Ít giáo viên Tin học được biên chế
Đây là một trong những khó khăn được đưa ra trong báo cáo của Sở GD&ĐT Ninh Bình về thực trạng dạy học môn Tin học cấp tiểu học trên địa bàn tỉnh.
Ảnh minh họa/internet
Theo báo cáo này, hiện Ninh Bình có 100% trường tiểu học triển khai dạy học Tin học theo chương trình môn Tin học tiểu học (Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT.
100% trường tiểu học huyện Nho Quan, huyện Kim Sơn, thành phố Tam Điệp, thành phố Ninh Bình và một số trường tiểu học huyện Hoa Lư triển khai dạy tin học theo tài liệu “Hướng dẫn học Tin học”; huyện Gia Viễn, huyện Yên Mô, huyện Yên Khánh và một số trường còn lại huyện Hoa Lư dạy học tin học theo tài liệu “Cùng học tin học 1, 2, 3″.
Về thuận lợi, các cấp lãnh đạo từ Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT luôn quan tâm chỉ đạo kịp thời trong quá trình triển khai dạy học Tin học. Giáo viên tích cực tham gia các chuyên đề, hội thảo từ cấp trường đến cấp tỉnh từ đó khắc phục những hạn chế và điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tối ưu cho từng lớp, từng đối tượng học sinh. Học sinh hứng thú, tích cực tự giác chiếm lĩnh kiến thức và được rèn nhiều kỹ năng.
Video đang HOT
Chương trình đảm bảo Chuẩn kiến thức, kỹ năng. Tài liệu cho học sinh được thiết kế dưới dạng các hoạt động phù hợp với nhận thức của học sinh; giáo viên dễ vận dụng.
Tuy nhiên, khó khăn trong dạy học Tin học là giáo viên dạy học Tin học được biên chế ít. Nhiều trường chưa có phòng máy tính; máy tính chưa đồng bộ, cấu hình thấp, số lượng ít; bàn, ghế tại một số phòng tin học chưa đồng bộ cho việc lắp đặt máy tính. Việc hỗ trợ của cộng đồng, của cha mẹ học sinh trong việc tổ chức dạy môn Tin học chưa thường xuyên.
Trước những khó khăn trên, Sở GD&ĐT đã tham mưu với cấp có thẩm quyền tuyển dụng giáo viên dạy Tin học; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị phòng học Tin học. Đồng thời, tổ chức lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực giáo viên dạy học môn Tin học.
Sở GD&ĐT cũng đã chỉ đạo cán bộ quản lí dự giờ, kiểm tra đôn đốc, tư vấn, ứng dụng công nghệ thôn tin trong quản lí và dạy học. Khuyến khích học sinh tham gia các cuộc thi: Tin học trẻ, Cuộc thi trên Internet. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.
Hải Bình
Theo GDTĐ
Làm sao khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ?
Thảo luận về Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐB) hoạt động chuyên trách tuần qua, nhiều ĐB băn khoăn về tình trạng thừa - thiếu giáo viên cục bộ ở một số địa phương và đề nghị xem lại cơ chế quản lý Nhà nước trong vấn đề tuyển dụng giáo viên.
Hình minh họa
Cho ý kiến tại phiên họp, một số ý kiến ĐB đề cập đến chất lượng đầu vào của sinh viên ngành sư phạm. ĐB Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng thầy giỏi thì mới có trò giỏi. Trong khi đó, sinh viên sư phạm hiện nay có trường lấy từ 14-15 điểm, thậm chí còn thấp hơn điểm của một số trường đại học khác, đặt ra những băn khoăn về chất lượng giảng dạy của các sinh viên này sau khi ra trường. Vì vậy, việc tuyển chọn đầu vào các ngành sư phạm phải có sự chắt lọc vì: "Tuyển giáo viên cứ sàn sàn như hiện nay thì 5-10 năm nữa chất lượng giáo dục không thể được nâng cao?".
ĐB Phan Thái Bình (Quảng Nam) cho rằng tình trạng thừa - thiếu giáo viên cục bộ ở một số địa phương là do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc ngành nội vụ chủ trì việc tuyển dụng giáo viên còn ngành giáo dục chỉ phối hợp.
Thực tế này dẫn đến việc một số giáo viên hợp đồng dạy rất tốt nhưng không được tuyển dụng vì ngành giáo dục chỉ sử dụng và nhận người vào làm việc sau khi tuyển dụng xong. ĐB Bình đề nghị xem lại cơ chế quản lý Nhà nước trong vấn đề tuyển dụng này.
ĐB Bình cũng cho rằng việc thừa, thiếu giáo viên cục bộ còn do vấn đề phân cấp. Cụ thể, hiện nay, Sở GD&ĐT chỉ quản lý giáo viên bậc THPT còn UBND cấp huyện quản lý giáo viên từ bậc mầm non đến THCS.
Việc phân cấp như vậy dẫn tới việc địa phương này thừa nhưng nơi kia thiếu giáo viên nhưng vẫn không thể điều chuyển được. ĐB Bình đề nghị trong việc tuyển dụng giáo viên nên thống nhất giao cho ngành giáo dục để khắc phục bất cập trên.
ĐB Bình cũng cho rằng việc giao cho ngành giáo dục chủ trì tuyển dụng giáo viên sẽ không dẫn tới tình trạng vượt chỉ tiêu biên chế bởi tổng biên chế giáo viên sẽ do ngành nội vụ tham mưu cho Chính phủ hoặc UBND tỉnh, huyện.
Ngành nội vụ sẽ giao tổng biên chế cho ngành giáo dục, còn việc tuyển dụng và sử dụng giáo viên sẽ do ngành giáo dục thực hiện. Ngành giáo dục không được tuyển thừa, vượt chỉ tiêu biên chế được giao.
Cũng băn khoăn về vấn đề này, ĐB Phạm Văn Hòa chỉ ra rằng, thực tế hiện nay một số trường muốn tuyển giáo viên nhưng không được. Bên cạnh đó, theo quy định phân cấp, giáo viên cấp THPT do Sở GD&ĐT tuyển, cấp THCS và Tiểu học do Phòng Giáo dục tuyển nên có thể dẫn tới tình trạng người muốn dạy ở trường này thì không được trong khi người không muốn lại phải vào.
Do đó, ĐB đề nghị giao quyền chủ động tuyển dụng giáo viên cho các trường, tuân thủ theo các quy định, quy trình chặt chẽ.
Minh Ngọc
Theo baophapluat
Sản phẩm của VNEN thế này, chúng tôi phải dạy làm sao? Giáo viên không thể để học sinh yếu quá nhiều. Nhà trường không cần biết học sinh lười học thế nào? Các em học dốt ra sao? Hậu quả này, thầy cô phải gánh chịu. Chấm 45 bài kiểm tra môn Địa lý lớp 6 đã có tới 12 bài đạt từ điểm 0 đến điểm 2, khoảng 10 bài đạt điểm 3,...