Ít tử vong khi nhiễm COVID-19 nhờ một loại vi khuẩn đường ruột?
Nghiên cứu mới của nhóm nhà khoa học tại Đại học Nagoya ( Nhật Bản) chỉ ra loại vi khuẩn collinsella bên trong đường ruột có thể đã giúp giảm số ca tử vong do COVID-19 ở Nhật Bản và một số nước khác.
Người đi đường đeo khẩu trang trên đường phố ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản ngày 15-1 – Ảnh: REUTERS
Theo báo Japan Times ngày 14-1, để làm sáng tỏ “yếu tố bí ẩn” giúp một số nước có tỉ lệ tử vong vì COVID-19 thấp, các nhà khoa học thuộc Đại học Nagoya đã phân tích dữ liệu về 30 loại vi khuẩn đường ruột ở 953 người khỏe mạnh tại 10 quốc gia thông qua một cơ sở dữ liệu công khai.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu đã phân tích mối quan hệ giữa thành phần vi khuẩn đường ruột và tỉ lệ tử vong vì COVID-19.
Áp dụng mô hình học máy tiên tiến vào tháng 2-2021 – thời điểm vắc xin COVID-19 chưa phổ biến, các nhà khoa học phát hiện vi khuẩn collinsella có thể liên quan đến tỉ lệ tử vong do COVID-19.
Các nhà khoa học đã phân chia dữ liệu thành 5 loại hệ sinh thái vi khuẩn đường ruột. Họ so sánh chúng với tỉ lệ tử vong của 10 quốc gia và nhận thấy rằng người có lượng vi khuẩn đường ruột collinsella càng cao thì tỉ lệ tử vong vì COVID-19 càng thấp.
Nghiên cứu cho biết tại những nước có tỉ lệ tử vong vì COVID-19 thấp như Hàn Quốc, Nhật Bản và Phần Lan, tỉ lệ collinsella trong số các loại vi khuẩn đường ruột thường ở mức cao, chiếm từ 34-61%.
Trong khi đó, tại các nước có tỉ lệ tử vong vì COVID-19 cao như Bỉ, Anh, Ý và Mỹ, tỉ lệ collinsella trong các loại vi khuẩn đường ruột chỉ khoảng 4-18%.
“Tôi không nói rằng chỉ cần một loại vi khuẩn đường ruột nào đó có thể điều trị COVID-19. Mục đích của nghiên cứu này nhằm tìm ra bước đột phá trong điều trị bệnh và tìm ra một thứ gì đó liên quan yếu tố bí ẩn dẫn đến tỉ lệ tử vong thấp” – ông Masaaki Hirayama, phó giáo sư tại Đại học Nagoya và là trưởng nhóm nghiên cứu, lưu ý.
Phó giáo sư Hirayama giải thích vi khuẩn collinsella biến axit mật trong hệ tiêu hóa thành axit ursodeoxycholic, có khả năng ngăn virus SARS-CoV-2 bám vào thụ thể trên tế bào và ngăn “bão cytokine” (loại phản ứng quá mức của hệ miễn dịch có thể gây chết người).
“Trên thực tế, hầu hết người Nhật và người dân các nước châu Á khác có lượng vi khuẩn collinsella và lợi khuẩn bifidobacteria cao” – ông Hirayama nói.
Nhật Bản: Lần đầu phẫu thuật điều trị thành công cho thai nhi trong bụng mẹ
Một bệnh viên tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản, mới đây đã phẫu thuật chữa bệnh tim thành công cho một thai nhi trong bụng mẹ và đây cũng là ca phẫu thuật thai nhi đầu tiên được thực hiện tại nước này.
Các bác sĩ tiến hành cuộc phẫu thuật điều trị cho thai nhi bị hẹp van động mạch chủ tại Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe và Phát triển Trẻ em ở Tokyo vào tháng 7. Ảnh: japantimes
Theo thông tin mới được Trung tâm sức khỏe và phát triển trẻ em quốc gia Nhật Bản xác nhận, thai nhi đã trải qua cuộc phẫu thuật hồi tháng 7 vừa qua khi được 25 tuần tuổi trong bụng mẹ. Em bé đã được sinh ra khỏe mạnh và phát triển tốt. Bé bị mắc bệnh hẹp van động mạch chủ vốn bị xếp vào diện bệnh lý tim nghiêm trọng. Bệnh xuất hiện khi các van giữa tâm thất trái (có nhiệm vụ bơm máu đi toàn cơ thể) và động mạch chủ bị hẹp, làm giảm hoặc gây tắc nghẽn lưu thông máu. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.
Theo bệnh viện, việc phẫu thuật tim có thể được tiến hành sau khi em bé chào đời nhưng khi đó khả năng phục hồi hoàn toàn sẽ thấp hơn vì tim của bé phải chịu áp lực lâu hơn khi ở trong bụng mẹ. Bệnh viện này bao gồm một trung tâm nghiên cứu và ca phẫu thuật trên cũng là một nghiên cứu lâm sàng nhằm xác định độ an toàn của phương thức điều trị mới này. Các bác sĩ đã tiến hành siêu âm để đánh giá kỹ lưỡng mọi điều kiện bên trong bụng người mẹ và gắn một ống thông bên trong tim của thai nhi. Sau đó, các bác sĩ sử dụng một quả bóng gắn với ống thông đó để nới rộng van động mạch chủ.
Phó Giám đốc Bệnh viện Haruhiko Sago cho biết dù không nhiều bệnh có thể điều trị được từ giai đoạn trong bụng mẹ nhưng rất may mắn việc điều trị các bệnh tim bẩm sinh lại có thể được thực hiện ngay từ giai đoạn này. Theo bệnh viện, bệnh tim bẩm sinh cũng hiếm khi được ghi nhận, khoảng 10.000 bé sơ sinh thì chỉ có khoảng 3-4 bé mắc bệnh này. Bệnh viện dự định sẽ tăng số lượng các ca phẫu thuật để điều trị bệnh tim cho trẻ từ trong bụng mẹ.
Trước đó, các ca phẫu thuật chữa bệnh cho thai nhi trong bụng mẹ cũng từng được thực hiện thành công tại châu Âu và Mỹ.
Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp nhận hơn 1,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19 của Nhật Bản viện trợ Việt Nam Tối 25/11, chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam về đến Hà Nội, kết thúc chuyến thăm chính thức Nhật Bản. Tại Sân bay Quốc tế Nội Bài diễn ra lễ trao tặng hơn 1,5 triệu liều vaccine do Chính phủ Nhật Bản viện trợ. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh...