Ít có thằng đàn ông nào ngu giống như tôi…
“Anh xài gì mà xài dữ vậy? Phải biết tiết kiệm chớ? Xài kiểu đó rồi mai mốt có chuyện gì thì cạp đất mà ăn”. Vợ tôi giẫy lên như đĩa phải vôi khi tôi bảo đưa một ít tiền để tôi sắm sửa Tết, chuẩn bị quà biếu cho họ hàng ở quê.
Với cái kiểu trả lời như vậy, chắc chắn tôi xin 10 ngàn thì chỉ được 5 ngàn, xin 10 triệu thì chỉ được 5 triệu. Chính vì biết tính vợ như vậy nên tôi mới nói dư ra rồi trả giá dần dần…
Có lẽ trên đời này, ít có thằng đàn ông nào ngu như tôi. Ngày công ty phát cái thẻ ATM và bắt đầu trả lương qua tài khoản, tôi hí hửng khoe vợ: “Em sướng rồi nghen. Anh đăng ký dịch vụ SMS qua số điện thoại của em, từ giờ trở đi lương bổng của anh có bao nhiêu, tiền ra, tiền vô thế nào em biết hết”. Phương Chi, vợ tôi cười tít mắt: “Nhưng nếu chỉ biết thì đâu có sướng? Anh phải đưa thẻ cho em giữ thì mới quản lý được. Đưa cho em đi, lúc nào anh cần tiền thì em sẽ đưa thẻ cho anh đi rút”.
Vợ tôi nói ngon, nói ngọt, cuối cùng tôi nghĩ, thôi thì của chồng, công vợ. Phương Chi kỹ tính, biết dè sẻn chi tiêu, chắc chắn tiền bạc không thất thoát đi đâu mà lo. Vầy cuối cùng tôi cũng đưa thẻ cho vợ. Ngày đó cách nay đã gần 10 năm. Khi ấy việc trả lương qua thẻ còn hiếm hoi nên được cầm cái thẻ rút tiền trong tay, vợ tôi hãnh diện lắm; luôn làm ra vẻ văn minh, hiện đại lắm. Tôi nhìn thấy vẻ vui sướng của vợ thì cũng vui lây, bụng bảo dạ, thôi thì làm được cho người mình yêu thương hạnh phúc thì chính mình cũng hạnh phúc vậy.
Thế nhưng, ít lâu sau rắc rối lại nảy sinh…
Thế nhưng,chỉ ít lâu sau đó rắc rối bắt đầu nảy sinh. Trước đây, tiền lương tôi đưa cho vợ 2/3, còn giữ lại 1/3 để ăn sáng, cà phê với bạn bè và tiêu xài lặt vặt nhưng khi hữu sự. Thỉnh thoảng có dư một ít, tôi gởi về cho bà già ngoài quê hay cho mấy đứa cháu vô Sài Gòn học hành. Tôi chỉ xoay sở trong “hạn mức” của mình, không bao giờ lấy thêm của vợ.
Còn bây giờ, vợ thích ra cây ATM rút tiền nên cứ đưa cho tôi mỗi lần một ít, xài năm ba bữa hết lại phải xin. Mà tôi nhẩm tính, từ khi có cái thẻ, chưa bao giờ tôi được nhận đủ 1/3 hạn mức của mình. Chưa kể, mỗi lần xin tiền thì lại nhận được câu nói mát mẻ của vợ: “Ủa, hết rồi hả? Em nhớ mới đưa cho anh mà. Nhớ tiết kiệm đó nha, mình còn phải dành dụm để nuôi con…”.
Trời ơi, tôi là thằng đàn ông tiết kiệm nhất trên đời này rồi. Chuyện gì đáng xài tôi mới xài chứ không đáng, 1 đồng tôi cũng không hoang phí. Thế nhưng là đàn ông mà trong túi không có tiền, tôi cảm thấy mình rất mất giá trị. Muốn làm gì cũng không còn tự chủ. Tôi bắt đầu suy nghĩ rồi ân hận về chuyện đã giao ví tiền cho vợ. Giờ tôi mới thấm thía kinh nghiệm của mấy ông anh đi trước: Tiền vào tay vợ là một đi không trở lại. Tôi có cảm giác mỗi lần ngửa tay xin tiền vợ là tình cảm vợ chồng lại sứt mẻ một chút vì chẳng bao giờ Phương Chi vui vẻ đưa tiền cho tôi.
“Thôi, em đưa trả cái thẻ cho anh rồi mỗi lần tới kỳ lương, anh lại rút ra đưa cho em như trước”- có lần bức bối quá, tôi nói với vợ như vậy. Đó là lần mẹ tôi bệnh, anh hai gọi điện thoại cầu cứu, tôi bảo Phương Chi đưa tiền thì nàng nói rằng tiền đã gởi tiết kiệm có kỳ hạn, không rút ra được. “Anh coi mượn đỡ ai đó rồi mai mốt trả lại, nhưng nhớ là đưa cho anh hai 2 triệu thôi nha, không có nhiều đâu”- nàng căn dặn.
Video đang HOT
Tôi bực mình vô công ty vay quỹ tương trợ nội bộ 10 triệu gởi về cho mẹ. Biết được, vợ tôi tru tréo: “Vậy thì tháng tới lấy gì mà ăn? Anh thì chỉ giỏi bao đồng; mẹ là mẹ chung, mấy anh, mấy chị đâu mà bắt anh phải lo? Mẹ ở với anh hai, đất vườn anh hai hưởng thì phải nuôi mẹ chớ?”. Tôi không muốn đôi co nên bảo: “Nói nhiều quá!”.
Những chuyện nhỏ nhặt như vậy làm cho cuộc sống của chúng tôi ngày càng kém vui vẻ. Tôi là người biết nghĩ, biết lo cho gia đình chứ đâu phải kẻ ăn chơi hoang phí mà vợ tôi lại quản lý theo kiểu phát xít như vậy? Chung quy mọi chuyện cũng tại cái thẻ ATM mà ra. Khổ nỗi, công ty tôi giờ không cho phép trả lương bằng tiền mặt nên chắc cả đời này, tôi bị cái thẻ mỏng manh ấy cột chặt và chi phối.
Gần 10 năm qua rồi nhưng không có cái Tết nào đối với tôi vui vẻ, trọn vẹn. Không phải chỉ chuyện không có tiền bạc rủng rỉnh trong túi mà là vì bắt đầu từ khi công ty trả lương, thưởng vô thẻ thì vợ chồng cũng bắt đầu cuộc chiến “bên anh, bên tôi; bên vợ, bên chồng”. Vợ tôi mua sắm cái gì, biếu tặng ai ra sao tôi đều không được biết. Thế nhưng tôi muốn làm gì với đồng tiền của mình cũng phải báo cáo, giải trình và luôn luôn không được phê duyệt dự toán.
Tết năm nay cũng không là ngoại lệ. Tôi còn ông bà nội năm nay đã ngoài chín mươi nên muốn mua tặng ông bà nội mỗi người một bộ đồ mới và biếu ông bà ít tiền để ông bà lì xì lại cho con cháu. Mẹ tôi thì Tết nào tôi cũng gởi về vài triệu để mẹ phụ anh chị hai lo đồ cúng kiếng mấy ngày Tết. Năm nay công ty tôi có sếp mới, tôi cũng muốn có một món quà tặng sếp để ra mắt… Nói chung là những khoản chi năm nay có nhiều hơn năm ngoái một chút nhưng đều là chính đáng.
Thế nhưng vợ tôi lại không duyệt. Tôi bực quá bảo: “Bây giờ em còn bao nhiêu tiền trong sổ tiết kiệm, đưa đây cho anh coi”. Nhưng vợ tôi nhất quyết không đưa và còn lu loa rằng tôi làm như vậy là bỉ mặt vợ, là không tin tưởng, là hằm bà lằng đủ thứ…
“Không đưa hả? Vậy thì cứ ôm tiền đó mà ăn Tết một mình đi. Tôi đi về quê đây”. Nói rồi tôi đùng đùng xếp quần áo, gọi nhà xe mua vé. Đến lúc này, vợ tôi mới mếu máo: “Tại em không có tiền chớ không phải có mà không đưa cho anh. Hôm qua em rút trả nợ hết rồi… nhưng vẫn chưa đủ…”. Tôi chưng hửng: “Nợ ai? Nợ gì?”.
Trời ơi, vợ tôi đánh số đề, bao nhiêu tiền bạc nướng hết vô đó. Vậy mà bao nhiêu lâu nay tôi cứ đinh ninh mình nàng là một tay hòm, chìa khóa tin cậy. Những điều vợ tôi nói khiến tôi chết đứng như trời trồng. Hóa ra bao nhiêu năm nay, tôi giao trứng cho ác.
Tết đã cận kề một bên vậy mà tôi không có một đồng xu dính túi. Đi làm thì thôi chứ về đến nhà, thấy mặt vợ là bao nhiêu ấm ức bị dồn nén lại bung ra. Tôi chỉ muốn đập cho vợ một trận nhưng giờ đây ngay cả chuyện ấy tôi cũng không có hứng thú để làm. Tôi đã nói với Phương Chi: “Ăn Tết xong, anh sẽ ly dị em”.
Tôi nói thật lòng mình chứ không phải dọa dẫm gì nàng. Chỉ vì cái thẻ ATM mà vợ chồng tôi ra nông nổi này…
Theo VNE
Bi hài "phi công trẻ đi lái máy bay bà già"
Họ đều là "phi công trẻ", kẻ thì bị "bà già" bỏ mê, người "bỏ mê" bà già. Nhiều cuộc tình đã phải nếm trái đắng.
Phát hoảng "máy bay bà già" dính bầu
Mấy ngày gần đây, mọi việc trong nhà gia đình ông bà Y. (Hương Khê - Hà Tĩnh) đang rối tung lên vì việc làm "tày đình" do cậu quý tử H. gây ra. H cặp bồ với một phụ nữ đáng tuổi mẹ mình và họ chung sống với nhau như vợ chồng. Đến khi "chị" bồ có bầu thì H. cao chạy xa bay, điện thoại liên lạc lúc nào cũng "ngoài vùng phủ sóng".
Chuyện này trên làng, dưới xã ai ai cũng biết. Đến nỗi, mọi người trong gia đình ông Y. đều ngại ngùng mỗi khi ra ngoài.
Một số người dân sống gần nhà ông bà Y cho hay, H. trước đây từng được gia đình cho theo học một trường trung cấp nghề ở TP Hà Tĩnh. Nhưng học xong, bao chữ nghĩa H. đều lại trả cho thầy, ra trường xin đâu cũng không nơi nào nhận, có nhận rồi cũng bị trả về. Thương con, ông bà Y. lại tiếp tục cho H. xuống thành phố học tiếng để đi xuất khẩu lao động nước ngoài.
Những tưởng H. sẽ thay đổi tính nết để phụ giúp gia đình và giúp chính bản thân của mình nhưng vừa xuống thành phố, H. như cá gặp nước. Đám bạn của H. lại kéo đến, rủ rê H. chơi bời.
Trong một cuộc nhậu, H. gặp chị L., dù đã ngoại tứ tuần nhưng vẫn mặn mà khiến nhiều người nao lòng. Điều đáng nói, chị L không chỉ đẹp mà còn chịu chơi, hào phóng. Lâu lâu, H. và đám bạn vô công rồi nghề lại được chị L. bao trọn gói cuộc nhậu.
Từ đó, H. say chị L. như đổ điếu, đi đâu cũng dẫn chị L. theo, rồi "lửa gần rơm lâu ngày cũng bén". Đến khi chị L. thông báo có bầu 3 tháng, H. mới tả hỏa, xin chị L. bỏ cái thai trong bụng. Thế nhưng L. không nghe, còn bắt H. đưa về thưa chuyện cưới xin với gia đình, nếu không... đừng trách bà chị.
Quá sợ hãi, H. bỏ của chạy lấy người. Chỉ tội bố mẹ của H. ở nhà đỏ mắt chờ con mà H. vẫn biền biệt không dám về.
Kẻ thì bị "bà già" bỏ mê, người "bỏ mê" bà già. Nhiều cuộc tình đã phải nếm trái đắng. (Ảnh minh họa)
"Phi công trẻ" đánh ghen
T.A - một "phi công trẻ" ở quê ra thành phố lập nghiệp lại gặp chuyện buồn cười hơn.
Từng là sinh viên khá ở một trường cao đẳng Hà Nội, lại có chí, nên khi vừa ra trường T.A. xin gia đình về quê lập nghiệp. Tuy nhiên, T.A. lại dính vào một phi vụ làm ăn mất cả chì lẫn chài, bao vốn liếng vay mượn đều đội nón ra đi.
Chán nản T.A. thường la cà ở các quán café để gặp các đối tác (chủ yếu là dân cò đất). Một lần, T.A. quen chị D., dân thành phố, đáng tuổi mẹ của T.A, rất giỏi làm kinh tế.
Bao lần được theo chị D làm ăn, kiếm được bộn tiền, T.A. rất nể bà chị tài hoa này.
Dần dần, từ nể, T.A.chuyển sang yêu bà chị lúc nào không hay. Đáp lại, chị D. cũng rất thương T.A, làm ăn gì cũng gọi T.A. đi cùng để giúp đỡ.
Dù say mê "phi công trẻ" nhưng do chị D. vẫn chưa dứt tình với ông chồng ở tận Đà Nẵng dù hai người sống ly thân.
Một lần, T.A. sang thăm, thấy một người đàn ông đáng tuổi bố mình đang ngồi uống café với chị D. rất tình tứ, T.A. liền quay phắt ra về, mặc dù chị D. giải thích: "Chị em mình chỉ là tình nhân ngãi qua đường với nhau, chứ về với nhau như vợ chồng là không thể được, vì gia đình, vì thể diện...".
Có hôm đi nhậu với bạn bè về, T.A. sang nhà đánh ghen với chồng chị D. Chưa hết, T.A còn xông vào đánh chị D. sưng tím mặt mũi. Sự việc nghiêm trọng đến mức chị D. phải gọi điện báo công an. Tuy nhiên, khi công an đến, chị D. lại yêu cầu không làm lớn chuyện này.
Nhiều người dân sống gần nhà chị D. chỉ biết lắc đầu, thở dài: "Chỉ buồn và đáng trách cho đám thanh niên trẻ sống kiểu bám váy phụ nữ".
Theo VNE
Đã bảo là tớ âm thầm thích cậu mà lại Chắc chắn cậu chẳng bao giờ thích tớ đâu, một người thậm chí cậu chưa từng biết tên, và chắc cũng sẽ chẳng bao giờ biết mặt luôn. Có nên để cậu biết hàng ngày tớ vẫn qua wall nhà cậu, lắng nghe những câu nói vu vơ, ngắm cậu lặng lẽ qua những chuyến đi. Có nên để cậu biết tớ đang...