Ít “mặn” với cải tiến tuyển sinh
Khi việc mở rộng khối thi được quyết định, Bộ GD-ĐT sẽ yêu cầu các trường thông báo công khai ngành đào tạo, khối thi, chỉ tiêu
Tấn Thạnh
Năm 2012 đánh dấu sự thay đổi lớn trong công tác tuyển sinh ĐH, CĐ. Không chỉ bổ sung một số khối thi để đáp ứng tốt hơn năng lực kiểm tra đầu vào của các ngành đào tạo, các trường ĐH trọng điểm cũng có thể đề xuất phương án tuyển sinh riêng.
Thêm khối thi để hút thí sinh giỏi?
Kết thúc kỳ tuyển sinh ĐH 2011, nhiều trường cho rằng việc chỉ có 4 khối thi A, B, C, D không còn phù hợp, nhất là với những ngành mới mở, ngành khó tuyển và đặc biệt là các ngành năng khiếu. Khối ngành kinh tế vẫn tuyển sinh khối A với 3 môn toán, lý, hóa trong khi thực tế, chuyên gia tuyển sinh nhiều trường đào tạo kinh tế cho rằng môn hóa nên được thay bằng môn ngoại ngữ sẽ đáp ứng tốt hơn yêu cầu kiểm tra năng lực đầu vào của ngành đào tạo.
Ông Lê Hữu Lập, Phó Giám đốc Học viện Bưu chính Viễn thông, cho biết hoàn toàn ủng hộ chủ trương mở rộng khối thi. Thực tế từ năm 2011, trường này đã chủ động mở rộng thêm khối D1 cho 2 ngành kinh tế và công nghệ thông tin thay vì chỉ tuyển khối A. Ông Lập cho rằng càng nhiều khối thi, càng nhiều thí sinh đăng ký, càng dễ chọn thí sinh giỏi.
Lãnh đạo Trường ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng cho biết dự kiến đưa ra khối thi mới là toán, lý, ngoại ngữ cho ngành công nghệ thông tin. Bộ Thông tin – Truyền thông cũng đã đề nghị với Bộ GD-ĐT cho phép ngành công nghệ thông tin thi 3 môn toán, lý, ngoại ngữ.
Không để tái diễn luyện thi
Năm 2012, các trường ĐH trọng điểm, các trường ĐH thuộc khối năng khiếu, nghệ thuật có thể chủ động đề xuất phương án tuyển sinh với yêu cầu chung là không để tái diễn luyện thi, tổ chức tuyển sinh nghiêm túc và có cơ chế để tập thể nhà trường, xã hội kiểm tra, giám sát.
Tuy nhiên, khi được hỏi, các trường lại tỏ ra không hào hứng với việc cải tiến tuyển sinh ngay trong năm tới. GS Vũ Minh Giang, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết trường đã xây dựng phương án tuyển sinh mới nhằm đáp ứng đặc thù tuyển sinh của các trường thành viên nhưng chưa triển khai vì sợ thiệt thòi cho thí sinh. Nếu phương án cải tiến tuyển sinh không được tiến hành đồng bộ ở các trường thì kết quả dự thi vào ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ không được các trường khác công nhận, thí sinh vì thế sẽ không muốn dự thi vào trường.
Lãnh đạo Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng không hào hứng lắm với việc đổi mới tuyển sinh và cho biết sẽ giữ nguyên phương án tuyển sinh như năm 2011. PGS Lê Trọng Thắng, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Mỏ – Địa chất, cho rằng việc tổ chức thi như hiện nay là tương đối chặt chẽ và bộ chỉ cần thay đổi cấu trúc đề thi là ổn. Năm 2012, Trường ĐH Mỏ – Địa chất không thay đổi môn thi, phương án tuyển sinh vẫn như năm ngoái.
Video đang HOT
Vẫn xin đào tạo trung cấp Theo quy định mới của Bộ GD-ĐT, từ năm 2012, các trường ĐH, học viện sẽ không còn được đào tạo trung cấp chuyên nghiệp. Quy định này bị lãnh đạo nhiều trường phản ứng, đặc biệt là những trường được nâng cấp từ trường trung cấp, CĐ. Ông Bùi Đức Hiền, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Điện lực, cho biết trường sẽ xin phép tiếp tục đào tạo hệ trung cấp. Lý do là trường có truyền thống đào tạo hệ này từ nhiều năm qua. Thêm vào đó, nhiệm vụ của trường là đào tạo công nhân trong hệ thống điện quốc gia cho ngành điện lực nên có đầy đủ cơ sở vật chất thiết bị mà các trường trung cấp không có. Ông Nguyễn Văn Lâm, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải (nâng cấp từ CĐ Giao thông Vận tải, trước đó là trường trung cấp), cho rằng nếu không được đào tạo trung cấp nữa thì rất phí vì trường hiện đang đào tạo cả 3 hệ ĐH, CĐ và trung cấp. Trường cũng sẽ có văn bản báo cáo bộ xin phép được tiếp tục đào tạo hệ này. Lãnh đạo nhiều trường cũng lo khi bỏ hệ trung cấp sẽ gây khó khăn cho nhiều trường có cơ sở 2 vốn được thành lập trên cơ sở sáp nhập một trường trung cấp hoặc CĐ. Thực tế sau khi sáp nhập, các cơ sở này vẫn tiếp tục đào tạo trung cấp bên cạnh hệ ĐH, nếu bỏ hệ đào tạo này thì số phận các học viên trung cấp đang học tại đây sẽ ra sao
Theo NLĐ
Ký túc xá độc nhất vô nhị: Ra vào phải leo trèo
Hơn 20 học sinh Trường THCS Thượng Nung (Xã Thượng Nung, Võ Nhai, Thái Nguyên) trọ học trong một ngôi nhà do cha mẹ các em tự tay dựng lên với lối "kiến trúc" độc nhất vô nhị.
Do nhà xa, đường đi lại khó khăn nên hơn 20 học sinh người H' Mông, Tày phải trọ học ở gần trường. Ngôi nhà trọ do gia đình các em cùng góp vật liệu dựng lên nhưng đến nay, mái ngói nhiều chỗ đã vỡ hở tuếch toác.
Ngôi nhà trọ quây bằng các mảnh ván trên diện tích đất chừng 20m2 được chia thành nhiều khoang không theo bất cứ một trật tự nào.
Giữa các ngăn đều có những khoảng hở vừa một đứa trẻ chui qua được dùng làm cửa ra vào.
Ngoại trừ một khoang của bốn học sinh nữ được quây gỗ kín, còn lại các ngăn khác thoải mái ra vào. Điểm đặc biệt nữa của ngôi nhà trọ này là không có bất cứ một chiếc thang hay cầu thang nào dẫn lên những ngăn áp mái mà chỉ có cách vận dụng hết bản năng leo trèo trời cho.
Hơn 20 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 của Trường THCS Thượng Nung trọ học tại ngôi nhà do chính gia đình các em dựng lên cạnh trường. Ngôi nhà đã xuống cấp trầm trọng do xây dựng đã lâu.
Những viên ngói có thể rơi xuống đầu các em bất kể lúc nào.
Ngôi nhà được chia thành nhiều khoang với độ cao thấp khác nhau.
Khoang dành riêng cho 4 cô trò nhỏ người H' Mông đến từ các bản Lũng Cà, Lũng Luông được quây tương đối kín đáo và có hẳn một cánh cửa nhỏ có khóa.
Những khoang dành cho học sinh nam thông nhau tự do và lồng lộng gió núi.
Không có cửa, vách chắn gió nên khó tưởng tượng những cậu trò nhỏ này chống chọi thế nào với cái rét cắt da, cắt thịt của khí hậu miền núi.
Khoang áp mái là nơi ngủ nghỉ của 6 nam học sinh từ lớp 6 đến lớp 8.
Các khoang không sắp xếp theo nguyên tắc nào, cứ dựa vào khoang đã được gia đình khác quây trước và theo hình dạng, kích thước của vật liệu sẵn có mà làm.
Không có bất cứ cái cầu thang hay thang nào dẫn lên các khoang trên cao, các em hoàn toàn dựa vào bản năng leo trèo trời cho.
Lý Văn Cường, học sinh lớp 9 người H' Mông có thâm niên ở nhà trọ đang rất khéo léo khi chui qua chiếc "cửa" vào khoang do mình sở hữu.
Đi lại trong các khoang của ngôi nhà trọ phải hết sức cẩn trọng vì đã không ít lần học sinh nam trọ tại đây thụt chân xuống những khe hở thế này.
Di chuyển trong ngôi nhà trọ này là việc khá mạo hiểm.
Chui ra khỏi khoang qua chiếc "cửa" độc đáo này đòi hỏi sự khéo léo và rất cẩn thận khi đặt chân ra ngoài trước khi nhảy xuống khoang dưới thuộc sở hữu của những học sinh khác.
Không có cách nào khác ngoài việc phải nhảy xuống nếu muốn ra ngoài.
Một kiểu bàn ăn được các cha mẹ học sinh thiết kế siêu tiết kiệm diện tích.
Theo Vietnamnet
Tự xác định chỉ tiêu: Trường ĐH "chết đứng" Tuy gặp khó khăn trong việc tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định mới nhưng nhiều trường ĐH vẫn hy vọng Bộ GD&ĐT không mạnh tay "trảm". Thông tư Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, ĐH, CĐ và trung cấp chuyên nghiệp có hiệu lực từ mùa tuyển sinh 2012....