhất là xử lý nhanh hơn ở biên giới EU. Người di cư sẽ nhanh chóng biết được - trong vòng tối đa là 7 ngày - liệu họ có thể ở lại châu Âu hay phải rời đi, thông qua thủ tục "sàng lọc" khi nhập cảnh. Thứ hai là hợp tác chặt chẽ hơn với các nước xuất xứ và quá cảnh để hạn chế người di cư đến và chống lại các mạng lưới đưa người nhập cư trái phép.

Đặc biệt, EU đặt mục tiêu thay đổi cách thức xây dựng quan hệ đối tác di cư quốc tế với các nước bên ngoài và thiết lập một khuôn khổ tự nguyện hơn cho chính sách di cư lao động của châu Âu. Thứ ba là cơ chế đoàn kết mới linh hoạt hơn. Mỗi nước sẽ phải đóng góp vào cơ chế đoàn kết nhưng theo cách ít hạn chế hơn. Trong khi việc tái định cư (chuyển giao người xin tị nạn giữa các quốc gia thành viên EU) trước đây là bắt buộc thì giờ đây sẽ là tự nguyện. Họ có thể tiếp nhận người xin tị nạn, hay cung cấp t.iền hoặc các nguồn lực khác cho các quốc gia "tiền tuyến" như Italy và Hy Lạp.

Trong hơn một thập niên trở lại đây, vấn đề di cư đã trở thành ưu tiên hàng đầu của tất cả các chính sách an ninh châu Âu, nhưng chưa được giải quyết do các quốc gia có tầm nhìn khác nhau. Cùng với đó, EU bị đ.ánh giá là thiếu tầm nhìn xa và hành động vì mục tiêu bền vững, khi chỉ tập trung vào việc ngăn chặn người di cư, trong khi giải pháp căn cơ là tái định cư người di cư hầu như bị bỏ ngỏ. Chính sách di cư của châu Âu đang bị thách thức, khi dòng người di cư bất thường ồ ạt, với 46.000 người từ đầu năm 2024 đến nay và số đơn xin tị nạn kỷ lục, lên tới 1,14 triệu đơn đăng ký trong năm 2023, gây bất ổn nghiêm trọng cho sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên.

Vì vậy, câu hỏi đặt ra là liệu kế hoạch tập thể mới có thể thay thế cho các phản ứng đơn độc của các quốc gia thành viên kéo dài hàng thập niên hay không. Đối với phe cực tả, những cải cách - bao gồm xây dựng các trung tâm biên giới để giam giữ những người xin tị nạn và đưa một số người ra các quốc gia "an toàn" bên ngoài, hay thỏa thuận của EU với các nước thứ ba nhằm kiểm soát dòng người di cư - là quá cứng rắn, không phù hợp với các giá trị châu Âu về lòng nhân ái và phẩm giá con người. Còn các nghị sĩ cực hữu phàn nàn rằng cuộc cải tổ đã không đi đủ xa để ngăn chặn những người nhập cư bất hợp pháp, những người mà họ cáo buộc đã gieo rắc sự bất an và đe dọa "nhấn chìm" bản sắc châu Âu.

Trong khi đó, các chuyên gia chỉ ra rằng hệ thống mới, mặc dù dựa trên trách nhiệm chung nhưng sẽ phức tạp hơn nhiều và không phải tất cả các quốc gia thành viên đều có xu hướng nỗ lực. Ví dụ, hiệp ước mới có các thỏa thuận mới về hạn ngạch chia sẻ gánh nặng, trong đó yêu cầu các chính phủ phải bồi thường tài chính cho các quốc gia tuyến đầu nếu họ từ chối nhận hạn ngạch. Nhưng Hungary và Ba Lan đã nhanh chóng tuyên bố sẽ không chấp nhận các quy tắc đoàn kết mới, trong khi các đảng cực hữu, cực tả và đảng xanh cũng như các tổ chức phi chính phủ đã cam kết - vì những lý do khác nhau - sẽ tiếp tục đấu tranh.

Đ.iểm gây tranh cãi khác bao gồm các điều khoản cho phép người xin tị nạn được gửi đến các nước thứ ba "an toàn" để xử lý yêu cầu của họ, giống như thỏa thuận giữa Italy và Albania mới đây. Một điểm nữa là hiệp ước mới của EU chưa nêu được chi tiết về việc sẽ trục xuất người không đủ điều kiện xin tị nạn ra sao. EU thiếu các thỏa thuận trao trả người tị nạn với nhiều quốc gia và từng rất vất vả để thuyết phục một số quốc gia ở Trung Đông, châu Phi tiếp nhận người di cư bị trục xuất.

Thêm vào đó, kế hoạch chống nhập cư trái phép của khối vẫn chưa hoàn thành. Sau khi giải quyết được phần ngọn, các nhà lãnh đạo EU muốn tăng cường nỗ lực hoàn tất các thỏa thuận với các quốc gia láng giềng ở Bắc Phi và Trung Đông để cùng giải quyết các nguyên nhân cốt lõi của việc di cư.

Tuy nhiên, mọi việc còn tùy thuộc vào kết quả cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 6 tới. Cho đến nay, EU đã ký kết các thỏa thuận với Tunisia, Mauritania và Ai Cập, liên quan đến những khoản t.iền lớn để giúp các nước kiểm soát dòng di cư.

Thực tế thì việc EU đạt được thỏa thuận về một vấn đề đặc biệt nhạy cảm như di cư đã được xem là một thành công, nhất là trong bối cảnh Tổ chức Di trú quốc tế (IOM) mới đây cảnh báo hành trình vượt biển từ Libya hoặc Tunisia qua Địa Trung Hải để đến châu Âu là tuyến đường di cư nguy hiểm nhất trên thế giới. Theo IOM, năm 2023 là năm nguy hiểm nhất đối với người di cư trong thập niên vừa qua khi có tới 8.541 người t.hiệt m.ạng, một phần do số người c.hết đ.uối ở Địa Trung Hải tăng mạnh.

Về lý thuyết, với hiệp ước mới, EU giờ đây sẽ phân bổ gánh nặng người nhập cư cho 27 quốc gia thành viên, buộc các quốc gia thành viên khác phải có nghĩa vụ giúp đỡ những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất từ làn sóng di cư. Hiệp ước đưa ra những quy tắc thuận lợi cho nhập cư hợp pháp, dùng nhập cư hợp pháp để chống lại nạn đưa người. Tuy nhiên, các quy định mới sẽ bắt đầu được áp dụng từ năm 2026, sau khi EC đặt ra cách thức thực hiện hiệp ước trong những tháng tới.

27 nước thành viên EU sẽ có 2 năm để đưa ra những thay đổi tương ứng trong luật pháp quốc gia của mình. Người ta vẫn cần chờ xem, liệu EU có thể cùng nhau vượt qua thách thức chung, chủ động quyết định ai sẽ đến EU và trong hoàn cảnh nào, đồng thời bảo đảm việc quản lý biên giới và các quyền cơ bản của người di cư hay không.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Canada hạn chế sinh viên và người lao động nước ngoài
08:47:00 19/09/2024
Mỹ dần thay đổi lập trường về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine
06:04:01 20/09/2024
Hàng trăm nhà dân ở huyện miền núi Quảng Bình ngập sâu do mưa lớn
12:25:15 20/09/2024
Đơn vị chiến tranh mạng tối mật của Israel
14:28:41 19/09/2024
Máy bay quay đầu vì gặp sự cố áp suất khiến hành khách đau tai
08:36:08 19/09/2024
Tranh cãi về động thái tăng t.uổi nghỉ hưu của Trung Quốc
13:36:52 20/09/2024
Fed mạnh tay trong lần giảm lãi suất lần đầu tiên sau hơn 4 năm
06:00:03 19/09/2024
Tân Thủ tướng Pháp đệ trình danh sách nội các mới
17:33:54 20/09/2024

Tin đang nóng

Fan Kpop "nổi điên" với sân khấu đạo nhái của Anh Trai Say Hi
22:29:48 20/09/2024
Mẹ ruột Kasim Hoàng Vũ bật khóc: "Tôi mong trời đất soi xét lại"
23:13:31 20/09/2024
Quế Vân mất hết công việc sau vụ ồn ào từ thiện tại Hà Nội
21:20:53 20/09/2024
Bị cáo Trương Huệ Vân ân hận vì giúp sức cho cô ruột chiếm đoạt t.iền của dân
22:17:04 20/09/2024
Một nữ NSND 55 t.uổi khiến đàn em bất ngờ vì "vô cùng liều"
21:12:31 20/09/2024
Xôn xao hình ảnh khác lạ của "người hùng" U23 Việt Nam Vũ Văn Thanh: Góc nghiêng hốc hác không thể nhận ra
20:30:07 20/09/2024
Cô gái 19 t.uổi đeo mặt nạ 1 tỷ đồng trong bộ phim đang gây "sốt" phòng vé Việt là ai?
21:56:46 20/09/2024
Thanh Bùi: "Việt Nam có rất nhiều nghệ sĩ làm từ thiện, tôi chọn làm giáo dục"
21:09:30 20/09/2024

Tin mới nhất

NASA và SpaceX lên lịch đưa phi hành đoàn thứ 9 lên ISS

06:14:29 21/09/2024
Theo NASA, Crew-9 sẽ tiến hành công trình nghiên cứu khoa học mới để chuẩn bị cho hoạt động thám hiểm của con người ngoài quỹ đạo Trái Đất tầm thấp và mang lại lợi ích cho nhân loại.

Đ.âm dao tại Hà Lan khiến một người t.ử v.ong

06:12:24 21/09/2024
Cảnh sát Hà Lan cho biết, một vụ đ.âm dao xảy ra vào tối 19/9 (theo giờ địa phương) tại thành phố Rotterdam đã khiến một người t.ử v.ong và hai người bị thương.

Trung Quốc: Hàng trăm nghìn người sơ tán do lo ngại ảnh hưởng của bão Pulasan

06:09:38 21/09/2024
Trước đó cùng ngày, bão đã vào tỉnh Chiết Giang trong lần đổ bộ đầu tiên lên lục địa Trung Quốc. Dù vẫn gây mưa lớn nhưng bão Pulasan được dự báo sẽ suy yếu dần khi di chuyển vào đất liền.

Tiến sĩ Phan Bích Thiện lọt vào danh sách 21 nhân vật truyền cảm hứng ở Hungary

06:00:25 21/09/2024
Những điều này sẽ góp phần không nhỏ cho quá trình hoàn thiện thủ tục để người Việt Nam tại Hungary được công nhận là dân tộc thiểu số mà cơ quan đại diện và Hiệp hội người Việt Nam tại Hungary đang nỗ lực thực hiện.

UNICEF sẽ bổ sung dinh dưỡng cho t.rẻ e.m tại Dải Gaza

05:47:21 21/09/2024
Theo ông Chaiban, cần đẩy mạnh và áp dụng phương thức tương tự việc triển khai tiêm vaccine phòng bại liệt để cung cấp các loại vaccine cơ bản khác cũng như hỗ trợ bổ sung dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh cần thiết cho t.rẻ e.m tại Gaza.

Myanmar: Số người t.hiệt m.ạng do bão Yagi tăng lên 293 người

05:42:03 21/09/2024
Theo báo cáo của chính quyền quân sự Myanmar, gần 270.000 ha lúa và các hoa màu khác bị ngập úng và hơn 100.000 động vật nuôi bị c.hết. Liên hợp quốc cảnh báo 630.000 người có thể cần cứu trợ tại Myanmar sau bão Yagi.

EU, Trung Quốc thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp thuế quan

21:12:25 20/09/2024
Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu Olof Gill cũng cho biết hai bên nhất trí xem xét lại các cam kết về giá, trong đó có cam kết giá tối thiểu của nhà xuất khẩu.

Cảnh sát Ireland bắt giữ 19 người biểu tình chống nhập cư

21:11:04 20/09/2024
Lý do chính khiến những người biểu tình xuống đường tuần hành là sự gia tăng số lượng người xin tị nạn tại Ireland trong thời gian gần đây. Họ cho rằng điều này gây áp lực lên các dịch vụ công cộng và ảnh hưởng tới quyền lợi của người.....

Quốc gia châu Phi đầu tiên triển khai tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ

21:09:14 20/09/2024
Trong khi đó, Tổng Giám đốc CDC châu Phi Jean Kaseya nêu rõ hoạt động tiêm chủng diện rộng dự kiến được tiến hành tại CHDC Congo trong tuần đầu tiên của tháng 10.

Hàng loạt hãng hàng không quốc tế điều chỉnh lịch trình bay đến Trung Đông

20:41:47 20/09/2024
Hãng hàng không quốc gia Ba Lan LOT đã tạm dừng khai thác các chuyến bay đến Liban cho đến khi có thông báo mới. Tuy nhiên, các chuyến bay đến Tel Aviv hiện vẫn đang được khai thác thường xuyên.

Duma Quốc gia Nga cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

19:42:35 20/09/2024
Các nghị quyết của Nghị viện châu Âu không có hiệu lực pháp lý và chỉ mang tính tham vấn, nhưng được sử dụng trong EU để thúc đẩy và phổ biến các lập trường chính sách cụ thể.

Thổ Nhĩ Kỳ rà soát bảo mật thiết bị liên lạc sau các vụ nổ máy nhắn tin tại Lebanon

19:38:24 20/09/2024
Trước đó, nhiều thiết bị liên lạc cầm tay và máy nhắn tin do nhóm vũ trang Hezbollah sử dụng đã phát nổ tại Lebanon, làm dấy lên lo ngại về tình hình căng thẳng trong khu vực.

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện bãi biển đẹp hoang sơ, bình dị gần Quy Nhơn, du khách nhận xét "siêu riêng tư, ít người biết"

Du lịch

06:15:29 21/09/2024
Nhắc đến những điểm đến du lịch nổi tiếng ở khu vực miền Trung nước ta, chắc chắn không thể bỏ qua cái tên Bình Định. Xứ Nẫu sở hữu nhiều bãi biển với làn nước trong xanh

Vợ bị t.ai n.ạn qua đời, chồng đem toàn bộ t.iền bảo hiểm cho bồ, người đứng ra đòi t.iền lại là người không ngờ tới

Góc tâm tình

06:15:16 21/09/2024
Nghe đến đây, m.áu nóng trong tôi lại ào ào cuộn lên, tôi tức đến nỗi run tay nhưng miệng bị cứng lại không nói được gì nữa.

Món ăn ngon bất ngờ từ loại "rau" lượng vitamin C cao gấp 5 lần táo, tốt cho dạ dày, dưỡng ẩm và giúp bổ sung khí huyết

Ẩm thực

06:04:18 21/09/2024
Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ một công thức mới làm món ngon từ củ sen thơm ngon và bổ dưỡng. Món ăn này t.rẻ e.m sẽ đặc biệt thích thú.

5 nữ chính không ai ưa nổi trong phim Hoa ngữ: Số 1 là "t.iểu t.am" b.ị g.hét suốt 10 năm qua

Hậu trường phim

06:01:56 21/09/2024
Không phải nữ chính nào cũng được lòng khán giả, thậm chí còn trở thành nhân vật không ai ưa nổi trong phim Hoa ngữ.

'Không nói điều dữ': Một kỳ nghỉ khó đoán diễn ra kéo dài đến tận khi kết thúc

Phim âu mỹ

06:01:25 21/09/2024
Speak no evil (tựa Việt: Không nói điều dữ) đang là dự án kinh dị - giật gân được mong chờ nhất màn ảnh thế giới tháng 9 này.

Sự kết hợp giữa tlinh và Lisa đang khiến giới trẻ "phát cuồng"

Nhạc việt

06:00:50 21/09/2024
Vừa qua, tlinh và Low G chính thức cho ra mắt E.P FLVR cùng MV chủ đề Hop On Da Show. Sự kết hợp giữa hai rapper đỉnh lưu Gen Z khiến dân tình đứng ngồi không yên.

Cặp đôi phim Hàn đẹp mê hồn còn có "chemistry" cực đỉnh: Ánh mắt biết nói tạo nên siêu phẩm lãng mạn hay nhất 2024?

Phim châu á

06:00:18 21/09/2024
Với một kịch bản hứa hẹn mang lại nhiều cảm xúc cộng thêm diễn xuất tuyệt vời của dàn cast, Những điều đến sau tình yêu có khả năng sẽ là một trong những bộ phim lãng mạn Hàn hay nhất năm 2024.

Ronaldo bất ngờ được ủng hộ chỉ trích HLV Ten Hag

Sao thể thao

00:57:20 21/09/2024
Cựu hậu vệ Manchester United, Paul Parker, đã ủng hộ những bình luận của Cristiano Ronaldo khi anh chỉ trích tinh thần của HLV Ten Hag không dám cổ vũ các học trò vô địch Premier League lẫn Champions League.