Israel nói gì khi chiến đấu cơ rơi ở Syria?
Theo truyền thông Nga, một chiếc chiến đấu cơ Israel đã bất ngờ rơi khi âm thầm xâm nhập không phận Syria.
Vụ bắn hạ khi chiếc máy bay đang tiến hành trinh sát và chuẩn bị thực hiện cuộc không kích bên trong lãnh thổ Syria. “Đây là một ngày tuyệt với nhất của chúng tôi khi lực lượng phòng thủ Syria đã bắn hạ chiếc máy bay Israel xam nhập bất hợp pháp”, một đại diện từ lực lượng quân đội chính phủ Syria nói.
Thông tin về vụ máy bay Israel rơi tại Syria đã được phía Không quân của Tel Aviv xác nhận nhưng họ khẳng định, không có vụ bắn hạ nào xảy ra bởi chiếc máy bay rơi là do sự sinh sự cố trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Hình ảnh được cho là hiện trường máy bay Israel rơi.
Điều đặc biệt là những thông tin được cả 2 bên đưa ra đều không nhắc đến thời gian và địa điểm xảy ra vụ việc. Được biết, tình hình ở Syria từ đầu năm 2019 đến nay đã trở nên trầm trọng hơn, khi Israel tiếp tục mở một loạt cuộc không kích vào những mục tiêu mà nước này cho rằng đó là các căn cứ, kho bãi thuộc về lực lượng vũ trang Iran, đang hoạt động trên lãnh thổ Syria.
Các lực lượng vũ trang Syria cũng không ngồi yên, họ đã nhận được những vũ khí hiện đại của Nga như hệ thống phòng không S-300, Pantsir-S1 và đã tích cực giáng trả các cuộc tấn công tên lửa do Israel thực hiện.
Video đang HOT
Tuy nhiên, thực sự là Syria mới chủ yếu hành động đánh chặn tên lửa Israel chứ chưa nhằm vào các máy bay chiến đấu nước này hoặc tấn công đáp trả vào các sân bay và mục tiêu khác trên lãnh thổ Israel.
Giới phân tích nhận định, xét từ góc độ khả năng quân sự thì Syria hoàn toàn có thể sử dụng S-300 để bắn hạ máy bay Israel hoặc phóng tên lửa đối đất vào các mục tiêu trong lãnh thổ Israel. Tuy nhiên, mặc dù rất muốn nhưng Syria không thể làm như thế vì hai nguyên nhân.
Đây là một kịch bản “ngày tận thế” hoàn toàn không ai mong muốn bởi nó sẽ làm bùng phát một cuộc chiến tranh toàn diện giữa hai bên, mà rõ ràng là Syria vào thời điểm cực thịnh cũng rất e ngại Israel, chứ không nói là trong tình trạng yếu kém hiện nay.
Ngoài ra, trong thời điểm này, chính quyền của ông Assad đang phải tập trung ưu tiên cho nhiệm vụ ở những mặt trận khác. Do đó, việc để bùng phát xung đột quân sự với Israel là điều mà Damascus không hề mong muốn và họ sẽ tiếp tục nhẫn nhịn cho đến khi thu hồi được các vùng lãnh thổ phía Bắc đất nước.
Ngoài ra, để thực hiện đòn tấn công vào chiến đấu cơ Israel cũng không hề đơn giản. Điều này xuất phát từ hai lí do: Một là, máy bay Israel có thể phóng tên lửa vào Syria từ ngoài tầm phóng của hệ thống phòng không S-300 Favorite mà Nga mới cấp cho Syria; hai là, các tiêm kích Israel thường lợi dụng không kích vào Syria từ lãnh thổ Lebanon, mà Syria thì không thể tự do bắn tên lửa sang lãnh thổ nước này.
Chính vì vậy, Syria sẽ tìm mọi cách để giảm thiểu thiệt hại từ các vụ tấn công của Israel và chờ đợi đến khi đủ điều kiện để có thể giáng trả đích đáng vào đòn đánh bất ngờ của Tel Aviv.
Theo Tuấn Vũ/Báo Đất Việt
Su-57 được trang bị vũ khí cấm
Phó tổng Giám đốc Tập đoàn Techmash, ông Alexander Kochkin cho biết, Nga sẽ trang bị cho tiêm kích Su-57 loại bom thông minh Drel.
Thông tin về trang bị của Su-57 được ông Alexander Kochkin cho biết trong một cuộc trò chuyện với truyền thông sau khi Nga có thử nghiệm thành công với vũ khí này: "Drel có thể được sử dùng trên tất cả các loại máy bay, từ máy bay ném bom chiến lược tầm xa cho đến máy bay tấn công mặt đất và Drel sẽ là vũ khí tiêu chuẩn của Su-57".
Vụ thử nghiệm thành công ngoài mong đợi khi quả bom Drel đã tìm và diệt thành công mục tiêu giả định với độ chính xác gần như tuyệt đối. Theo những thông tin ban đầu, bom chùm Drel được sản xuất với chiều dài 3,1m, đường kính 0,45m, trọng lượng chiến đấu 540kg.
Quả bom này mang bên trong thân tới 15 quả đạn cỡ nhỏ để tăng hiệu quả cũng như số lượng mục tiêu bị tiêu diệt cho mỗi lần không kích.
Điểm đặc biệt của vũ khí này là nó được thiết kế để có thể thực hiện tấn công không phân biệt ngày đêm mà không cần xâm nhập vào khu vực có phòng không của đối phương đang trực chiến bởi Drel có khả năng lượn trên không một quãng đường tới 30km để săn tìm mục tiêu mà vẫn giữ được độ chính xác cực cao.
Trước khi Drel chính thức ra mắt, hồi giữa năm 2016, Không quân Nga đã bị cáo buộc sử dụng phiên bản bom chùm Drel để tấn công khủng bố tại Kafr Naha phía Tây Aleppo Syria bất cháp lệnh cấm của Liên Hợp Quốc.
Tuy nhiên, thông tin này đã bị Nga phủ nhận và khẳng định rằng, họ không mang đến Syria và triển khai chiến đấu bất kỳ loại bom chùm nào trên chiến trường Syria dù mục tiêu đó là lực lượng khủng bố.
Bất chấp Nga tiếp tục cho ra mắt thế hệ bom chùm mới, Mỹ đang cân nhắc khả năng khai tử toàn bộ bom chùm do sức mạnh hủy diệt của vũ khí này. Bom chùm là loại vũ khí có sức sát thương trên diện rộng mà không phân biệt binh sĩ và dân thường.
Đặc biệt, việc sử dụng bom chùm để lại một lượng lớn vật liệu nổ còn sót lại gây nguy hiểm. Hiện tại, các tổ chức bảo vệ nhân quyền thế giới coi việc sử dụng bom chùm trong chiến tranh là hành động phi nhân tính và đang vận động cho việc cấm sử dụng loại vũ khí này.
Tháng 5/2008, một hiệp định quốc tế về việc cấm sử dụng bom chùm trong chiến tranh đã được thành lập. Như hiện tại chỉ có 11 nước tham gia vào hiệp định này. Những cường quốc như Nga, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Saudi Arabia và Israel đã từ chối tham gia.
Và để tránh sự lên án của các tổ chức nhân quyền quốc tế về việc sử dụng bom chùm, Mỹ hiện đang cân nhắc loại bỏ loại vũ khí này dù chưa tham gia vào hiệp ước không sử dụng loại vũ khí cực nguy hiểm này.
Tuấn Vũ
Theo baodatviet
Mỹ liều lĩnh chơi "cò quay Nga" ở Syria, số phận Israel giờ đây như "chỉ mành treo chuông"? Quyết định rút quân của ông Trump ở Syria đồng nghĩa với việc Washington đang "bỏ rất nhiều trứng vào giỏ" của Tổng thống Putin. Luôn coi Israel là bạn tốt nhưng ông Trump lại đang bỏ rơi chính người bạn của mình. "Cò quay Nga" Bằng cách rút quân đội khỏi Syria, Tổng thống Donald Trump đang đưa nước Mỹ vào trò...