Ít người đăng ký xét GS, PGS hơn: Khó hơn!
Số ứng viên giảm mạnh cho thấy việc xét công nhận GS, PGS đang đi đúng hướng, đúng với yêu cầu GS, PGS phải tiếp cận với trình độ quốc tế.
Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố 555 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) năm 2019.
Trong đó, 105 người được đề nghị công nhận đạt chuẩn chức danh GS và 450 người là PGS.
Theo công bố, có nhiều ngành không có ứng viên được công nhận đạt chuẩn GS như ngành Giao thông Vận tải (chỉ có 19 PGS); ngành Giáo dục học (có 12 PGS).
Ba ngành có số lượng ứng viên được đề nghị công nhận đạt chuẩn GS, PGS ít nhất là ngành, liên ngành Luyện kim (4 cá nhân), Ngôn ngữ học (4), Tâm lý học (3).
4 ngành, liên ngành có số ứng viên được đề nghị công nhận đạt chuẩn nhiều nhất là: liên ngành Hóa học-Công nghệ thực phẩm (57 cá nhân), Vật lý (46), Y học (48) và Kinh tế (42).
Những con số trên cho thấy năm nay số ứng viên được đề nghị công nhận đạt chuẩn GS, PGS giảm mạnh so với năm 2017 – năm cuối cùng thực hiện xét GS, PGS theo Quyết định 174 được coi là “chuyến tàu vét” khi số ứng viên ứng cử chức danh GS, PGS là 1.537 người và có 1.226 người đạt chuẩn GS, PGS.
Số lượng ứng viên xét công nhận GS, PGS năm nay giảm mạnh
Video đang HOT
Trao đổi với Đất Việt, GS.TSKH Trần Văn Sung, Chủ tịch Hội đồng liên ngành Hóa học-Công nghệ thực phẩm, Hội đồng mới nhận được danh sách tổng kết từ các hội đồng cơ sở gửi lên mà chưa biết sau khi hội đồng cơ sở xét xong sẽ còn lại bao nhiêu ứng viên.
Năm 2019 là năm đầu tiên thực hiện xét công nhận chức danh GS, PGS theo Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh GS, PGS; thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh GS, PGS của Thủ tướng Chính phủ.
Dù năm 2018, Hội đồng Giáo sư Nhà nước không thực hiện xét GS và PGS do phải hoàn thiện cơ chế song sang năm 2019, số lượng ứng viên giảm mạnh. Theo GS Sung, riêng Hội đồng liên ngành Hóa học-Công nghệ thực phẩm chỉ còn khoảng 60-65% số lượng ứng viên so với năm 2017.
Cũng theo GS.TSKH Trần Văn Sung, năm nay việc xét công nhận GS, PGS có những tiêu chuẩn cao hơn và cũng có những tiêu chuẩn dễ hơn.
Riêng tiêu chuẩn cao hơn, ông dẫn chứng: giảng viên các trường đại học được yêu cầu điểm số cao bằng giảng viên thỉnh giảng ở các viện nghiên cứu.
Năm 2017, giảng viên ở các trường đại học chỉ yêu cầu 6 điểm; còn nghiên cứu viên ở các viện nghiên cứu là 10 điểm, nhưng năm nay điểm số hai bên bằng nhau nên số lượng ứng viên là giảng viên các trường đại học đăng ký xét công nhận GS, PGS giảm nhiều.
Điểm thứ hai liên quan đến bài báo quốc tế. Tiêu chí mới yêu cầu ứng viên phải là tác giả chính của ít nhất 3 bài báo quốc tế (đối với GS) hoặc 2 bài báo quốc tế (đối với PGS).
Ở điểm này, GS.TSKH Trần Văn Sung cho rằng, yêu cầu về bài báo quốc tế đối với các ứng viên GS, PGS trong các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ không phải là cao. Bởi lẽ, muốn đạt trình độ GS, PGS thì ứng viên phải đọc được tài liệu nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Nếu không nắm được tiếng Anh, không đọc được, không viết được bài báo tiếng Anh thì chưa đạt.
Riêng đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn, yêu cầu bài báo quốc tế thấp hơn.
Bên cạnh đó, yêu cầu về tổng số các điểm quy đổi từ các bài báo khoa học ra chiếm 60% cũng là một cái hạn chế vì chủ nhiệm các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp giờ không được chấp nhận nữa.
Chủ tịch Hội đồng liên ngành Hóa học-Công nghệ thực phẩm đánh giá, các tiêu chuẩn xét công nhận GS, PGS trong Quyết định 37 đã tiến bộ lên rất nhiều, đi vào trình độ thực chất của GS, PGS hơn.
“Nó cho thấy việc xét công nhận GS, PGS của chúng ta đang đi đúng hướng và đúng với yêu cầu GS, PGS phải tiếp cận với trình độ quốc tế”, GS.TSKH Trần Văn Sung nói.
Ông dẫn ví dụ, trước đây có những thầy là thủ trưởng các đơn vị chủ nhiệm các đề tài các cấp rất nhiều, cứ đăng ký được đề tài lập tức thầy đó đứng ra làm chủ nhiệm, có người làm chủ nhiệm từ mười mấy đến hàng chục đề tài nên điểm rất cao, trong khi đó các bài báo khoa học quốc tế lại không nhiều.
Giờ đây, quy chế mới đã cân đối lại, đề tài các cấp là trách nhiệm, không tính điểm. Tương tự, việc hướng dẫn nghiên cứu sinh cũng thế, đã là GS thì phải hướng dẫn nghiên cứu sinh, không được tính điểm.
“Như vậy, trình độ các GS, PGS ngày càng thực chất hơn”, GS.TSKH Trần Văn Sung nhấn mạnh.
Thành Luân
Theo baodatviet
Giáo sư, phó giáo sư 'chưa chuẩn' năm 2017 sẽ bị loại khỏi hội đồng năm nay
Giáo sư, phó giáo sư 'chưa chuẩn' do đã tham gia vào việc xác nhận thâm niên giảng dạy chưa chuẩn xác trong năm 2017 sẽ bị loại khỏi hội đồng giáo sư cơ sở năm 2019.
Ảnh minh họa - NGỌC THẮNG
Hội đồng giáo sư nhà nước vừa có công văn gửi các cơ sở giáo dục ĐH và viện nghiên cứu khoa học có đào tạo trình độ tiến sĩ về việc đảm bảo chất lượng xét đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) năm nay.
Theo văn bản này, để công tác xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh GS, PGS đảm bảo chất lượng và đúng quy định, Thường trực Hội đồng GS nhà nước đề nghị thủ trưởng các đơn vị đề cao trách nhiệm trong việc thẩm định tính pháp lý, sự chuẩn xác của hồ sơ ứng viên theo quy định. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc thẩm tra thâm niên đào tạo, bằng cấp và đánh giá về tiêu chuẩn, đạo đức nhà giáo.
Các đơn vị cần phối hợp chặt chẽ với Hội đồng GS cơ sở trong việc tổ chức đánh giá năng lực ngoại ngữ phục vụ công tác chuyên môn và tiếng Anh giao tiếp của ứng viên.
Văn bản này nhấn mạnh đến tiêu chuẩn của các GS, PGS tham gia Hội đồng GS cơ sở. Theo đó, trong đợt xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017, một số ứng viên đã được một số cơ sở giáo dục ĐH xác nhận thâm niên giảng dạy chưa chuẩn xác, làm ảnh hưởng đến uy tín đơn vị.
Để khắc phục tình trạng này, đề nghị thủ trưởng các đơn vị không bố trí GS, PGS đã trực tiếp xác nhận thâm niên giảng dạy chưa chuẩn xác tham gia Hội đồng GS cơ sở năm 2019.
"Trong trường hợp các GS, PGS nêu trên đã có tên trong danh sách thành viên Hội đồng GS cơ sở năm 2019, đề nghị thủ trưởng loại các GS, PGS này ra khỏi danh sách", văn bản nêu rõ.
Trong năm nay, việc tập huấn xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS sẽ do Văn phòng Hội đồng GS nhà nước tổ chức tại 3 khu vực: Bắc, Trung và Nam.
Trước văn bản này, PGS-TS Đồng Văn Hướng, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, cho biết "cảnh báo" này của Hội đồng GS nhà nước là cần thiết để đảm bảo chất lượng của việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm các GS, PGS trong năm nay. Điều này đặc biệt cần thiết sau những tiêu cực đã xảy ra trong năm 2017.
Theo thanhnien
Sẽ siết chặt hơn việc xét công nhận giáo sư Bộ GD-ĐT vừa công bố Dự thảo thông tư Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo sư Nhà nước, các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng Giáo sư cơ sở. Thông tư mới được xây dựng sẽ thay thế Thông tư 25/2013/TT-BGDĐT ngày 15/7/2013 của Bộ trưởng GD-ĐT ban hành Quy chế tổ chức và...