Israel hoàn tất đợt không kích thứ ba vào vùng ngoại ô thủ đô của Liban
Ngày 15/11, quân đội Israel cho biết đã hoàn thành đợt không kích thứ ba vào vùng ngoại ô phía Nam thủ đô Beirut của Liban.
Khói bốc lên sau vụ không kích của Israel xuống ngoại ô Beirut, Liban ngày 15/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Người phát ngôn quân đội Israel Avichay Adraee tuyên bố trong vài giờ qua, các máy bay phản lực của không quân nước này đã tiến hành đợt không kích thứ ba vào vùng ngoại ô phía Nam Beirut, nhắm vào một số địa điểm mà Israel cho là trung tâm chỉ huy của lực lượng Hezbollah.
Các máy bay chiến đấu đã tấ.n côn.g một kho tên lửa, cùng 15 bệ phóng tên lửa ở miền Nam Liban, bao gồm các bệ phóng được trang bị tên lửa dẫn đường nhắm vào lãnh thổ Israel.
*Cùng ngày, Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty đã thảo luận những diễn biến mới nhất ở Liban, Dải Gaza và nhiều vấn đề khác, tại hai cuộc họp riêng rẽ ngày 15/11 với những người đồng cấp của Nga Sergey Lavrov và của Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) Sheikh Abdullah bin Zayed Al Nahyan.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Các cuộc tiếp xúc này diễn ra bên lề Diễn đàn Sir Bani Yas được tổ chức tại UAE. Trong cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Nga Lavrov, ông Abdelatty đã trao đổi quan điểm về những diễn biến liên quan đến hành động quân sự của Israel ở Gaza và Liban, nhất trí về nhu cầu ngừng bắ.n ngay lập tức và tiếp cận viện trợ nhân đạo vô điều kiện.
Trong cuộc gặp giữa Ngoại trưởng nước chủ nhà Sheikh Abdullah và người đồng cấp Ai Cập Abdelatty, hai bên đã thảo luận những diễn biến mới nhất liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Dải Gaza, sự leo thang ở khu Bờ Tây bị chiếm đóng và tình hình tại Liban.
Video đang HOT
*Liên quan căng thẳng tại Trung Đông, ngày 15/11, Liên hợp quốc (LHQ) thông báo Israel chỉ chấp thuận cho phép sơ tán 25% trong số 21.000 bệnh nhân ở Dải Gaza kể từ tháng 10/2023.
Người phát ngôn của Tổng thư ký LHQ, ông Stephane Dujarric nhấn mạnh một lần nữa LHQ kêu gọi thiết lập các hành lang sơ tán và sử dụng mọi tuyến đường có thể để đảm bảo vận chuyển an toàn và kịp thời cho tất cả bệnh nhân cần được chăm sóc chuyên khoa. Ông Dujarric cho biết thêm, ngày 13/11, Tổ chức Y tế Thế giới và các đối tác đã hỗ trợ sơ tán y tế cho 8 tr.ẻ e.m và 6 người đi cùng từ Gaza đến Jordan.
Hiện Israel vẫn liên tục tiến hành chiến dịch quân sự tại Gaza kể từ sau cuộc đột kích của Phong trào Hồi giáo Hamas vào Israel ngày 7/10/2023. Xung đột giữa hai bên đã khiến hơn 43.700 người tại Gaza thiệ.t mạn.g, hàng chục nghìn người khác bị thương và khiến vùng đất này gần như không thể sinh sống được.
* Cùng ngày, theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Qatar đã tái khẳng định sự ủng hộ đối với Cơ quan LHQ về Cứu trợ và Việc làm cho người tị nạn Palestine (UNRWA), đồng thời nhấn mạnh nước này sẽ tiếp tục hỗ trợ chính trị, ngoại giao và tài chính cho UNRWA để giải quyết các nhu cầu nhân đạo cấp bách của người dân Palestine.
Tuyên bố trên được đưa ra trong phát biểu của Phái đoàn thường trực của Qatar tại cuộc thảo luận của Ủy ban thứ tư của Đại hội đồng LHQ về Chương trình nghị sự liên quan đến UNRWA diễn ra ở trụ sở LHQ tại New York (Mỹ). Phát biểu của phái đoàn Qatar cũng nhấn mạnh kể từ khi thành lập, UNRWA đã cung cấp các dịch vụ thiết yếu và nhu cầu cấp thiết cho hơn 5 triệu người tị nạn Palestine trên khắp các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng.
Qatar kêu gọi Đại hội đồng, với tư cách là cơ quan ủy quyền cho UNRWA, thực hiện trách nhiệm của mình để ngăn chặn UNRWA giải thể. Qatar cũng kêu gọi các quốc gia thành viên LHQ và cộng đồng quốc tế hành động phản đối việc thực thi các luật chống lại UNRWA; tái khẳng định sự lên án đối với việc Quốc hội Israel ban hành luật cấm các hoạt động của cơ quan này tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng.
*Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, ngày 15/11, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức, ông Christian Wagner nhấn mạnh nước này “rất quan ngại” sau báo cáo của LHQ rằng các hành động quân sự của Israel giống với đặc điểm của “tội diệt chủng” kèm những hình ảnh, số liệu phản ánh nỗi thống khổ ở Gaza.
Ông Wagner cũng kêu gọi Israel “tuân thủ luật nhân đạo quốc tế tại Gaza”. Trước đó, ngày 14/11, Ủy ban đặc biệt của LHQ cáo buộc Israel “cố ý áp đặt các điều kiện đ.e dọ.a tính mạng đối với người Palestine…Kể từ khi nổ ra xung đột, các quan chức Israel đã công khai ủng hộ các chính sách tước đoạt những thứ thiết yếu nhất để duy trì sự sống của người Palestine như thực phẩm, nước và nhiên liệu”, đồng thời “can thiệp có hệ thống vào viện trợ nhân đạo để sử dụng các nguồn cung cấp quan trọng cho mục đích chính trị và quân sự”.
Báo cáo của ủy ban này cũng nêu bật tác động tàn khốc của các chiến dịch bao vây và né.m bo.m của Israel đang diễn ra, nhấn mạnh cách thức Israel phá hủy cơ sở hạ tầng tại Gaza, bao gồm hệ thống nước, vệ sinh và thực phẩm, đã dẫn đến thảm họa nhân đạo kể từ tháng 10/2023 đến nay.
Căng thẳng tại Trung Đông: Ai Cập quan ngại thảm họa nhân đạo ở Gaza và Liban
Ngày 21/10, Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty đã bày tỏ quan ngại về các hành động leo thang quân sự của Israel ở Dải Gaza và Liban, cũng như tình hình thảm họa nhân đạo ngày càng tồi tệ ở hai vùng chiến sự này.
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty trong cuộc họp báo ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Cairo dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Ai Cập cho biết, trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Thụy Điển Maria Malmer Stenergard, Ngoại trưởng Abdelatty nhấn mạnh sự cần thiết phải ngừng bắ.n ngay lập tức ở Dải Gaza và Liban, song song với việc triển khai các hoạt động viện trợ nhân đạo và cứu trợ vô điều kiện. Ông Abdelatty đán.h giá cao đóng góp đáng kể của Thụy Điển trong việc hỗ trợ Cơ quan cứu trợ của Liên hợp quốc (LHQ) dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA), đồng thời ch.ỉ tríc.h các hành động của Israel làm suy yếu nỗ lực của cơ quan này.
Cũng trong cuộc hội đàm, nhà ngoại giao hàng đầu của Ai Cập tái khẳng định rằng hòa bình, an ninh và ổn định chỉ có thể đạt được thông qua việc thành lập một nhà nước Palestine độc lập, dựa trên đường biên giới ngày 4/6/1967, với Đông Jerusalem là thủ đô. Ngoài ra, ông Abdelatty cũng trao đổi về những nỗ lực của Ai Cập trong việc hạ nhiệt căng thẳng ở Liban thông qua việc tăng cường thảo luận với các đối tác khu vực và quốc tế. Ông nhấn mạnh cần phải thực hiện đầy đủ Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an LHQ và hỗ trợ các thể chế của Liban, đồng thời tái khẳng định lập trường của Cairo phản đối các cuộc tấ.n côn.g của quân đội Israel vào Lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ tại Liban (UNIFIL).
Ai Cập đã nhiều lần kêu gọi giảm leo thang để ngăn chặn nguy cơ xảy ra xung đột toàn diện ở Trung Đông, gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho an ninh của tất cả các quốc gia cũng như người dân trong khu vực.
Cùng ngày, báo The National News của Các Tiểu vương quốc A Rập Thống nhất (UAE) dẫn các nguồn thạo tin cho biết Ai Cập phản đối kế hoạch của Israel đối với "Gaza thời hậu chiến", trong đó có việc thiết lập vùng đệm ở phía Bắc Gaza và sơ tán hàng trăm nghìn người Palestine đến các khu vực gần biên giới Ai Cập. Các nguồn tin cho hay "thông điệp phản đối" của Cairo đã được chuyển tới đại diện Cơ quan tình báo Mossad và Cơ quan an ninh Shin Bet của Israel trong cuộc gặp giữa các quan chức tình báo của hai nước ở Cairo ngày 20/10.
Theo kế hoạch "Gaza thời hậu chiến", Israel có ý định phân chia phần phía Bắc của Gaza thành 5 "khu vực an ninh", nơi sẽ không có bất kỳ hoạt động tái thiết nào. Ngoài ra, quân đội Israel sẽ chỉ cho phép những người di tản trên 60 tuổ.i được trở về nhà của họ ở phía Bắc dải Gaza.
Một nguồn tin tiết lộ quân đội Israel sẽ kiểm soát trực tiếp khu vực phía Bắc Gaza, cùng với sự hỗ trợ của lực lượng dân quân địa phương vốn được coi là đối địch với phong trào Hồi giáo Hamas.
Vấn đề hiện diện quân sự của Israel tại Hành lang Philadelphi, dải đất hẹp dọc biên giới giữa Gaza và Ai Cập, cũng như ở cửa khẩu biên giới Rafah bên phía Palestine cũng đã được thảo luận trong cuộc gặp ngày 20/10 giữa các quan chức tình báo Ai Cập và Israel. Phía Ai Cập đã gia hạn yêu cầu quân đội Israel rời khỏi các khu vực này, cho rằng việc quân đội Israel hiện diện tại đây là hành vi vi phạm Hiệp ước hòa bình năm 1979 giữa hai nước cũng như các hiệp định sau đó. Về phần mình, phía Israel khẳng định binh sĩ của họ cần được duy trì để ngăn chặn việc các đường hầm giữa Gaza và Ai Cập được dùng để buôn lậu vũ khí và các khí tài khác cho Hamas.
Liên quan đến cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hezbollah ở Liban, cùng ngày 21/10, Đặc phái viên Mỹ Amos Hochstein, đang ở thăm Beirut, cho biết Washington đang nghiên cứu "công thức" để chấm dứt xung đột và rằng, việc các bên chỉ cam kết tuân thủ Nghị quyết 1701 trước đó của LHQ là không đủ.
Nghị quyết này chấm dứt vòng xung đột cuối cùng giữa Israel và Hezbollah năm 2006, yêu cầu hai bên không duy trì quân đội và vũ khí tại miền Nam Liban, ngoại trừ các lực lượng của Chính phủ Liban.
Ông Hochstein, người đã gặp Chủ tịch Quốc hội Liban Nabih Berri và Thủ tướng tạm quyền Najib Mikati, cho rằng việc các bên không tuân thủ Nghị quyết 1701 khiến cuộc xung đột hiện nay ngày càng nguy hiểm và tình hình đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Ông Hochstein khẳng định cộng đồng quốc tế và Mỹ "cam kết tái thiết đất nước Liban và quân đội Liban, cũng như bảo vệ Liban và các cảng của nước này".
Israel không kích tại trung tâm thủ đô Beirut của Liban khiến 22 người thiệ.t mạn.g Tối 10/10, Bộ Y tế Liban cho biết các cuộc tấ.n côn.g của Israel nhằm vào hai địa điểm ở trung tâm thủ đô Beirut đã khiến 22 người thiệ.t mạn.g và hơn 100 người bị thương. Hiện trường cuộc không kích của Israel xuống ngoại ô Beirut, Liban. Ảnh: THX/TTXVN Đây là đợt tấ.n côn.g gây chế.t người nhiều nhất nhắm vào...