Israel đón hàng chục nghìn lao động nước ngoài thay thế người Palestine
Chính phủ Israel ngày 4/2 thông báo rằng trong những tuần tới, nước này sẽ đón 65.000 lao động nước ngoài để thay thế nhân lực Palestine đã rời đi kể từ khi xung đột Israel- Hamas bùng phát hôm 7/10/2023.
Một người phụ nữ đi qua công trường xây dựng tại Ashdod, Israel. Ảnh: EPA
Kênh Al Jazeera đưa tin những lao động nước ngoài này chủ yếu là người Uzbekistan, Sri Lanka và Ấn Độ. Israel kỳ vọng lực lượng lao động nước ngoài mới đến sẽ bù đắp cho thiếu hụt nhân sự ở một số lĩnh vực tại nước này, đặc biệt là ngành xây dựng.
Trước ngày 7/10/2023, có khoảng 72.000 lao động người Palestine làm việc tại khu vực Bờ Tây trong lĩnh vực xây dựng. Hiện có khoảng 20.000 lao động nước ngoài vẫn làm việc tại Israel nhưng trong 4 tháng qua, một nửa các công trường tại nước này đã đóng cửa do thiếu nhân lực.
Vào tháng 12/2023, có thông tin cho rằng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã sẵn sàng đưa các công nhân Palestine trở lại vì nền kinh tế Israel gặp khó khăn. Tuy nhiên, đa số thành viên trong nội các của Thủ tướng Netanyahu không ủng hộ kế hoạch đó và nó đã bị bác bỏ.
Ngày 11/1, Bộ Tài chính Israel cho biết trong năm ngoái, nước này đã chi tới 24,7 tỷ shekel (khoảng 6,59 tỷ USD) cho cuộc xung đột với Hamas.
Theo bộ trên, số tiền này phát sinh kể từ khi xung đột nổ ra từ ngày 7/10/2023 tính đến hết năm ngoái, trong đó 17 tỷ shekel chi cho quốc phòng và số còn lại chi cho các mục đích dân sự liên quan đến xung đột.
Video đang HOT
EU và Israel sẽ phục hồi quan hệ sau thập kỷ bế tắc
Israel có thể giúp đáp ứng nhu cầu khí đốt của EU từ trữ lượng ngoài khơi ước tính gần 1.000 tỷ mét khối.
Bộ trưởng Ngoại giao Israel Yair Lapid (trái) và người đứng đầu chính sách đối ngoại EU Josep Borrell tham dự cuộc họp của các ngoại trưởng EU ngày 12/7/2021. Ảnh: EPA-EFE
Trang tin châu Âu EURACTIV.com dẫn lời người đứng đầu chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell mới đây xác nhận rằng các cuộc đàm phán giữa EU và Israel có thể được nối lại lần đầu tiên trong một thập kỷ trước tháng 11 năm nay.
Các ngoại trưởng EU đã "bật đèn xanh" chính trị để khôi phục lại các cuộc họp trong khuôn khổ Hội đồng Hiệp hội EU-Israel, mặc dù chưa có đề xuất cụ thể ngày nào.
Israel đã ký một Thỏa thuận liên kết với EU vào năm 1995 nhưng đã hủy bỏ các cuộc đàm phán thường niên theo định dạng này vào năm 2013 để phản đối quyết định của EU nhằm phân biệt giữa các khu định cư và phần còn lại của Israel trong tất cả các thỏa thuận.
Trong một số năm, các nước thành viên EU riêng lẻ cũng đã ngăn không cho cuộc họp diễn ra, kêu gọi tiến bộ hơn nữa về hòa bình với người Palestine trước khi tiến tới quan hệ chặt chẽ hơn giữa EU và Israel.
Ông Borrell cho biết các nước thành viên EU trong tuần trước đã đồng ý rằng họ không có lý do gì để chờ đợi các cuộc đàm phán chung cho đến sau cuộc bầu cử ngày 1/11 và thành lập chính phủ mới của Israel.
"Ai biết khi nào Chính phủ Israel tiếp theo sẽ được thành lập? Có lẽ sẽ là sáu tháng hoặc một năm", ông Borrell nói.
Theo phía EU, trọng tâm của cuộc họp đầu tiên có thể là tình hình với Tiến trình Hòa bình Trung Đông, vốn sẽ yêu cầu các nước thành viên xây dựng lập trường chung trước, ông Borrell nói thêm.
Nhưng theo các nhà ngoại giao EU, các quốc gia thành viên đang chia rẽ về mức độ nổi bật của vấn đề. "Lập trường của EU không thay đổi đối với Tiến trình Hòa bình Trung Đông", Borrell phát biểu với các phóng viên, đề cập đến quan điểm được khối này thông qua vào năm 2016 ủng hộ giải pháp hai nhà nước.
Ông Borrell lưu ý: "Chúng tôi biết rằng tình hình trên thực địa ở các vùng lãnh thổ của Palestine đang xấu đi và các bộ trưởng (ngoại giao EU) nhất trí rằng Hội đồng Hiệp hội sẽ là một cơ hội tốt để can dự với Israel về những vấn đề này.
Tìm kiếm năng lượng
Một số chuyến thăm cấp cao của EU tới nước này trong năm nay đã tạo động lực mới cho việc tái khởi động quan hệ. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã có chuyến thăm tới Israel hồi tháng 6, đây là chuyến thăm đầu tiên trong một thập kỷ của một người đứng đầu cơ quan điều hành EU.
Năng lượng là chủ đề bao trùm của các cuộc đàm phán với Tel Aviv, quốc gia đã chuyển từ một nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên thành một nhà xuất khẩu trong những năm gần đây. Phát biểu sau cuộc họp vào thời điểm đó, Ngoại trưởng Israel Yair Lapid cho biết mối quan hệ của Israel với EU là một "tài sản chiến lược", trong khi bà von der Leyen nhắc lại rằng "EU cần khí đốt của Israel", theo người phát ngôn của bộ trưởng năng lượng Israel Karine Elharrar.
Bà Elharrar và các quan chức Israel khác cho biết nước này có thể giúp đáp ứng nhu cầu khí đốt của EU từ trữ lượng ngoài khơi ước tính gần 1.000 tỷ mét khối.
Thách thức
Tuy nhiên, bất chấp những thúc đẩy ngoại giao, quan hệ giữa khối và Tel Aviv vẫn căng thẳng.
Tuyên bố về khả năng nối lại các cuộc đàm phán được đưa ra chỉ một tháng sau khi Ngoại trưởng Israel Yair Lapid chỉ trích ông Borrell về chuyến thăm đến Tehran nhằm mục đích khôi phục các cuộc đàm phán liên quan đến thỏa thuận hạt nhân Iran, điều mà Israel từ lâu đã phản đối và tìm cách ngăn cản.
Động thái này cũng diễn ra khi 9 quốc gia thành viên EU cho biết họ sẽ tiếp tục làm việc với 6 nhóm xã hội dân sự Palestine mà Israel liệt vào danh sách các nhóm khủng bố vào năm ngoái.
Tel Aviv năm ngoái cho biết sáu nhóm bị cáo buộc có quan hệ mật thiết với Mặt trận Bình dân Giải phóng Palestine (PFLP), tổ chức bị cáo buộc đã thực hiện các cuộc tấn công chết người nhằm vào người Israel và nằm trong danh sách đen khủng bố của Mỹ và EU.
Tổng thống Mỹ áp lệnh trừng phạt 4 người Israel Tổng thống Mỹ Joe Biden kí sắc lệnh hành pháp đưa 4 người Israel vào danh sách trừng phạt với cáo buộc họ có hành động làm tổn hại an ninh và ổn định ở khu vực Bờ Tây. Xe cộ bị thiêu trụi trong một cuộc đụng độ ở Bờ Tây. Ảnh: AP Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa ban hành sắc...