Israel bắt giữ hàng trăm chiến binh Palestine tại bệnh viện Al Shifa
Ngày 22/3, quân đội Israel xác nhận đã bắt giữ hàng trăm chiến binh của các phong trào Hamas và Hồi giáo Jihad, bao gồm cả một số nhân vật cấp cao phụ trách an ninh và chỉ huy quân sự, trong khi mở rộng cuộc đột kích vào Al Shifa – bệnh viện chính của Gaza.
Một bệnh viện bị hư hại sau cuộc tấn công của Israel tại Gaza ngày 9/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Chuẩn tướng Daniel Hagari, người phát ngôn của quân đội Israel, cho biết trong số những người bị bắt giữ có 3 chỉ huy quân sự cấp cao của phong trào Hồi giáo Jihad, các chỉ huy và hai nhân vật cấp cao của Hamas chịu trách nhiệm về các hoạt động ở Bờ Tây, cùng một số nhân vật phụ trách an ninh nội bộ của Hamas.
Quân đội Isarel đã đột kích vào bệnh viện Al Shifa ở thành phố Gaza vào sáng 18/3 vừa qua và lục soát toàn bộ khu vực bệnh viện này, nơi mà phía Israel cho là được kết nối với một hệ thống đường hầm mà các chiến binh Palestine sử dụng làm căn cứ. Ông Hagari cho biết trong cuộc đột kích này, trên 500 người đã bị bắt giữ, trong đó có 358 thành viên của phong trào Hamas và Hồi giáo Jihad. Đây là con số lớn nhất kể từ khi xung đột nổ ra cách đây gần 6 tháng.
Các phong trào Hamas và Hồi giáo Jihad chưa có bình luận gì về thông tin trên.
Al Shifa là bệnh viện lớn nhất ở Gaza trước khi xung đột nổ ra và hiện là một trong những cơ sở y tế còn hoạt động ở phía Bắc vùng lãnh thổ này. Tháng 11/2023, cuộc đột kích đầu tiên của Israel vào bệnh viện này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ. Phía Israel cho rằng tại đây, có những đường hầm kết nối với cac trung tâm chỉ huy của Hamas, trong khi phong trào Hamas và các nhân viên y tế đã bác thông tin bệnh viện được dùng cho mục đích quân sự hay là nơi trú ẩn của các chiến binh.
Video đang HOT
Cùng ngày, Anh và Australia đã nhấn mạnh sự cần thiết của một lệnh ngừng bắn ngay lập tức tại Dải Gaza trong bối cảnh sức ép ngoại giao gia tăng đối với kế hoạch tấn công của Israel nhằm vào thành phố Rafah, phía Nam vùng lãnh thổ này.
Trong tuyên bố chung tại Adelaide (Australia), các ngoại trưởng và bộ trưởng hai nước đã nhấn mạnh việc cần phải đặt được một lệnh ngừng bắn ngay lập tức tại Gaza nhằm tạo điều kiện cho hoạt động cứu trợ và thả con tin. Theo những quan chức này, đây là bước đi chủ chốt hướng tới một lệnh ngừng bắn bền vững và lâu dài tại Gaza.
Lời kêu gọi trên được đưa ra chỉ vài giờ trước khi Mỹ đệ trình một nghị quyết lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, trong đó nhấn mạnh đến sự cần thiết của một lệnh ngừng bắn ngay lập tức.
Trong diễn biến khác, Bộ trưởng Ngoại thương và Phát triển Phần Lan Ville Tavio ngày 22/3 thông báo nước này sẽ nối lại tài trợ cho Cơ quan cứu trợ người tị nạn Palestine của Liên hợp quốc ( UNRWA).
Trước đó, một số nước trong đó có Mỹ, Anh, Italy, Đức, Australia, Nhật Bản… đã quyết định tạm dừng tài trợ cho UNRWA, sau những cáo buộc về việc nhân viên của cơ quan này có liên quan đến các cuộc tấn công của Hamas nhằm vào Israel ngày 7/10/2023.
Tại họp báo, ông Tavio nhấn mạnh UNRWA đang cải thiện cách quản lý rủi ro, ngăn chặn và bắt đầu giám sát chặt chẽ những hành vi sai lệch trong nội bộ cơ quan này, qua đó đưa ra đảm bảo cần thiết để Phần Lan tiếp tục tài trợ cho UNRWA. Bộ trưởng Tavio nêu rõ một phần trong số tiền tài trợ của Phần Lan sẽ dành cho việc quản lý rủi ro.
Cho đến nay, Canada, Australia và Thụy Điển đã nối lại tài trợ cho UNRWA, trong khi một số nước vùng Vịnh như Saudi Arabia đã tăng viện trợ cho cơ quan này.
Khủng hoảng nhân đạo "bóp nghẹt" người Palestine ở Dải Gaza
Cuộc sống của người Palestine ở Dải Gaza vốn đã rơi vào khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng do tác động của xung đột, có thể tiếp tục diễn biến xấu đi khi dòng viện trợ quốc tế bị hạn chế xung quanh cáo buộc của Israel nhằm vào Cơ quan hỗ trợ người tị nạn Palestine của Liên hợp quốc (UNRWA).
UNRWA là cơ quan của LHQ có vai trò quan trọng trong việc phân phối nguồn viện trợ nhân đạo quốc tế cho người Palestine trên khắp Trung Đông, nhất là ở Dải Gaza sau khi xung đột giữa Israel và phong trào Hamas bùng phát năm ngoái. New York Times ngày 31/1 cho biết, cơ quan này nhận khoản tài trợ khoảng 1,2 tỷ USD mỗi năm từ cộng đồng quốc tế.
Người đàn ông Palestine mang trên vai bao bột mì lấm đầy bùn đất khỏi một điểm phân phát cứu trợ ở Dải Gaza. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, Mỹ cùng một loạt quốc gia phương Tây như Anh, Đức, Pháp, Italy, Hà Lan và Thuỵ Sĩ những ngày qua lần lượt tuyên bố đình chỉ phân bổ tài trợ cho UNRWA liên quan đến cáo buộc của Israel về việc 12 nhân viên UNRWA đã tham gia cùng Hamas trong cuộc đột kích vào Israel hồi tháng 10/2023, khiến nguồn kinh phí hoạt động của tổ chức này có nguy cơ sụt giảm.
Theo Guardian, liên minh của 21 tổ chức cứu trợ quốc tế, bao gồm Oxfam, Save the Children và ActionAid, ngày 31/1 đã ra tuyên bố chung kêu gọi các nước cân nhắc lại về quyết định đình chỉ tài trợ UNRWA với lo ngại cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza trở nên trầm trọng hơn nếu dòng viện trợ quốc tế bị co hẹp. Các tổ chức này mô tả số nhân viên vướng lùm xùm chỉ chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng số 30.000 nhân viên của UNRWA. Kể từ cuối năm ngoái, hơn hai triệu thường dân ở Dải Gaza phụ thuộc vào nguồn viện trợ do UNRWA cung cấp để sinh tồn. Cơ quan này cũng điều hành các điểm cứu trợ y tế cho hàng chục ngàn người Palestine bị thương vì giao tranh. Trong nỗ lực chuyển hàng viện trợ đến tay người dân Palestine, hơn 150 thành viên UNRWA thiệt mạng vì các cuộc tấn công dữ dội.
Mỹ chưa bình luận về đề nghị của các tổ chức cứu trợ. Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc (LHQ) Linda Thomas-Greenfield khẳng định nguồn tài trợ của Washington cho UNRWA có thể được nối lại sau khi UNRWA tiến hành những "thay đổi cơ bản", Reuters đưa tin. "Chúng ta cần xem xét cách thức tổ chức, cách thức hoạt động (của UNRWA) ở Dải Gaza, cách họ quản lý nhân viên và đảm bảo những người có hành động sai trái phải chịu trách nhiệm. Khi đó, UNRWA có thể tiếp tục công việc của họ", bà Thomas-Greenfield phát biểu. Theo quan chức Mỹ, nước này hoan nghênh việc cơ quan LHQ tiến hành các cuộc điều tra, đồng thời khẳng định Washington đang tiếp tục tìm hiểu chi tiết về vụ việc qua thông tin của Israel.
Tuyên bố của Mỹ cho thấy khả năng nguồn viện trợ từ Washington dành cho UNRWA khó nối lại "một sớm một chiều". New York Times dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller thông tin, Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất của UNRWA, với khoản đóng góp thường niên từ 300-400 triệu USD.
Kể từ tháng 10/2023, Mỹ đã phân bổ 121 triệu USD cho UNRWA. Sau khi chính quyền Tổng thống Joe Biden quyết định tạm dừng tài trợ UNRWA từ tuần trước, Washington đã phong toả khoảng 300.000 USD được lên kế hoạch phân bổ và con số này được dự báo sẽ nhanh chóng tăng lên những tuần tới đây. Trong danh sách các nhà tài trợ lớn nhất của UNRWA, Đức đứng thứ hai với khoảng 202 triệu USD mỗi năm, tiếp đó là Thụy Điển, Na Uy, Nhật Bản, Pháp, Arab Saudi, Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau cáo buộc của Israel, UNRWA đến nay đã sa thải 9 trong số 12 nhân viên có liên quan. Về 3 nhân viên còn lại, một người đã thiệt mạng và danh tính của hai người kia đang được làm rõ. Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres ngày 30/1 khẳng định cơ quan LHQ đang khẩn trương xác minh sự việc, đồng thời kêu gọi các bên cân nhắc lại quyết định đình chỉ hỗ trợ UNRWA. Số liệu của LHQ chỉ ra rằng, trong trường hợp nguồn tài trợ không sớm được nối lại, các hoạt động cứu trợ nhân đạo ở Dải Gaza có thể sẽ phải thu hẹp quy mô ngay trong tháng 2/2024 tới.
Trong khi các bên chưa đi đến đồng thuận, bạo lực không chỉ tiếp tục leo thang ở Dải Gaza có dấu hiệu lan ra khu vực Bờ Tây. Quân đội Israel ngày 31/1 xác nhận đã bơm nước biển vào địa đạo Hamas ở một số khu vực tại Dải Gaza, dẫn đến lo ngại mất cân bằng sinh thái ở khu vực. Hôm 30/1, Israel tiếp tục đột kích một bệnh viện ở thành phố Jenin thuộc khu vực Bờ Tây và bắn gục một số người mà Tel Aviv cho là có liên quan đến Hamas và Tổ chức Jihad Hồi giáo. Các quan chức Israel xác nhận binh sĩ nước này đã cải trang thành phụ nữ và nhân viên y tế Palestine trong vụ đột kích nêu trên. Tính từ tháng 10/2023, gần 400 người Palestine ở Bờ Tây đã thiệt mạng trong các vụ đụng độ với quân đội Israel và người định cư Do Thái.
Từ phía cộng đồng quốc tế, nỗ lực thu xếp ngừng bắn ở Dải Gaza vẫn diễn ra tích cực. Reuters ngày 30/1 dẫn lời Thủ tướng Qatar, ông Sheikh Mohammed bin Abdulrahman bin Jassim al Thani, khẳng định, cuộc gặp hồi cuối tuần vừa qua giữa các quan chức Ai Cập, Israel và Mỹ về triển vọng ngừng bắn ở Dải Gaza "tiến triển tốt".
Sáng 31/1, ông Ismail Haniyeh, lãnh đạo cơ quan chính trị của Hamas, xác nhận nhóm này đã nhận được một suất ngừng bắn tại cuộc họp ở thủ đô Paris (Pháp) vào với sự tham gia của các quan chức từ Israel, Ai Cập, Qatar và Mỹ. "Hamas đang trong quá trình nghiên cứu và đưa ra phản hồi trên cơ sở ưu tiên ngăn chặn hành vi tấn công vào Dải Gaza và rút hoàn toàn lực lượng khỏi Dải Gaza", ông Haniyeh nhấn mạnh. Israel lâu nay nhiều lần tuyên bố rằng họ sẽ không chấp nhận việc chấm dứt chiến sự vô thời hạn.
Truyền thông Mỹ tuần trước dẫn lời hai quan chức Israel cho biết, Tel Aviv muốn tìm kiếm một thỏa thuận nhiều giai đoạn với phong trào vũ trang Hamas của người Palestine, theo đó, Israel sẵn sàng ngừng bắn 2 tháng để đổi lấy việc thả tự do 130 con tin Israel còn lại đang bị giữ ở Dải Gaza
Israel và Hamas sẽ đề xuất những gì trong cuộc đàm phán sắp tới? Trong khi Israel muốn trao đổi một lệnh ngừng bắn kéo dài 6 tuần để 40 con tin được thả thì phong trào Hamas đề xuất một kế hoạch 3 giai đoạn dẫn tới một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn. Em nhỏ xếp hàng chờ được phát thực phẩm cứu trợ tại Rafah, Dải Gaza, ngày 14/3/2024. Ảnh: THX/TTXVN Một quan chức Israel...