Italia cảnh báo có thể phủ quyết các biện pháp trừng phạt mới của EU đối với Nga
Trong bối cảnh căng thẳng về kế hoạch ngân sách với Brussels chưa được giải quyết, chính phủ Itlalia có thể phủ quyết các lệnh trừng phạt của EU đối với Nga.
Thủ tướng Italia Giuseppe Conte vừa đề cập đến khả năng nước này có thể phủ quyết bất kỳ lệnh trừng phạt mới nào của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga.
Phát biểu tại cuộc gặp với các doanh nghiệp Italia tại Moscow trong chuyến thăm Nga hôm 24/10, Thủ tướng Conte tuyên bố: “Italia có thể sẽ phủ quyết các lệnh trừng phạt kinh tế của EU đối với Nga khi các lệnh trừng phạt này được đưa ra thảo luận để gia hạn vào tháng 12 tới”.
Thủ tướng Italia Giuseppe Conte và Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa có cuộc gặp tại thủ đô Moscow.
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Điện Kremlin sau khi hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Conte đã mô tả Nga là một “đối tác chiến lược” của Italia, đồng thời ca ngợi mối quan hệ song phương tốt đẹp giữa hai nước.
Thủ tướng Conte cũng đã mời Tổng thống Nga Vladimir Putin sang thăm Italia. Nếu chuyến thăm của ông Putin được thực hiện, đây sẽ chuyến thăm chính thức cấp nhà nước đầu tiên của nhà lãnh đạo Nga đến một nước thành viên EU kể từ khi nổ ra cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine.
Video đang HOT
Nga đã phải hứng chịu các lệnh trừng phạt của EU kể từ cuộc khủng hoảng ở Ukraine vào năm 2014. Theo các lệnh trừng phạt hiện nay, các doanh nghiệp châu Âu bị cấm kinh doanh trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính và năng lượng của Nga.
Tuy nhiên, chính phủ mới ở Italia được cho là khá thân Nga do những quan hệ nồng ấm mà hai Phó Thủ tướng Italy là Matteo Salvini và Luigi Di Maio đã gây dựng với Kremlin trước khi chính phủ liên minh Italia được thành lập hồi tháng 6 vừa qua.
Cả hai quan chức này cùng với Thủ tướng Conte đã nhiều lần kêu gọi nới lỏng các lệnh trừng phạt lên Moscow với lý do rằng các lệnh trừng phạt đã tác động lớn đến thương mại giữa Italia và Nga – một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Italia về các mặt hàng thực phẩm và xa xỉ phẩm.
Kim ngạch thương mại song phương giữa Italia và Nga đạt 21,1 tỷ euro trong năm 2017, chỉ bằng một nửa con số 47,5 tỷ euro ghi nhận vào năm 2013, một năm trước khi lệnh trừng phạt của EU có hiệu lực.
Ngoài ra, hơn 500 công ty Italia gần đây đã đầu tư 4,3 tỷ euro vào các dự án năng lượng, giao thông vận tải, công nghệ cao và công nghiệp thực phẩm ở Nga bất chấp lệnh trừng phạt của EU.
“Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp Italia có kế hoạch hợp tác với các đối tác Nga. Đó là nhiệm vụ của chúng tôi để tăng cường hợp tác kinh tế với Nga”, Thủ tướng Conte nhấn mạnh.
Nhà lãnh đạo Italia cũng cam kết sẽ thúc đẩy để EU dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Mocow mà không cần Nga phải tuân thủ bất kỳ điều kiện tiên quyết nào. “Italia muốn thuyết phục các nước châu Âu khác rằng biện pháp duy nhất để giải quyết căng thẳng là thông qua đối thoại. Chúng ta phải vượt qua giai đoạn này bởi tình trạng này đã kéo dài quá lâu…” – ông Conte nói trong một cuộc họp báo chung với Tổng thống Putin.
Theo anninhthudo
Tổng thống Putin: Nga sẽ đáp trả thích đáng, nhanh chóng và hiệu quả nếu Mỹ rút khỏi INF
Tổng thống Putin hôm 24/10 cho biết Nga buộc phải nhắm vào bất cứ quốc gia châu Âu nào đồng ý để Mỹ triển khai tên lửa trên lãnh thổ của mình sau khi Washington rút khỏi hiệp ước kiểm soát vũ khí ký với Liên Xô từ thời Chiến tranh Lạnh.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Italia Giuseppe Conte, nhà lãnh đạo Nga nói ông muốn thảo luận về kế hoạch nguy hiểm của Mỹ khi rời khỏi Hiệp ước về loại bỏ tên lửa hạt nhân tầm ngắn và tầm trung (INF).
Tổng thống Vladimir Putin khẳng định Nga sẽ đáp trả thích đáng, nhanh chóng và hiệu quả nếu Mỹ đưa ra quyết định này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Reuters)
"Nếu Mỹ rút khỏi INF, câu hỏi chính được đặt ra là họ sẽ làm gì với những tên lửa tầm trung này một lần nữa. Nếu họ đưa chúng tới châu Âu, phản ứng của chúng tôi sẽ là đáp trả điều này. Với các quốc gia châu Âu đồng ý "chứa chấp" tên lửa Mỹ, họ đang đặt lãnh thổ của mình vào nguy cơ hứng chịu một phản công có thể xảy ra", ông nhấn mạnh.
Tổng thống Putin nói rằng ông không hiểu vì sao cần phải đưa Châu Âu đến chỗ nguy hiểm như vậy và bản thân Nga cũng muốn tránh kịch bản tồi tệ này.
Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh ông lo sợ thế giới sẽ bị cuốn vào một cuộc chạy đua vũ trang và lo ngại cho số phận của Hiệp ước hạn chế và cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới giữa Mỹ-Nga dự kiến sẽ được gia hạn hiệu lực vào năm 2021.
"Nếu tất cả điều này bị huỷ bỏ, sẽ không còn gì khi nói tới việc hạn chế của việc gia tăng vũ khí. Và tình hình sau đó sẽ cực kỳ nguy hiểm. Tất cả những gì còn lại sẽ là một cuộc chạy đua vũ trang", ông Putin cho hay.
(Nguồn: Reuters)
SONG HY
Theo VTC
Thủ tướng Italy: Nga phải được mời quay lại G8 Thủ tướng Italy Giuseppe Conte cho rằng Nga phải được mời quay trở lại khối G7 (để tạo thành G8) vì một số vấn đề quốc tế hiện không thể giải quyết được khi Tổng thống Vladimir Putin không có mặt trên bàn họp. Thủ tướng Italy Giuseppe Conte (Ảnh: Reuters) "Chúng ta phải chuyển thành G8 với sự hiện diện của ông...